Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội và có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Nhiều năm công tác giảng dạy tại các trường trung cấp và cao đẳng dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Vấn đề đau đầu luôn khiến cho rất nhiều người lo lắng, đặc biệt là khi chạy bộ bị đau đầu. Hãy cùng nhau tìm hiểu về nguyên nhan gây ra tình trạng này qua bài viết dưới đây nhé!
Chạy bộ là bộ môn thể thao mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe điển hình như cải thiện vóc dáng, giảm cân, giúp ngủ ngon hơn và cải thiện sức khỏe tim mạch sau một thời gian rèn luyện. Tuy nhiên, vẫn có một số người chạy bộ bị đau đầu không rõ nguyên nhân. Đau đầu gây ra không ít sự lo lắng cũng như gây cản trở, ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng công việc. Trong hầu hết tất cả các trường hợp, những cơn đau đầu thường không gây quá nguy hiểm, tuy nhiên có thể khiến người chạy bộ mất cảm giác hứng thú sau khi chạy và làm giảm động lực tập luyện cho những buổi tiếp theo.
Theo nhiều nghiên cứu cho thấy, có đến khoảng 30% số người từng phải trải qua cơn đau đầu khi chạy bộ do cố gắng quá sức. Bài viết này sẽ đưa ra những thông tin hữu ích về vấn đề chạy bộ bị đau đầu mà bạn đọc có thể tham khảo!
Theo nhiều nhà nghiên cứu đã cho rằng, chạy bộ bị đau đầu gần giống với cảm giác rung động hơn là cảm giác đau buốt, khi cơn đau đầu diễn ra, người chạy bộ có thể bị khó chịu, đau đầu đến mức hầu như tất cả phải dừng việc chạy lại. Không những thế, đau đầu còn có thể đi kèm theo những tác dụng phụ như buồn nôn, cứng cổ và hoa mắt…
Ngoài ra, rất nhiều thống kê khác còn cho thấy rằng, khi bạn chạy bộ quá sức thường xảy ra các cơn đau tại cơ bắp, xương, khớp và thậm chí đau phần đầu.
Chuyên gia lý giải nguyên nhân chạy bộ bị đau đầu có thể là do lưu lượng máu được bơm lên não quá dồn dập. Khi chúng ta vận động mạnh và liên tục, cơ thể sẽ phản ứng bằng cách co mạch khiến lưu lượng máu đến một số bộ phận nhất định, thay vào đó giãn mạch lưu lượng máu ở những nơi cần thiết. Điều này khiến lượng máu phân bố không đồng đều, chỉ tập trung chủ yếu vào cơ bắp và chỉ có 25% dành cho não, dẫn tới cơn đau đầu được hình thành. Tuy nhiên, các nhà khoa học vẫn chưa thể chắc chắn về mối quan hệ này mà mới chỉ đưa ra những phỏng đoán ban đầu.
Hầu hết, mất nước được xem là “thủ phạm” gây ra chứng đau đầu khi chạy bộ. Khi bạn chạy bộ, cơ thể sẽ đổ mồ hôi và nguy cơ mất nhiều chất lỏng hơn so với lượng nước được hấp thu vào, dẫn đến các mạch máu não bị thiếu và hạn chế lượng oxy cho khu vực này. Khi đó, bộ não của bạn có thể co lại gây ra đau đầu khi chạy bộ.
Bạn có thể tự kiểm tra nước tiểu trước và sau khi chạy bộ. Nếu nước tiểu có màu vàng sẫm, ít, cho thấy tình trạng mất nước đang diễn ra. Tuy nhiên, bạn không nên uống quá nhiều nước cùng một lúc để bù lại lượng nước đã mất. Thay vào đó, bạn hãy uống từng ngụm nhỏ và uống nhiều lần.
Bên cạnh bổ sung nước, người chạy bộ cũng cần bổ sung thêm các chất điện giải nhằm tạo sự cân bằng cho cơ thể. Tình trạng bị hạ natri máu có thể gây sưng não, dẫn đến đau đầu thậm chí một số trường hợp nguy hiểm đôi khi co giật hoặc hôn mê sâu.
Việc tránh mất cân bằng điện giải xảy ra, các chuyên gia khuyên rằng nếu bạn chạy bộ lâu hơn một giờ, người chạy bộ nên tiêu thụ chất điện giải trước khi chạy một giờ và sau khi chạy khoảng 15 đến 20 phút.
Đau đầu do chạy bộ cũng có liên quan mật thiết đến lượng đường ở trong máu. Insulin có nhiệm vụ kiểm soát lượng đường trong máu, nếu mức insulin thấp hơn ngưỡng cho phép có thể dẫn đến những thay đổi trong catecholamine - nội tiết tố do căng thẳng nhất thời. Từ đó ảnh hưởng đến việc sản xuất lượng hormone như dopamine, epinephrine và norepinephrine có tác động đến cách não hoạt động gây ra tình trạng đau đầu.
Khi lượng đường trong máu càng ít, năng lượng từ não sẽ càng thấp hơn, từ đó dẫn đến cơn đau đầu. Để không bị giảm insulin, bạn đọc nên ăn nhẹ 30 phút trước khi chạy bộ, bổ sung carbohydrate trong những ngày trước hoặc trong khi chạy bộ.
Việc chạy sai tư thế trong một thời gian dài làm cho cơ thể bị mất cân bằng. Khi đó, áp lực có thể đè lên thần kinh, cơ, khớp và xương gây ra đau đầu và căng cơ ở cổ, vai. Lúc này, bạn có thể giảm cơn đau bằng cách dùng con lăn xốp mát - xa thường xuyên giúp giảm căng thẳng khu vực này. Sau đó, hãy tham khảo ý kiến các chuyên gia về cách chạy đúng cách nhé!
Thời tiết cũng có thể ảnh hưởng rất lớn đến việc chạy bộ bị đau đầu. Thời tiết nóng hoặc ẩm ướt sau đó trở lạnh đột ngột có thể khiến người chạy mất nước, giảm chất điện giải cần thiết từ đó gây ra các cơn đau đầu. Do vậy, bạn nên bổ sung nước và điện giải đúng cách, đảm bảo đủ “nhiên liệu” cho cơ thể hoạt động để không gặp trường hợp đau đầu do thời tiết khó chịu này.
Đau đầu khi vận động chạy bộ xảy ra trong hoặc sau khi chạy bộ với cường độ quá cao và quá sức. Khi bạn chạy bộ bị đau đầu với mục đích gắng sức chạy là hoàn toàn lành tính, vô hại và sẽ biến mất nhanh chóng khi nghỉ ngơi hoặc dùng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ, bạn không cần căng thẳng vì điều này vì đây là tình trạng đau đầu tiên phát.
Tuy nhiên, nếu đó là những cơn đau đầu thứ phát, đau đầu kéo dài hoặc đau đầu lặp đi lặp lại kèm theo các triệu chứng khác nhau như: Nôn ói, chóng mặt, đau đầu kèm đau ở những cơ quan khác như tim, khó thở, lú lẫn… bạn nên tìm đến bác sĩ chuyên khoa thần kinh sớm nhất có để chẩn đoán và điều trị đúng hướng. Đây có thể là tình trạng nghiêm trọng ảnh hưởng não bộ như có khối u trong não hoặc u ngoài não…
Bị đau đầu khi chạy bộ cần được xác định rõ nguyên nhân và có biện pháp khắc phục nhanh chóng. Việc bạn chắc chắn rằng đau đầu là do việc chạy bộ gây ra, khi đó, bạn hãy dành thời gian nghỉ ngơi hợp lý và lên kế hoạch luyện tập khoa học hơn nhé!
Xem thêm:
Hoàng Yến
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcTrần Thị Dương
Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội và có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Nhiều năm công tác giảng dạy tại các trường trung cấp và cao đẳng dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.