Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng bị choáng khi đeo kính mới

Ngày 29/08/2023
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Nguyên nhân gây ra tình trạng bị choáng khi đeo kính mới là như thế nào? Có cách nào khắc phục tình trạng này không? Tất cả đều được giải đáp trong bài viết dưới đây, hãy cùng tìm hiểu nhé!

Tình trạng bị choáng khi đeo kính mới thường xảy ra do não bộ cần thời gian để thích nghi với sự thay đổi trong góc nhìn và cân bằng. Đây không phải là tình trạng nguy hiểm và thường sẽ tự điều chỉnh sau một thời gian. Để giảm tình trạng này, bạn có thể cố gắng đeo kính trong thời gian ngắn mỗi ngày và dần dần tăng thời gian sử dụng.

Vì sao khi mới đeo kính dễ bị choáng?

Khi đeo kính mới, triệu chứng choáng thường xuất hiện kèm theo những triệu chứng như: Nhức đầu, mệt mỏi và khó chịu khi kính có độ điều chỉnh khúc xạ. Đây là tình huống bình thường, do chưa thích nghi với độ của kính mới, mắt phải làm việc nhiều hơn để điều tiết. Để giúp bệnh nhân quen dần, thông thường khi đi đo kính mới, các chuyên gia sẽ cho người bệnh đeo thử kính độ kính đó khoảng 15 - 20 phút để xác định triệu chứng bất thường và điều chỉnh phù hợp hơn.

Nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng bị choáng khi đeo kính mới 1
Bị choáng khi đeo kính mới là do mắt chưa thích nghi với độ của kính hiện tại nên phải làm việc nhiều hơn

Tuy nhiên, trong trường hợp sau một thời gian đeo kính mới mà vẫn bị chóng mặt, nguyên nhân có thể liên quan đến việc sử dụng kính không phù hợp. Lý do cụ thể bao gồm:

Tròng kính ko đúng độ cận

Khi đeo kính mới, nếu bạn cảm thấy chóng mặt, đau đầu hoặc choáng, thì đó là dấu hiệu rõ ràng của việc đeo kính không đúng độ cận. Trong tình huống này, khả năng độ của kính mới nặng hơn so với tật khúc xạ của mắt, gây ra sự mất cân bằng. Lúc này mắt phải làm việc hết sức để điều tiết. Tình trạng này làm ảnh hưởng đến các dây thần kinh, dẫn đến cảm giác đau đầu, choáng và nghiêm trọng hơn là buồn nôn.

Gọng kính ko phù hợp

Một chiếc kính phù hợp với kích thước mặt của bạn không chỉ tạo cảm giác thoải mái, mà còn đảm bảo giúp bạn trải nghiệm tốt khi sử dụng. Gọng kính quá chật hoặc quá rộng, không phù hợp với kích thước mặt, có thể sẽ làm cho tròng kính đặt quá gần vào mắt, từ đó gây khó chịu, làm mắt nhìn mờ và gây cảm giác chóng mặt.

Mắt kính không chất lượng

Ngay cả khi bạn đã đúng độ cận, việc sử dụng mắt kính kém chất lượng cũng sẽ gây choáng. Trên thị trường có nhiều nơi sử dụng vật liệu kính rẻ tiền, kém chất lượng để cắt kính mà không đảm bảo tiêu chuẩn. Bởi vậy sẽ tạo ra tình trạng không mong muốn và ảnh hưởng đến tầm nhìn của bạn. Vì thế, người bệnh hãy thận trọng và lựa chọn địa chỉ đáng tin cậy để tránh rủi ro mất tiền mà không đạt được hiệu quả mong muốn.

Choáng khi đeo kính mới có nguy hiểm không?

Bị choáng khi đeo kính mới trong giai đoạn đầu là bình thường. Tình trạng này thường sẽ kéo dài 1 - 2 ngày. Vì đây là lúc mắt cần thời gian để thích nghi và thích ứng với độ kính mới. Tuy nhiên, nếu tình trạng này tiếp tục diễn ra liên tục mà không có dấu hiệu giảm đi, bạn nên đi kiểm tra lại mắt kính mới của mình. Nếu không thay kính kịp thời, thì bạn có thể đối mặt với những tình huống sau:

Tăng độ cận nhanh chóng

Đeo kính không phù hợp sẽ làm cho đôi mắt phải điều tiết nhiều hơn, dẫn đến tăng độ cận một cách nhanh chóng. Về lâu dài sẽ làm suy giảm thị lực một cách đáng kể và trong trường hợp nghiêm trọng hơn còn gây ra mất thị lực vĩnh viễn.

Nhược thị

Khi bị chóng mặt và đau đầu kéo dài sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến thị lực. Nó sẽ làm cho mắt không thể nhìn rõ mặc dù đã áp dụng các phương pháp điều trị cụ thể. Về lâu dài sẽ dẫn đến nhược thị, gây ra nhiều khó khăn trong việc chăm sóc và tìm kiếm giải pháp thích hợp.

Ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống hàng ngày

Thị lực suy giảm dần sẽ gây mệt mỏi và khó khăn trong việc quan sát. Vô tình tạo ra sự không thoải mái và ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày, cũng như sức khỏe và trạng thái tinh thần của người bệnh.

Nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng bị choáng khi đeo kính mới 2
Nếu tình trạng này kéo dài mà không có dấu hiệu giảm đi, thì bạn nên đi kiểm tra lại mắt kính

Nên làm gì để hạn chế bị choáng khi đeo kính mới?

Để khắc phục tình trạng bị choáng khi đeo kính mới, bạn nên tuân thủ những hướng dẫn sau:

  • Khám mắt tại nơi uy tín: Đầu tiên, bạn nên đến khám mắt tại các cơ sở uy tín, có chuyên môn để đảm bảo nhận được sự tư vấn và lựa chọn kính phù hợp với tình trạng khúc xạ của mắt. Điều này giúp giảm thiểu nguy cơ tình trạng choáng khi đeo kính mới.
  • Chọn bác sĩ chuyên khoa nhãn khoa: Bạn nên tìm đến các bác sĩ có chuyên môn trong lĩnh vực nhãn khoa để được tư vấn và điều trị tốt nhất. Bác sĩ sẽ giúp bạn đo đúng độ cận và chọn kính phù hợp, đồng thời tìm ra các giải pháp điều trị nếu cần.
  • Thăm khám định kỳ: Để tránh tình trạng bất thường trong việc đeo kính mới, người bệnh nên duy trì thăm khám mắt định kỳ 3 - 6 tháng/năm. Việc kiểm tra tình trạng mắt và điều chỉnh độ cận thường xuyên sẽ tránh được bị choáng khi có sự thay đổi.
  • Chăm sóc đôi mắt hàng ngày: Đảm bảo tuân thủ các biện pháp chăm sóc mắt hàng ngày, bao gồm giữ vệ sinh cho kính và mắt, hạn chế thời gian sử dụng màn hình, và bảo vệ mắt khỏi ánh nắng mặt trời bằng kính râm khi cần.
  • Thích nghi từ từ: Khi thay đổi kính, bạn hãy thử đeo trong khoảng thời gian ngắn mỗi ngày và dần dần tăng thời gian sử dụng. Qua đó sẽ giúp mắt thích nghi và tránh tình trạng choáng đột ngột.
Nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng bị choáng khi đeo kính mới 3
Thăm khám mắt định kỳ, chọn nơi mua mắt kính uy tín,... giúp hạn chế bị choáng khi đeo kính mới

Không ít người đã gặp phải tình trạng bị choáng khi đeo kính mới, đặc biệt là những người chưa bao giờ đeo kính trước đó. Việc dùng mắt kính cận sẽ giúp mắt giảm tải áp lực cho mắt. Tuy nhiên, trong giai đoạn đầu, mắt chưa kịp thích ứng, gây nên cơn đau đầu, mỏi mắt, chóng mặt khi dùng kính mới. Sau một thời gian, cơ mắt sẽ quen với sự thay đổi và việc đeo kính cận bị choáng sẽ biến mất. Thế nhưng, nếu tình trạng này kéo dài bạn nên tìm cách khắc phục sớm để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của đôi mắt.

Xem thêm:

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm