Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Nguyên nhân tiêu chảy ở trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi và cách xử lý

Ngày 08/07/2020
Kích thước chữ

Tiêu chảy ở trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi có thể dẫn đến những nguy cơ với sức khỏe của bé hay thậm chí có thể gây tử vong. Cha mẹ cần tự trang bị cho mình những kiến thức cần thiết để xử lý tình trạng này nhanh chóng và hiệu quả nhất.

Theo các số liệu thống kê, khoảng 80% số ca tiêu chảy ở trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi trở xuống nếu không xử lý đúng cách thì có thể dẫn đến tử vong. Do đó, trang bị kiến thức để phòng tránh và khắc phục tình trạng này là điều cần thiết để đảm bảo sự phát triển bình thường và an toàn của bé.

Nguyên nhân tiêu chảy ở trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi và cách xử lý 1

Tiêu chảy ở trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi không được xử lý đúng cách có thể dẫn đến tử vong.

Nguyên nhân dẫn đến tiêu chảy ở trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi

Tiêu chảy là cách cơ thể loại bỏ những tác nhân có hại sức khỏe đến từ thức ăn, nước uống. Nguyên nhân dẫn đến tiêu chảy ở trẻ sơ sinh rất đa dạng, nhưng đa phần các trường hợp rơi vào một trong năm nguyên nhân chính sau:

  • Rối loạn tiêu hóa: Tiêu chảy không nhất thiết đến từ các tác nhân bên ngoài mà có thể do hệ tiêu hóa của bé chưa hoàn thiện. Lúc này, đường ruột của trẻ còn non nớt và nhạy cảm với những thay đổi dù nhỏ nhất như: thay đổi mùi vị sữa mẹ, đổi từ sữa mẹ sang sữa công thức hay lần đầu cho trẻ ăn dặm.
  • Kém dung nạp thức ăn: Một số bé dưới 2 tháng tuổi gặp vấn đề trong việc tiêu hóa thức ăn. Dưỡng chất trong thức ăn không được chuyển hóa đi vào máu mà nằm lại ở hệ tiêu hóa gây đau bụng, tiêu chảy.
  • Dị ứng thức ăn: Tình trạng tiêu chảy ở trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi có thể xuất phát từ dị ứng thực phẩm. Bé bị dị ứng với protein trong sữa công thức, với các loại thức ăn đóng hộp hoặc một loại thực phẩm nào đó trong bữa ăn dặm.
  • Ngộ độc thức ăn: Đây cũng là nguyên nhân gây tiêu chảy ở trẻ sơ sinh. Triệu chứng ngộ độc thực phẩm xuất hiện nhanh chóng và thường biến mất sau 24 giờ.
  • Nhiễm virus, vi khuẩn: Đây là nguyên nhân phổ biến nhất khiến bé bị tiêu chảy. Virus như rotavirus, vi khuẩn như salmonella hay ký sinh trùng như giardia là tác nhân gây nhiễm trùng đường tiêu hóa. Tiêu chảy do virus có thể tự khỏi mà không cần điều trị. Tiêu chảy do vi khuẩn có thể được điều trị bằng thuốc kháng sinh. Bên cạnh triệu chứng đi cầu phân lỏng, bé bị nhiễm khuẩn đường tiêu hóa có thể xuất hiện các triệu chứng như: nôn mửa, đau đầu và sốt.

Nguyên nhân tiêu chảy ở trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi và cách xử lý 2

Vi khuẩn salmonella gây nhiễm khuẩn hệ tiêu hóa dẫn đến tiêu chảy ở trẻ sơ sinh.

Tùy theo nguyên nhân mà cách điều trị tiêu chảy ở trẻ cũng khác nhau.

Triệu chứng khi bé bị tiêu chảy

Trẻ bị tiêu chảy thường đi cầu nhiều lần trong ngày. Phân lỏng, màu xanh hoặc vàng, có thể kèm thức ăn hay thậm chí là máu. Trẻ thường xuyên mệt mỏi, ngủ li bì và biếng ăn.

Tiêu chảy ở bé 2 tháng tuổi có thể dẫn đến tình trạng mất nước nhiều cấp độ. Những biểu hiện của mất nước nước như sau:

  • Mất nước nhẹ: Khô mắt, khô miệng, tiểu ít hơn bình thường, kém linh hoạt và dễ cáu gắt.
  • Mất nước vừa: Trẻ lờ đờ, xuất hiện hiện tượng mắt trũng, sờ thấy da khô và kém đàn hồi.
  • Mất nước nặng: Trẻ không đi tiểu trong 6 giờ, xuất hiện thóp trũng, da mất khả năng đàn hồi, huyết áp tụt hoặc thậm chí không đo được.

Nguyên nhân tiêu chảy ở trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi và cách xử lý 3

Mất nước nhẹ dẫn đến khô mắt.

Nếu bị tiêu chảy do tả, trong giai đoạn đầu, bé sẽ bị ói nhiều dịch trong, sốt hoặc không sốt. Ở giai đoạn sau, bé tiêu chảy ồ ạt và có thể bị mất đến 10 lít nước mỗi ngày. Phân đặc trưng bởi mùi tanh như mùi cá và màu trắng đục như nước vo gạo.

Cách xử lý khi bé bị tiêu chảy

Ngay khi phát hiện triệu chứng tiêu chảy, cần thực hiện những biện pháp xử lý ngay lập tức để tránh để lại hậu quả đối với sức khỏe của bé. Những biện pháp có thể thực hiện:

  • Cho trẻ uống nhiều sữa hơn bình thường và khoảng 100 - 200ml nước đun sôi để nguội mỗi ngày.
  • Cho bé uống khoảng 50 - 100ml oresol sau khi đi ngoài.
  • Bổ sung lợi khuẩn đường ruột cho bé bằng men vi sinh.
  • Vệ sinh tay sạch sẽ sau khi thay tã cho bé.
  • Mẹ bổ sung chế độ ăn giàu chất xơ, nước, khoáng chất và vitamin để đảm bảo chất lượng sữa và tăng sức đề kháng cho bé.

Nguyên nhân tiêu chảy ở trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi và cách xử lý 4

Nên cho bé bú nhiều hơn khi bị tiêu chảy.

Tiêu chảy trong thời gian dài có thể gây suy dinh dưỡng và nhiễm trùng đường tiêu hóa. Do đó, nếu áp dụng những biện pháp trên trong vòng 2 - 3 ngày triệu chứng tiêu chảy không giảm thì nên đưa bé đi khám bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán chính xác và có cách khắc phục hiệu quả nhất.

Cách phòng tránh tiêu chảy ở trẻ sơ sinh

Phòng bệnh hơn chữa bệnh. Để tránh tình trạng tiêu chảy ở trẻ, cha mẹ cần thực hiện những biện pháp sau:

  • Giữ vệ sinh ăn uống: Rửa sạch bầu ngực khi cho bé bú, rửa tay khi cho trẻ ăn, sử dụng nguồn nước đảm bảo khi pha sữa...
  • Đảm bảo chế độ ăn dành cho mẹ đầy đủ chất xơ, nước, vitamin và khoáng chất nhằm đảm bảo chất lượng sữa để tăng sức đề kháng cho bé.
  • Không tự ý cho trẻ uống các loại thuốc kháng sinh bừa bãi mà không có chỉ định của bác sĩ. Dùng kháng sinh không đúng cách có thể dẫn đến tác dụng phụ, kháng thuốc hay thậm chí còn dẫn đến tình trạng tiêu chảy do kháng sinh ở bé.

Nguyên nhân tiêu chảy ở trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi và cách xử lý 5

Nên rửa tay sạch trước khi cho trẻ ăn.

Tiêu chảy là bệnh phổ biến ở trẻ nhỏ, nhưng tiêu chảy ở trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi có thể diễn biến ở mức độ nặng, gây mất nước và có thể dẫn đến tử vong. Do đó, cha mẹ cần áp dụng những cách xử lý trên và đưa bé đi khám bác sĩ để được điều trị kịp thời.

Xem thêm:

Uyên

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Chí Chương

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.