Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Nguyên nhân gây đau khớp hông và làm gì để cải thiện?

Ngày 16/03/2022
Kích thước chữ

Đau khớp hông kéo dài vừa ảnh hưởng đến sinh hoạt thường ngày, vừa khiến nhiều người mất ngủ trầm trọng. Vậy cần làm gì để thoát khỏi tình trạng này?

Đau khớp hông là một trong những tình trạng rất phổ biến hiện nay, có thể gặp ở bất kỳ lứa tuổi nào. Nguyên nhân gây nên những cơn đau này là gì và làm thế nào để làm cải thiện, phòng ngừa? Hãy cùng chúng tôi theo dõi một vài thông tin bổ ích sau đây.

Nguyên nhân gây nên đau khớp hông?

Có rất nhiều yếu tố và nguyên nhân dẫn đến cơn đau khớp hông, nó có thể liên quan đến bệnh lý, chấn thương hoặc đơn giản là phần hông của bạn đã chịu nhiều tác động mạnh.

Vận động

Trong sinh hoạt hằng ngày, có thể bạn đã không ít lần khiến vùng hông chịu sức nặng lớn như mang vác, làm việc sai tư thế,... và dẫn đến những cơn đau. Nếu do yếu tố này gây nên, cơn đau sẽ không kéo dài quá lâu và sẽ nhanh khỏi sau khi được nghỉ ngơi hay xoa bóp.

Cân nặng

Trọng lượng cơ thể quá lớn, gây áp lực cho khung xương cũng là một nguyên nhân thường gặp ở người bị đau khớp hông. Ngoài ra, nhiều thống kê cho thấy người thừa cân béo phì có nguy cơ cao mắc các bệnh liên quan đến xương khớp như bệnh gout, loãng xương, viêm khớp gối, thoái hóa sụn khớp,...

dau-khop-hong-1 Cơn đau khớp có thể xuất hiện vào bất kỳ lúc nào

Tuổi già

Từ độ tuổi trung niên trở đi cũng là lúc cơ thể bước vào giai đoạn lão hóa. Các cơ quan hoạt động dần kém đi cũng khiến khung xương trở nên suy yếu. Từ đó xuất hiện những cơn đau ở khớp hông, lưng, gối, vùng vai gáy,...

Chấn thương

Những tác động ngoại lực mạnh từ việc té ngã, va đập, tai nạn lao động,... Đôi lúc chúng gây nên những cơn đau mạnh mẽ buộc phải đi thăm khám ngay, nhưng cũng có khi nó chỉ có tính chất âm ỉ, kéo dài khiến người bệnh chủ quan. 

Viêm khớp

Bên cạnh cảm giác đau, người bệnh viêm khớp có thể nhận thấy các biểu hiện như sưng, nóng, đỏ tại vị trí tổn thương. Viêm khớp nếu không được điều trị kịp thời có thể biến dạng khớp, hạn chế vận động hoặc tàn phế.

Thoát vị đĩa đệm

Cơn đau thường xảy ra ở vùng thắt lưng và có xu hướng lan rộng đến vùng hông, mông. Một số triệu chứng kèm theo thường gặp như co cứng, tê bì, sưng tấy, mất cảm giác tại chỗ vì dây thần kinh bị chèn ép,...

dau-khop-hong-2 Người cao tuổi thường dễ gặp những vấn đề sức khỏe liên quan đến xương khớp

Biện pháp cải thiện tình trạng đau khớp hông

Để những cơn đau khớp hông không còn là nỗi ám ảnh mỗi ngày, bạn có thể áp dụng một vài biện pháp chăm sóc, giúp cải thiện ngay tại nhà như sau:

Nghỉ ngơi

Khi cơ thể gặp những tổn thương ngoài ý muốn, bạn nên cố gắng dành thời gian nghỉ ngơi, đừng cố ép mình phải vận động vì có thể khiến tình trạng thêm nặng nề hơn. Nghỉ ngơi cũng là một cách giúp giảm đau, cho cơ thể có thời gian phục hồi và làm lành những vết thương.

Xoa bóp

Áp dụng các bài xoa bóp vùng hông có thể giúp làm giảm các cơn đau, cải thiện sự lưu thông tuần hoàn, mang lại cảm giác thư giãn. Bạn có thể đến một số cơ sở chuyên dụng, hoặc bệnh viện phục hồi chức năng để được thực hiện đúng phương pháp xoa bóp, tránh gây thêm tổn thương không mong muốn.

Dinh dưỡng

Bên cạnh việc nghỉ ngơi và thực hiện các bài tập xoa bóp thì chế độ dinh dưỡng cũng rất quan trọng trong việc giúp làm giảm các cơn đau khớp hông:

  • Uống đủ nước, có thể dùng thêm nước trái cây, sữa, sinh tố,...
  • Tăng cường các loại rau củ quả trong mỗi bữa ăn. 
  • Hạn chế sử dụng các món ăn chứa nhiều gia vị như muối, tiêu, ớt,...
  • Không sử dụng các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá,....
  • Hạn chế lượng đường sử dụng mỗi ngày, tránh dùng những món như bánh, kẹo, nước có gas,...
  • Thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ cũng là yếu tố có thể khiến cơn đau khớp tiến triển nặng hơn. Bạn nên cố gắng kiêng dùng những món ăn chiên, rán, chế biến sẵn,...
dau-khop-hong-3 Cơn đau khớp có thể được thuyên giảm nếu bạn bổ sung dinh dưỡng và chăm sóc đúng cách

Tập thể dục

Những bài tập nhẹ nhàng và được duy trì mỗi ngày có thể xoa dịu cơn đau của bạn. Đồng thời, dành tối thiểu 30 phút mỗi ngày cho việc tập thể dục giúp thúc đẩy quá trình trao đổi chất, cơ bắp được dẻo dai, săn chắc và tăng sức bền hơn. 

Nếu cơn đau kéo dài qua nhiều ngày hay nhiều tuần, không có dấu hiệu thuyên giảm. Hãy chọn cơ sở y tế uy tín và đi thăm khám trong thời gian sớm nhất có thể. Bạn sẽ được kiểm tra sức khỏe và lựa chọn phác đồ điều trị thích hợp nhất. Đồng thời, hãy ghi nhớ kỹ lời dặn dò của bác sĩ và tuân thủ một cách nghiêm túc. Không nên tự ý thêm thuốc hay ngừng dùng thuốc trước liệu trình đã được kê.

Luôn chủ động phòng ngừa các yếu tố tác nhân như trên, kiểm tra sức khỏe định kỳ (6 tháng/lần) là một trong những biện pháp hữu hiệu, giúp phòng ngừa tình trạng đau khớp hông và các bệnh lý xương khớp liên quan. Dù trong hoàn cảnh đời sống, công việc như thế nào, hãy luôn ưu tiên việc giữ gìn và bảo vệ sức khỏe của mình nhé!

Hằng Lê

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Thanh Hải

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...

Xem thêm thông tin
Chủ đề:Đau khớp