Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Nguyên nhân chính gây tình trạng hạ đường huyết

Ngày 26/08/2022
Kích thước chữ

Hạ đường huyết là hiện tượng nhiều người gặp phải khi cảm thấy đói, nên cho rằng đây chỉ là phản ứng hết sức bình thường của cơ thể. Tuy nhiên, nó là những dấu hiệu cảnh báo một số vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, do đó, bạn không nên chủ quan.

Vậy tụt đường huyết là gì và hiện tượng này ảnh hưởng như thế nào đối với sức khỏe bệnh nhân? Cùng tìm hiểu nguyên nhân gây hạ đường huyết và tác động xấu của bệnh nhé. 

Tụt đường huyết là gì?

Tình trạng tụt đường huyết khi đói không còn xa lạ với nhiều người. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ tụt đường huyết là như thế nào? Tình trạng này xảy ra khi lượng đường huyết trong máu bị hạ thấp hơn so với bình thường, tụt xuống dưới mức 3.9mmol/l. Đối với người bình thường thì chỉ số đường huyết sẽ nằm trong mức 3.9mmol/l đến 6.4 mmol/l. 

Tình trạng hạ đường huyết cần được phát hiện sớm để kiểm soát lượng đường trong máu. Nếu không được xử lý sớm bệnh nhân sẽ phải đối mặt với nhiều biến chứng nghiêm trọng của bệnh.

Nguồn năng lượng chính trong cơ thể của mỗi người là glucose, do đó, khi đường huyết trong cơ thể bị thiếu hụt trầm trọng sẽ khiến mọi hoạt động trở nên trì trệ, uể oải và kém hiệu quả hơn. Khi lượng đường huyết bị thiếu hụt trầm trọng, mọi hoạt động cơ thể trở nên trì trệ, kém hiệu quả hơn rõ rệt.

Hạ đường huyết sẽ xảy ra ở nhiều đối tượng khác nhau, trong đó những người mắc bệnh lý đái tháo đường sẽ có nguy cơ bị tụt đường huyết cao hơn. Để tìm ra phương pháp điều trị thích hợp, bạn cần tìm hiểu thật kỹ nguyên nhân gây hạ đường huyết đột ngột.

Nguyên nhân gây hạ đường huyết

Tụt đường huyết khiến mọi hoạt động trở nên trì trệ, uể oải và kém hiệu quả hơn

Nguyên nhân chính gây ra hạ đường huyết

Sau khi tìm hiểu về tụt đường huyết là gì, bạn nên nắm được một số nguyên nhân gây hạ đường huyếtđể có hướng điều trị phù hợp. 

Nguyên nhân gây ra tụt đường huyết là do hai nguyên nhân chính, đó là do bệnh tiểu đường hoặc những lý do khác không phải do căn bệnh này. Cho dù, tụt đường huyết xuất phát từ đâu thì chúng ta cũng không nên chủ quan, bỏ qua việc theo dõi sức khỏe. 

Do mắc bệnh tiểu đường

Đa phần, tình trạng tụt đường huyết là do bệnh tiểu đường, nhất là vào lúc hormone insulin, glucagon bị mất cân bằng. Nguyên nhân gây hạ đường huyết là do người bệnh sử dụng quá liều insulin hoặc các loại thuốc điều trị bệnh đái tháo đường. Tốt nhất bạn nên tuân thủ theo liều lượng sử dụng mà bác sĩ đã kê đơn để đảm bảo an toàn sức khỏe cơ thể. 

Bên cạnh đó, một số thói quen kém lành mạnh cũng là nguyên nhân khiến người bệnh tiểu đường bị hạ đường huyết như ăn uống thiếu chất dinh dưỡng, bỏ bữa, không ăn kiêng, thường xuyên uống rượu, bia, chất có cồn,... 

Do nguyên nhân không phải bệnh tiểu đường

Hạ đường huyết ở người không mắc bệnh tiểu đường thường ít phổ biến hơn. Khi đó, nguyên nhân gây hạ đường huyết có thể do:

  • Thuốc: Vô tình uống phải thuốc trị đái tháo đường cũng khiến đường huyết bị tụt hoặc sử dụng thuốc có khả năng làm hạ đường huyết như quinine để điều trị sốt rét.
  • Sử dụng đồ uống có cồn quá mức: Uống mà không ăn có thể làm cản trở quá trình gan giải phóng lượng glucose vào máu, gây hạ đường huyết. 
  • Mắc bệnh viêm gan, xơ gan, rối loạn thận cũng có thể làm tụt đường huyết.
  • Sản xuất insulin quá mức: Khối u ở tuyến tụy có thể khiến cơ thể sản sinh ra quá nhiều insulin, dẫn đến hạ đường huyết. Sự mở rộng các tế bào của tuyến tụy khiến giải phóng insulin quá mức cũng làm đường huyết bị tụt. 
  • Thiếu hụt nội tiết tố: Rối loạn tuyến thượng thận, tuyến yên khiến các hormone điều chỉnh sản xuất glucose bị thiếu hụt. Đối với trẻ em bị tụt đường huyết thường do có quá ít hormone tăng trưởng.

Nguyên nhân gây hạ đường huyết phổ biến

Nguyên nhân chính gây ra hạ đường huyết là do bệnh tiểu đường

Tác động xấu của hiện tượng tụt đường huyết đối với sức khỏe

Hạ đường huyết có ảnh hưởng xấu tới sức khỏe hay không? Câu trả lời là có, nhất là khi bạn không kịp thời phát hiện ra các dấu hiệu của bệnh để điều trị kịp thời, ổn định lượng đường trở về trạng thái cân bằng và ổn định. 

Khi tìm hiểu về hạ đường huyết, bạn sẽ phát hiện ra tình trạng này rất nghiêm trọng, ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe và tính mạng của người bệnh. Hạ đường huyết sẽ gây suy nhược cơ thể, chóng mặt, mệt mỏi và ảnh hưởng tới các hoạt động sinh hoạt, công việc của mỗi người. Khi lượng đường trong máu bị tụt nghiêm trọng sẽ khiến bạn mất thăng bằng, dễ bị ngã do cơ thể run rẩy, không kiểm soát được cơ thể do đó rất nguy hiểm, nhất là khi đang di chuyển trên đường.

Đối với những người lớn tuổi, tụt đường huyết sẽ làm trí nhớ bị suy giảm nghiêm trọng. Nếu không phát hiện và điều trị sớm sẽ khiến bệnh nhân rơi vào trạng thái mất ý thức, co giật, thậm chí còn có trường hợp bị tử vong. 

Để kiểm soát được lượng đường, bạn có thể trang bị tại nhà chiếc máy đo đường huyết FaCare FC-G168 Bluetooth. Sản phẩm đến từ thương hiệu FaCare, là một sản phẩm chính hãng có chất lượng vượt trội. Chiếc máy thử đường huyết này sử dụng công nghệ kết nối bluetooth thế hệ mới, có độ chính xác cao và dễ dàng sử dụng. Sản phẩm có khả năng kết nối với smartphone bằng phần mềm facare để xem các chỉ số đo trên thiết bị một cách tiện lợi.

Máy đo đường huyết FaCare TD-4277 & FC-G168 (Bluetooth) giúp bạn yên tâm tuyệt đối với kết quả đường huyết thu được, vừa tiết kiệm thời gian và chi phí, vừa dễ dàng tầm soát sức khỏe cả gia đình ở mọi thời điểm.

Nguyên nhân chính gây hiện tượng hạ đường huyết 3

Máy đo đường huyết FaCare TD-4277 & FC-G168 (Bluetooth)

Hy vọng qua bài viết này, bạn đã nắm được tụt đường huyết là gì cũng như những ảnh hưởng xấu của tình trạng này đối với sức khỏe. Nếu phát hiện những dấu hiệu của tình trạng hạ đường huyết, bạn nên chủ động đi khám để được xử lý kịp thời nhé.

Hoàng Trang

Nguồn tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcTừ Vĩnh Khánh Tường

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Võ Trường Toản. Có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành Dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin