Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Đau bắp chân khi chạy bộ đôi khi làm một số bạn rất lo lắng. Không những thế, khi bị đau bắp chân khi chạy bộ, có thể làm trì hoãn việc chạy bộ để giúp cho bắp chân phục hồi. Điều này có thể gây ảnh hưởng nhất định đối với một số bạn. Hãy cùng nhau tìm hiểu về nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng này qua bài viết dưới đây nhé!
Chạy bộ đem lại lợi ích về sức khỏe đáng kể, giúp cơ thể tăng phần dẻo dai hơn đồng thời còn cải thiện vóc dáng. Tuy nhiên, lại có không ít người sau khi chạy bộ thường phàn nàn về tình trạng chạy bộ bị đau bắp chân. Đau bắp chân là một cụm từ thường dùng để ám chỉ chung chung tình trạng bắp chân của bạn bị đau trong quá trình chạy bộ hoặc đau sau chạy bộ… Trên thực tế cho thấy, đau bắp chân có thể được chia ra làm nhiều loại như đau do chuột rút, đau nhức khó chịu hay thậm chí là bị thương dẫn đến đau và mỗi kiểu đau lại có một nguyên nhân rất khác nhau.
Do đó, nếu bạn chạy bộ để luyện tập thể dục bị đau bắp chân, có thể tham khảo những nguyên nhân và hướng khắc phục qua bài viết này của chúng tôi nhằm tìm ra nguyên nhân chính xác. Nếu tình trạng đau bắp chân kéo dài, không có dấu hiệu thuyên giảm, bạn hãy ngừng việc chạy bộ và tìm đến những chuyên gia để được thăm khám nhé!
Chạy bộ bị đau bắp chân nhưng không do chấn thương thường là điều rất thường gặp ở người chạy bộ. Đó là cơn đau phát triển trong quá trình luyện tập và có dấu hiệu dần dần trầm trọng hơn khi tiếp tục chạy bộ. Bắp chân của bạn có thể bị căng hoặc thậm chí một số trường hợp khiến người chạy không thể tiếp tục tập luyện được. Do đó, trước và sau các buổi chạy bộ, việc thả lỏng giúp thư giãn cơ là vấn đề rất quan trọng. Nguyên nhân dẫn đến bắp chân bị đau khi chạy bộ có thể được chia ra thành ba trường hợp như sau:
Trong trường hợp này, rất có khả năng cơ bắp của bạn bị rách hoặc kéo giãn quá mức do bị căng khi chạy bộ. Khi đó, các mô mềm đã bị tổn thương và cơn đau có thể nặng hơn nếu các sợi cơ có nguy cơ đứt hẳn.
Nguyên nhân phổ biến trong trường hợp này là do việc tập chạy trên đồi hoặc chạy tốc độ cao, tăng quãng đường chạy đột ngột và tăng cường độ luyện tập quá mức. Những người chuyển từ chạy bằng giày chạy bộ sang chạy bằng chân trần và chạy với cường độ cao cũng hay bị đau bắp chân. Việc chạy chân trần thường có liên quan đến việc tiếp đất bằng bàn chân trước và điều này có thể khiến quá tải các cơ bắp chân và gân gót chân nhiều hơn so với chạy bằng giày.
Chuột rút thường xảy ra ở bắp chân dưới, là cơn co mạnh hay thắt chặt cơ tại bắp chân, khiến chân đột ngột bị căng cứng. Tuy nhiên, chuột rút bắp chân chỉ kéo dài trong vài phút hoặc một số trường hợp khác có thể chỉ kéo dài sau vài tiếng đồng hồ. Sau đó, cơ bắp có thể hồi phục và bạn không cong bị đau bắp chân nữa.
Nếu bị đau bắp chân trong quá trình chạy bộ thì nguyên nhân rất có thể do có máu đông đọng trong tĩnh mạch chân. Nguyên nhân có thể do cơ thể của bạn đang thừa cân béo phì hoặc chưa duy trì hoạt động thể thao liên tục, ít vận động thể thao trong thời gian dài và có sử dụng chất kích thích như hút thuốc lá, rượu hoặc bia…
Chạy bộ bị đau bắp chân tuy không là trường hợp khẩn cấp quá nguy hiểm tuy nhiên bạn cũng cần biết đến những cách khắc phục để không ảnh hưởng tới việc chạy bộ. Hướng khắc phục cụ thể như sau:
Nếu bạn chạy thường xuyên và điều độ, việc có thể làm quen hơn với việc chạy bộ nặng nhọc sẽ giảm thiểu đau bắp chân đáng kể. Khi đó, bắp chân dù mệt nhưng bạn cũng sẽ cảm thấy bình thường.
Khi bắp chân ở trong tình trạng bị đau, tốt nhất bạn nên dành một vài ngày cho việc nghỉ ngơi, hoặc chỉ nên tập một vài động tác kéo giãn cơ bản. Đừng ép cơ thể khi chúng đã mệt mỏi vì có nguy cơ dẫn đến kiệt sức.
Trước mỗi buổi chạy bộ, bạn hãy nhẹ nhàng kéo căng bắp chân một cách thoải mái và có kiểm soát. Bên cạnh đó, việc khởi động trước khi chạy còn giúp làm nóng cơ thể, giúp cơ thể chuẩn bị sẵn sàng hơn cho buổi chạy bộ sắp tới, đồng thời hạn chế tình trạng bị đau bắp chân đáng kể. Sau khi chạy xong, hãy tiếp tục sử dụng một số động tác kéo giãn bắp chân tĩnh, giúp thả lỏng các cơ.
Khi chạy bộ hoặc luyện tập thể dục thường xuyên sẽ khiến cơ thể bị mất nước, dễ gây ra tình trạng chuột rút và đau mỏi các cơ. Hãy cung cấp đủ lượng nước cho cơ thể trước và sau khi chạy bộ nhằm giữ cho cơ bắp co giãn bình thường bạn nhé. Tuy nhiên, bạn cần uống nước đúng cách bằng cách uống nước từng chút chút, không nên uống một lần quá nhiều sẽ khiến cơ thể khó chịu. Bạn có thể chọn những loại nước bổ sung điện giải dành cho đối tượng sau khi tập luyện thể thao nhé!
Một đôi giày tốt và phù hợp với đôi chân của mình không chỉ đảm bảo đem lại cho bạn sự thoải mái khi chạy bộ mà còn ảnh hưởng đến các kỹ thuật khi chạy. Sử dụng đôi giày chuyên dụng khi chạy bộ sẽ hạn chế xảy ra những chấn thương không đáng có khiến cho bạn bị đau chân. Đồng thời một đôi giày tốt sẽ giữ cho bắp chân của bạn co duỗi đúng cách, không bị căng giãn khi chạy bộ.
Trên đây là những thông tin về nguyên nhân và hướng khắc phục khi chạy bộ bị đau bắp chân hi vọng làm hài lòng bạn đọc. Đối với những bạn đã và đang chạy bộ mỗi ngày để tăng cường sức khỏe, tăng cường sự dẻo dai, hãy tiếp tục duy trì. Đối với những bạn chưa từng chạy bộ, hãy thử xắn tay vào, mua cho bản thân một đôi giày tốt và thực hiện chạy bộ ngay từ hôm nay để có những trải nghiệm tuyệt vời mà bộ môn này mang lại.
Hoàng Yến
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy
Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.