Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Trầm cảm là một rối loạn tâm lý phổ biến ở giới trẻ hiện nay, đặc biệt là lứa tuổi vị thành niên. Bệnh có xu hướng xảy ra ngày càng tăng và ở lứa tuổi trẻ hơn, gây ra những vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe, thể chất và tinh thần, ảnh hưởng trực tiếp đến tương lai của bạn trẻ. Vậy chính xác nguyên nhân gây trầm cảm ở giới trẻ là gì? Cha mẹ cần lưu ý những gì?
Trầm cảm là một bệnh thuộc tâm thần học đặc trưng bởi rối loạn khí sắc. Bệnh xảy ra do rối loạn hoạt động của não do yếu tố tâm lý gây ra, dẫn đến những thay đổi bất thường trong suy nghĩ, tác phong, hành vi. Hơn 50% trường hợp tự tử là do trầm cảm. Đặc biệt, hiện nay bệnh trầm cảm đang có xu hướng gia tăng ở giới trẻ.
Bệnh trầm cảm là một trong những bệnh tâm thần phức tạp và tiềm ẩn nhiều nguy hiểm vì các triệu chứng của nó diễn ra một cách lặng lẽ, âm thầm.
Sức khỏe hay sinh hoạt hàng ngày của người bệnh trầm cảm nhẹ sẽ không bị ảnh hưởng nhiều nên tình trạng có thể được cải thiện nhanh chóng mà không cần sự trợ giúp của thuốc men, liệu pháp tâm lý, sự giúp đỡ của người thân.
Khi trầm cảm ở mức độ nặng, người bệnh có thể cảm thấy mệt mỏi, buồn chán và các triệu chứng xuất hiện liên tục, điều này có thể ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, cuộc sống hàng ngày và thậm chí cả tính mạng.
Vì vậy, người bệnh và gia đình cần chú ý nhận biết những thay đổi về cảm xúc, suy nghĩ, lời nói, hành vi để kịp thời phát hiện và có phương pháp điều trị phù hợp giúp người bệnh tránh hình thành những suy nghĩ tiêu cực, đặc biệt là hành vi tự sát.
Nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng trầm cảm có liên quan đến di truyền. Năm 2019, một nghiên cứu đã tìm thấy 102 biến thể trong bộ gen có liên quan đến trầm cảm.
Theo các nghiên cứu khác, có tới 50% người bị trầm cảm có người thân mắc chứng bệnh tương tự. Các nghiên cứu về các cặp song sinh cùng trứng cho thấy rằng nếu một người trong cặp song sinh mắc chứng bệnh này thì 60 đến 80% người còn lại cũng sẽ bị.
Đối với trẻ em, đặc biệt là trẻ vị thành niên, chúng đang trong quá trình quan sát, khám phá, học hỏi và phát triển. Nếu trẻ thường xuyên tiếp xúc với người bị trầm cảm trong giai đoạn này thì sẽ dễ bắt chước những hành vi, suy nghĩ tiêu cực như ít nói, ít hoạt động, tránh xa mọi người, buồn rầu, mệt mỏi…, có thể dẫn đến bệnh trầm cảm ảnh hưởng đến tương lai của trẻ.
Ngoài ra, gia đình không hạnh phúc, cha mẹ bất hòa cũng là nguyên nhân dẫn đến trầm cảm ở trẻ. Con cái không nhận được đủ tình yêu thương, sự quan tâm, chăm sóc từ cha mẹ, thường xuyên phải nghe những lời mắng mỏ, cãi vã khiến tâm hồn mệt mỏi, lạc lõng, chán nản, dần dần dẫn đến trầm cảm.
Những mất mát to lớn, chẳng hạn như mất đi người thân, bị bỏ rơi, bị bạo hành, lạm dụng tình dục hoặc thậm chí là những sang chấn, chấn thương sau tai nạn…, có thể trở thành những ký ức khó quên, là nỗi ám ảnh dai dẳng khiến trẻ luôn cảm thấy sợ hãi, lo lắng, thu mình và không muốn giao tiếp dẫn đến trầm cảm.
Các bạn trẻ ngày nay không ngừng học hỏi, cạnh tranh để đạt được thành công nhằm phát triển bản thân. Nhiều phụ huynh kỳ vọng quá mức và tăng thời gian học tập khiến con không thể nghỉ ngơi, vui chơi cùng bạn bè. Con cái không muốn làm cha mẹ thất vọng nên phải học tập chăm chỉ để đạt điểm cao hơn các bạn cùng trang lứa.
Những điều nêu trên vô tình trở thành áp lực tâm lý nặng nề đối với trẻ. Khi con không đạt được kết quả như mong muốn, nhiều bậc cha mẹ không những không động viên, an ủi mà còn la mắng, giận dữ khiến con ngày càng tự ti, rụt rè, sợ hãi, cuối cùng dẫn đến trầm cảm.
Trường học được coi là ngôi nhà thứ hai của trẻ, nhưng trên các phương tiện truyền thông có rất nhiều bài viết đề cập đến tình trạng bạo lực học đường như trẻ bị bắt nạt, đánh đập, tẩy chay…, mà lại không thể kể với ai hoặc muốn giấu vấn đề của bản thân mình.
Nếu lúc này cha mẹ, thầy cô không quan tâm, chăm sóc thì trẻ sẽ cảm thấy cô đơn, lo lắng, nhút nhát, mất niềm tin vào cuộc sống…, gây nên trầm cảm và có thể dẫn đến những suy nghĩ, hành vi tiêu cực.
Cha mẹ nên cho trẻ bổ sung vitamin và khoáng chất để giúp cải thiện tâm trạng, tăng cường khả năng miễn dịch và hỗ trợ chức năng thần kinh. Một số vitamin và khoáng chất quan trọng có thể giúp ngăn ngừa trầm cảm là:
Hy vọng những thông tin hữu ích trên có thể giúp mọi người hiểu được nguyên nhân gây trầm cảm ở giới trẻ và giúp các bậc cha mẹ quan tâm đến con cái mình hơn. Điều này có thể giúp trẻ tránh được những điều tiêu cực và đạt được sự phát triển tối ưu về thể chất và tinh thần.
Xem thêm:
Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy
Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.