Hoàn thành chương trình Thạc sĩ Dinh dưỡng tại Trường Đại học Y Hà Nội. Ngoài ra, bác sĩ có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực khám sàng lọc tiêm chủng, bác sĩ đã đóng góp tích cực vào công tác chăm sóc sức khỏe cộng đồng.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Thạc sĩ - Bác sĩMai Đại Đức Anh
Hoàn thành chương trình Thạc sĩ Dinh dưỡng tại Trường Đại học Y Hà Nội. Ngoài ra, bác sĩ có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực khám sàng lọc tiêm chủng, bác sĩ đã đóng góp tích cực vào công tác chăm sóc sức khỏe cộng đồng.
Thuốc kháng sinh là loại thuốc được sử dụng để điều trị các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn. Tuy nhiên, đôi khi điều trị bằng thuốc kháng sinh có thể dẫn đến một tác dụng phụ khó chịu - tiêu chảy. Tiêu chảy liên quan đến kháng sinh khá phổ biến. Người ta ước tính rằng từ 5 đến 25% người lớn có thể bị tiêu chảy khi dùng thuốc kháng sinh.
Tiêu chảy liên quan đến kháng sinh đề cập đến việc đi ngoài ra phân lỏng, nhiều nước ba lần trở lên một ngày sau khi dùng thuốc được sử dụng để điều trị nhiễm trùng do vi khuẩn (kháng sinh). Khoảng 1/5 người dùng thuốc kháng sinh bị tiêu chảy liên quan đến kháng sinh.
Thông thường, tiêu chảy liên quan đến kháng sinh là nhẹ và không cần điều trị. Tiêu chảy thường khỏi trong vòng vài ngày sau khi ngừng dùng thuốc kháng sinh. Tiêu chảy liên quan đến kháng sinh nghiêm trọng hơn yêu cầu ngừng hoặc đôi khi chuyển đổi kháng sinh.
Đối với hầu hết mọi người, tiêu chảy liên quan đến kháng sinh gây ra các dấu hiệu và triệu chứng nhẹ, chẳng hạn như:
Phân lỏng;
Đi tiêu thường xuyên hơn;
Tiêu chảy liên quan đến kháng sinh có thể bắt đầu khoảng một tuần sau khi bắt đầu dùng kháng sinh. Tuy nhiên, đôi khi, tiêu chảy và các triệu chứng khác không xuất hiện cho đến vài ngày hoặc thậm chí vài tuần sau khi kết thúc điều trị kháng sinh.
Nhiễm trùng do Clostridioides difficile (trước đây là Clostridium difficile)
C. difficile là một loại vi khuẩn sản sinh độc tố có thể gây ra bệnh tiêu chảy liên quan đến kháng sinh nghiêm trọng hơn. Ngoài việc gây ra phân lỏng và đi tiêu thường xuyên hơn, nhiễm trùng C. difficile có thể gây ra:
Tiêu chảy nghiêm trọng và mất nước;
Đau bụng dưới và chuột rút;
Sốt nhẹ;
Ăn không ngon.
Một trong những biến chứng phổ biến nhất của bất kỳ loại tiêu chảy nào là mất nước và điện giải. Mất nước nghiêm trọng có thể đe dọa tính mạng. Các dấu hiệu và triệu chứng bao gồm rất khô miệng, khát nước dữ dội, ít hoặc không đi tiểu, chóng mặt và suy nhược.
Nếu có bất kỳ triệu chứng nào nêu trên xảy ra, bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn. Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp bạn mau chóng hồi phục sức khỏe.
Cơ chế tiêu chảy liên quan đến kháng sinh vẫn chưa hoàn toàn được hiểu. Cơ chế đề xuất là do dùng kháng sinh làm mất cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột nên dẫn đến tiêu chảy.
Thuốc kháng sinh dễ gây tiêu chảy nhất
Gần như tất cả các loại thuốc kháng sinh đều có thể gây tiêu chảy liên quan đến kháng sinh. Thuốc kháng sinh phổ biến nhất bao gồm:
Macrolide, như clarithromycin.
