Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Hậu Covid-19: Đau đầu và rụng tóc là bệnh gì?

Ngày 25/04/2022
Kích thước chữ

Theo thống kê sau khi mắc Covid -19 gây ra bệnh viêm đường hô hấp cấp làm tổn thương nhiều cơ quan. Trong đó, rất nhiều bệnh nhân hậu Covid-19 vừa đau đầu và vừa rụng tóc.

Tình trạng đau đầu rụng tóc hậu Covid-19 rất phổ biến, chiếm tỉ lệ rất cao. Rụng tóc thông thường hậu Covid-19 không bao lâu tóc sẽ mọc lại như bình thường. Theo thống kê, có hơn 20% số người mắc Covid-19 bị rụng tóc trong vòng 3 – 6 tháng sau khi xuất viện và sẽ mọc lại sau đó. Tuy nhiên, cũng có nhiều trường hợp bệnh nhân hậu Covid-19 diễn biến nặng, thường mắc cả hai triệu chứng đau đầu và rụng tóc, gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân sau khi khỏi Covid-19.

Hậu Covid-19: Đau đầu và rụng tóc là bệnh gì?1 Tình trạng đau đầu rụng tóc sau khi nhiễm Covid-19 rất phổ biến, chiếm tỉ lệ rất cao

Nguyên nhân đau đầu rụng tóc hậu Covid-19

Có nhiều nguyên nhân khiến bệnh nhân hậu Covid-19 bị đau đầu rụng tóc được kể đến sau đây:

Do căng thẳng, mệt mỏi và sợ hãi

Covid-19 đã cướp đi biết bao tính mạng con người trong đó có những người thân yêu của chúng ta. Tuy không nhận ra cảm giác mệt mỏi, căng thẳng và sợ hãi nhưng sự thật điều đó vẫn xảy ra. Khi cơn sợ hãi diễn ra trong cơ thể chúng ta, cơ thể phản ứng bằng cách tiết ra nhiều chất nội tiết tố gọi là hormone chống lại căng thẳng, sợ hãi và stress. Các nội tiết tố này giúp cơ thể có nhiều năng lượng hơn nhằm tạm thời vượt qua thử thách, khó khăn và sợ hãi đó. Tuy nhiên, khiến cho người mắc phải có cảm giác đau đầu và rụng tóc.

Phản xạ thần kinh giao cảm này dưới tác dụng của nội tiết tố, sẽ gây ra co mạch ngoài da, khiến cho lượng máu lưu thông đến não và chân tóc bị chậm lại thậm chí thiếu hụt, làm tổn thương não dẫn đến đau đầu, tổn thương nang tóc dẫn đến rụng tóc. Nếu tình trạng căng thẳng tiếp tục kéo dài, các hormone stress giai đoạn muộn sẽ tăng lên, tạo ra các gốc tự do có hại cho cơ thể. Các gốc này âm thầm phá hủy tế bào, mô và các tổ chức của cơ thể, làm tăng lão hóa da, tổn thương nang tóc, phân hủy chất đạm khiến cho dinh dưỡng nang tóc bị thiếu hụt, làm cho tóc không phát triển bình thường và các cơn đau đầu có nguy cơ diễn trầm trọng hơn.

Do mất ngủ và thiếu ngủ

Khi tiếp xúc với căng thẳng mệt mỏi trong công việc và cuộc sống, khiến người bệnh dễ bị mất ngủ, thiếu ngủ, dẫn đến tình trạng đau đầu và rụng tóc. Bên cạnh đó còn có các nguyên nhân như: Môi trường, thời tiết thay đổi đột ngột khiến người bệnh chưa thích nghi, người bệnh hậu Covid-19 xảy ra chấn thương vùng đầu não, sử dụng các thức uống có cồn như rượu, bia, môi trường nhiều tiếng ồn... cũng khiến người bệnh mất ngủ, dẫn đến thiếu ngủ gây ra nhức đầu và rụng tóc đáng kể.

Hậu Covid-19: Đau đầu và rụng tóc là bệnh gì?2 Người bệnh dễ bị mất ngủ, thiếu ngủ, dẫn đến tình trạng đau đầu và rụng tóc

Đau đầu rụng tóc hậu Covid-19 là bệnh gì?

Đối với trường hợp hậu Covid-19 thường xuyên gặp phải triệu chứng đau đầu kết hợp với rụng tóc sau thời gian 3 tháng nhưng chưa có dấu hiệu mọc tóc lại, bệnh nhân nên nhanh chóng đến bệnh viện được được thăm khám, chẩn đoán, để có phương án chữa trị kịp thời vì có thể bạn đang mắc một số chứng bệnh dưới đây:

  • Có hơn 80% trường hợp bệnh nhân bị chứng đau đầu căng cơ có triệu chứng đau đầu kèm theo rụng tóc do hậu Covid-19 một trong số nguyên nhân phổ biến là cơ thể phải chịu quá nhiều áp lực từ công việc, gia đình, con cái và các mối quan hệ xã hội...
  • Bệnh nhân có thể mắc bệnh thiếu máu, xuất huyết máu, suy tim, nhồi máu cơ tim, tắc nghẽn mạch máu, suy gan thận... Khi mắc những bệnh lý này có thể làm phát sinh thêm các triệu chứng như rụng tóc nhiều do lượng máu đến nang tóc kém, chóng mặt, đau đầu thường xuyên.
  • Bệnh nhân có thể mắc các bệnh về huyết áp thấp và bệnh lupus ban đỏ hệ thống vì lúc này lượng máu đi nuôi các cơ quan ở trong cơ thể sẽ thiếu hụt trầm trọng, trong đó có não và các nang tóc, tổn thương nội tạng, các hệ thống khớp và da.

Xin nhắc lại, đau đầu và rụng tóc là những triệu chứng tương đối nguy hiểm, đặc biệt đối với những bệnh nhân đã từng mắc Covid-19 với những biến chứng đa dạng và khó lường. Khi việc đau đầu và rụng tóc hậu Covid-19 ảnh hưởng quá nhiều đến chất lượng cuộc sống, ảnh hưởng đến chất lượng sức khỏe, bệnh nhân nên nhanh chóng khám bệnh để tầm soát di chứng hậu covid-19 nhằm phát hiện bệnh sớm nếu có và được chữa trị dứt điểm càng sớm càng tốt.

Hậu Covid-19: Đau đầu và rụng tóc là bệnh gì?3 Hậu Covid-19: Đau đầu và rụng tóc là bệnh gì?

Biện pháp phòng chống đau đầu rụng tóc hậu Covid-19

Để tránh đau đầu, rụng tóc hậu Covid-19, bệnh nhân nên tập giữ bình tĩnh trước mọi tình huống, giữ vững tâm lý trước những khó khăn và bệnh tật để đủ sáng suốt và mạnh mẽ để giải quyết các vấn đề. Một số bài tập tăng cường sức khỏe tinh thần bệnh nhân có thể tìm hiểu các loại hình phù hợp cho bản thân như tập yoga, thiền, khí công... và nâng cao chất lượng cuộc sống cụ thể như sau:

Hậu Covid-19: Đau đầu và rụng tóc là bệnh gì?4 Yoga và thiền có thể hỗ trợ bệnh nhân giảm đau đầu và rụng tóc
  • Việc cố gắng ngủ đủ giấc từ khoảng 7 – 8 giờ mỗi đêm cũng hạn chế đau đầu và rụng tóc đáng kể.
  • Vấn đề dinh dưỡng cũng không nên lơ là. Nên bổ sung sung chất đạm, vitamin và khoáng chất quan trọng có trong thịt cá, trứng, sữa, sắt, vitamin A, D, C, E, kẽm, acid folic, vitamin B12... Bổ sung dinh dưỡng để có đủ sức khỏe vượt qua mọi bệnh tật.
  • Nên chú ý chăm sóc tóc, tránh sử dụng các hóa chất cũng như sử dụng nhiệt cho tóc như việc: Hấp, uốn, nhuộm, duỗi... tránh kéo tóc mạnh như áp lực thắt bím hoặc buộc tóc quá chặt. Nên sử dụng những dầu gội thảo dược thay vì dầu gội hóa học nhằm giúp tóc mọc lại nhanh chóng hơn.

Nếu đau đầu rụng tóc hậu Covid-19 diễn ra thường xuyên, tăng dần cường độ, việc rụng tóc kéo dài hơn 3 – 6 tháng hoặc nếu có bất kỳ triệu chứng nào khác nào như: Đau đầu kèm nôn ói, sốt, rụng tóc từng mảng, ngứa và kích ứng khác thì nên nhanh chóng khám bác sĩ chuyên khoa để được điều trị kịp thời.

Xem thêm:

Hoàng Yến

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh

Đã kiểm duyệt nội dung

Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.

Xem thêm thông tin