Nguyên nhân gây rối loạn nhu động ruột và cách điều trị
Ngày 26/07/2023
Kích thước chữ
Mặc định
Lớn hơn
Rối loạn nhu động ruột là bệnh lý nhiều người mắc phải nhưng không phải ai cũng hiểu hết về vấn đề sức khỏe này. Trong bài viết hôm nay, Nhà thuốc Long Châu xin chia sẻ đến quý bạn đọc một số thông tin về chứng rối loạn nhu động ruột.
Nhu động ruột và rối loạn nhu động ruột là gì là câu hỏi nhận được rất nhiều sự quan tâm, chú ý từ phía bạn đọc. Để giải đáp được những thắc mắc trên, mời bạn tham khảo ngay bài viết dưới đây.
Nhu động ruột là gì?
Trước khi tìm hiểu rối loạn nhu động ruột, bạn cần hiểu hơn nhu động ruột là gì. Theo giải nghĩa từ Thư viện Y khoa Hoa Kỳ, nhu động ruột chính là sự co bóp và hình thành những sóng với mục đích là di chuyển thức ăn đến những vùng, trạm xử lý thức ăn khác nhau, từ đó thức ăn được tiêu hóa một cách hiệu quả hơn, hệ tiêu hóa cũng là việc hiệu quả hơn.
Quá trình hoạt động của nhu động ruột bắt đầu từ thực quản và được kích thích hoạt động khi thức ăn được nuốt xuống đến nơi này. Sự vận động của nhu động ruột kéo dài từ thực quản đến dạ dày và cuối cùng kết thúc quá trình làm việc ở hậu môn.
Mỗi vị trí của nhu động ruột đảm nhận một nhiệm vụ khác nhau, điểm hình như có đoạn nhu động ruột dùng để phân loại thức ăn, có đoạn lại có chức năng tiêu hóa, trộn đều thức ăn. Đối với hệ tiêu hóa nói riêng và sức khỏe nói chung, hoạt động của nhu động ruột là vô cùng quan trọng, cung cấp chất dinh dưỡng cho cơ thể khỏe mạnh.
Một số nghiên cứu cho thấy khi nhu động ruột hoạt động có thể sẽ phát ra một số tiếng động khá lớn, có thể nghe thấy từ bên ngoài. Đây cũng là dấu hiệu cho thấy thức ăn đang được tiêu hóa hiệu quả. Khi bụng đói, nhu động ruột cũng có thể phát ra âm thanh bụng kêu ọc ọc, sôi bụng. Thực chất đây là âm thanh khi di chuyển chất lỏng trong nhu động ruột.
Nhu động ruột có vai trò gì?
Việc rối loạn nhu động ruột có ảnh hưởng gì không liên quan mật thiết đối với chức năng mà bộ phận này đảm nhận. Nhu động ruột (nhu động tiêu hóa) có vai trò quan trọng và ảnh hưởng rất nhiều đến hệ tiêu hóa, đặc biệt là khi di chuyển thức ăn và trộn đều, co bóp tiêu hóa thức ăn. Nếu thiếu đi nhu động ruột hoặc gặp vấn đề như rối loạn nhu động ruột, chức năng tiêu hóa sẽ giảm rất nhiều. Như đã nói ở trên, mỗi đoạn nhu động ruột đảm nhiệm những vai trò khác nhau, bao gồm:
Thực quản: Nhu động ruột ở vị trí này đóng vai trò đẩy toàn bộ thức ăn xuống dạ dày để tiêu hóa.
Dạ dày: Vai trò của nhu động ruột ở dạ dày là tăng cường co bóp để phân tách thức ăn thành những phân tử để dễ dàng hấp thụ, chuyển hóa thành năng lượng hơn.
Ruột non: Ở đây, nhu động ruột có nhiệm vụ biến đổi thức ăn thành kết cấu sệt hơn để các dưỡng chất được hấp thụ hiệu quả hơn.
Nhu động ruột cũng phân loại các chất dinh dưỡng, điển hình như phân tách chất xơ, tinh bột,... không tiêu hóa được đẩy xuống ruột già để đào thải ra ngoài.
Rối loạn nhu động ruột có mấy loại?
Tình trạng rối loạn nhu động ruột là tình trạng nhu động ruột bị thay đổi hoạt động so với thông thường, xuất hiện các hoạt động bất thường ở hệ tiêu hóa. Nhu động ruột có thời gian dao động thông thường khoảng 4 - 32 lần/phút và có thể kèm theo một số âm thanh trong quá trình di chuyển, tiêu hóa.
Việc thay đổi tần suất hoạt động hoặc tạo nên những âm thanh khác lạ, nhu động ruột rất có thể đã bị rối loạn. Hiện tượng rối loạn nhu động ruột chia làm 2 dạng là tăng nhu động ruột và giảm nhu động ruột.
Tăng nhu động ruột: Hoạt động của nhu động ruột tăng nhiều hơn và tạo nên những âm thanh lớn trong quá trình hoạt động. Khi này, nhu động ruột có thể hoạt động nhiều hơn 32 lần/phút với những triệu chứng điển hình như: xì hơi, buồn nôn, nhu động ruột co bóp nhanh, mạnh, xuất hiện những âm thanh lớn khi nhu động ruột hoạt động, tiêu chảy,...
Giảm nhu động ruột: Ngược lại với tăng nhu động ruột và giảm nhu động ruột. Đây là dạng rối loạn nhu động ruột thường gặp với những triệu chứng thường thấy như hoạt động nhu động ruột co bóp chậm chạp gây nên cảm giác đau bụng, bụng bị căng tức, chướng bụng, táo bón,...
Nguyên nhân dẫn đến rối loạn nhu động ruột
Theo các bác sĩ cho hay, tác nhân gây nên chứng rối loạn nhu động ruột có rất nhiều, mỗi tác nhân đều có ảnh hưởng nhất định đối với hoạt động của nhu động ruột nói riêng và hệ tiêu hóa nói chung. Một số nguyên nhân gây rối loạn nhu động ruột có thể kể đến như:
Chế độ ăn uống kém lành mạnh, quá dư thừa chất béo, thiếu hụt chất xơ và vitamin cần thiết.
Cơ thể bị mất nước cũng là yếu tố khiến nhu động ruột bị rối loạn.
Căng thẳng, áp lực khiến lượng axit dạ dày mất kiểm soát, tiết ra nhiều hơn làm ảnh hưởng đến việc hoạt động bình thường của nhu động ruột.
Ít vận động hạn chế quá trình tăng nhịp tim, thúc đẩy sức khỏe và tiêu hóa làm cơ thể dễ bị rối loạn nhu động ruột hơn.
Thuốc kháng sinh quá nhiều cũng làm hệ tiêu hóa bị mất cân bằng, nhu động ruột cũng vì vậy mà hoạt động bị rối loạn.
Bệnh lý về đường tiêu hóa cũng làm nguy cơ bị rối loạn nhu động ruột tăng cao hơn. Một số bệnh lý có thể kể đến như tình trạng táo bón, tiêu chảy, viêm dạ dày, viêm đại tràng, tắc ruột, xuất huyết tiêu hóa,...
Điều trị rối loạn nhu động ruột bằng cách nào?
Để điều trị hiệu quả chứng rối loạn nhu động ruột, người bệnh cần thăm khám sức khỏe và thực hiện chữa trị theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên ngành. Bên cạnh đó, những thói quen hàng ngày cũng giúp bệnh nhanh khỏi hơn, ổn định hoạt động của nhu động ruột.
Thay đổi thói quen ăn uống lành mạnh hơn, ăn nhiều rau xanh và cắt giảm lượng chất béo không cần thiết, ưu tiên nguồn chất béo từ thực vật.
Sử dụng thuốc nhuận tràng nguồn gốc thiên nhiên để hoạt động của nhu động ruột được trơn tru hơn, giảm tình trạng táo bón khi bị giảm nhu động ruột. Bạn có thể thử uống 3 - 4 tác nước trà xanh mỗi ngày hoặc dùng lá gỗ trầm hương, hạt chia, đậu bắp,... để nhuận tràng.
Bổ sung nhiều hơn lợi khuẩn cho đường tiêu hóa, thúc đẩy tiêu hóa khỏe mạnh hơn. Những thực phẩm cung cấp dồi dào lợi khuẩn như sữa chua, sữa chua uống, kim chi, dưa muối,... rất tốt cho sức khỏe.
Hy vọng với những chia sẻ trên đây từ Nhà thuốc Long Châu đã giúp bạn đọc hiểu hơn về rối loạn nhu động ruột và một số thông tin liên quan. Nếu thường xuyên nhận thấy tình trạng táo bón, tiêu chảy, đau, chướng bụng,... bạn cần sớm đến bệnh viện để kiểm tra sức khỏe, xác định bệnh lý và tiến hành điều trị.
Có thể bạn quan tâm
Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm
Dược sĩ chuyên khoa Dược lý - Dược lâm sàng. Tốt nghiệp 2 trường đại học Mở và Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có kinh nghiệm nghiên cứu về lĩnh vực sức khỏe, đạt được nhiều giải thưởng khoa học. Hiện là Dược sĩ chuyên môn phụ trách xây dựng nội dung và triển khai dự án đào tạo - Hội đồng chuyên môn tại Nhà thuốc Long Châu.