Cephalosporin, như cefdinir và cefpodoxime.
Fluoroquinolon, ciprofloxacin và levofloxacin.
Penicillin, như amoxicillin và ampicillin.
Nhiễm C. difficile
Khi thuốc kháng sinh làm mất cân bằng hệ vi khuẩn trong hệ tiêu hóa, vi khuẩn C. difficile có thể nhanh chóng phát triển ngoài tầm kiểm soát. Vi khuẩn C. difficile tạo ra độc tố tấn công lớp niêm mạc của ruột. Các loại kháng sinh thường liên quan đến nhiễm trùng C. difficile bao gồm clindamycin, fluoroquinolones, cephalosporin và penicillin - mặc dù hầu như bất kỳ loại kháng sinh nào cũng có thể gặp rủi ro.
Mayoclinic: https://www.mayoclinic.org/
Healthline: https://www.healthline.com/health/antibiotics-diarrhea
Khi uống kháng sinh bị tiêu chảy, bạn không nên tự ý ngừng thuốc mà phải tham khảo ý kiến bác sĩ để xác định nguyên nhân và có hướng điều trị phù hợp.
Người bệnh cần bù nước và điện giải để tránh mất nước, bạn có thể sử dụng Oresol hoặc nước trái cây, nhưng cần tránh các thức uống có cồn hoặc cafein. Nếu cần, bác sĩ sẽ chỉ định thuốc chống tiêu chảy, nhưng không nên tự ý sử dụng. Ngoài ra, duy trì chế độ ăn nhẹ, dễ tiêu như cơm, chuối sẽ giúp giảm triệu chứng. Hãy luôn tham khảo bác sĩ khi gặp vấn đề này.
Xem thêm chi tiết: Phải làm sao khi uống kháng sinh bị tiêu chảy?
Tiêu chảy do kháng sinh có thể nguy hiểm, đặc biệt đối với trẻ em, vì có thể gây nguy cơ dẫn đến mất nước và điện giải, gây ra các biến chứng nghiêm trọng, thậm chí tử vong. Mặc dù ở trẻ từ 2 tuổi trở lên, tiêu chảy thường ở mức độ nhẹ và không quá nguy hiểm nếu không mất nước, nhưng việc mất nước vẫn là vấn đề cần chú ý. Bố mẹ cần cung cấp đủ nước cho trẻ và theo dõi sát sao các dấu hiệu bất thường. Nếu có biểu hiện tiêu chảy kéo dài hoặc nghiêm trọng, cần đưa trẻ đến bác sĩ ngay để được điều trị kịp thời.
Để nhận biết tiêu chảy do kháng sinh, bạn cần chú ý đến thời gian và các triệu chứng kèm theo. Tiêu chảy thường bắt đầu từ ngày thứ 2 đến ngày thứ 8 sau khi trẻ bắt đầu uống kháng sinh và kéo dài từ 1 đến 7 ngày. Nếu trẻ không sốt, các triệu chứng bệnh lý được điều trị thuyên giảm nhưng lại có tần suất đi tiêu trên 3 lần/ngày, phân có dịch nhầy, phân sống, bọt, hoặc màu sắc bất thường (xanh, vàng lổn nhổn), kèm theo đau bụng và hăm đỏ hậu môn, thì có thể là do kháng sinh. Nếu tiêu chảy nghiêm trọng, có máu hoặc mất nước, cần đưa trẻ đến bác sĩ ngay.
Khi trẻ bị tiêu chảy do uống kháng sinh, không nên tự ý ngừng thuốc nếu triệu chứng tiêu chảy nhẹ và không có dấu hiệu mất nước. Việc tiếp tục sử dụng kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ là quan trọng để tránh nguy cơ kháng thuốc và làm gián đoạn quá trình điều trị. Tuy nhiên, nếu tiêu chảy nặng, kèm theo mất nước hoặc các triệu chứng nghiêm trọng, bố mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện ngay để được bù nước, bù điện giải và điều trị kịp thời.
Để phòng ngừa tiêu chảy khi sử dụng kháng sinh, bạn cần lưu ý:
Hỏi đáp (0 bình luận)