Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Nguyên nhân viêm tai giữa khi mang thai

Ngày 03/08/2022
Kích thước chữ

Trong giai đoạn mang thai, sức khỏe của bà bầu có rất nhiều thay đổi, đặc biệt là hệ miễn dịch có thể suy yếu. Do đó, bà bầu rất dễ mắc bệnh, trong đó có viêm tai giữa. Mẹ bầu bị viêm tai giữa cần hết sức cẩn trọng và bệnh cần được điều trị nhanh chóng để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của thai phụ lẫn thai nhi.

Viêm tai giữa là tình trạng nhiễm trùng tai giữa có thể xảy ra ở tất cả đối tượng, từ người lớn, trẻ sơ sinh hay người trưởng thành và thậm chí có thể xảy ra ở phụ nữ đang mang thai. Đối với thai phụ, bệnh thường xuất hiện nhiều vào mùa mưa khi thời tiết đột ngột thay đổi kết hợp hệ miễn dịch suy yếu đang trong giai đoạn mang thai.

Viêm tai giữa khi mang thai nếu không có biện pháp chữa trị kịp thời, bệnh có thể dẫn đến viêm tai xương chũm cấp rất nguy hiểm. Một khi bệnh phát triển nặng nề, nhanh chóng, dễ gây ra biến chứng thủng màng nhĩ, giảm thính lực vĩnh viễn, xơ hóa màng nhĩ, liệt thần kinh mặt... Tuy nhiên, nguy hiểm nhất vẫn là những biến chứng xảy ra trong sọ não bệnh nhân như áp xe não và áp xe ngoài màng cứng. Bệnh diễn biến cần được điều trị kịp thời nhằm hạn chế biến chứng như viêm tai giữa gây điếc vĩnh viễn, một số trường hợp tử vong bởi biến chứng viêm màng não và xuất huyết não,...

Nguyên nhân khiến bà bầu bị viêm tai giữa khi mang thai

Viêm tai giữa khi mang thai có thể trầm trọng hơn và ảnh hưởng đến nhiều cơ quan khác hơn, đặc biệt là trong trường hợp hệ thống miễn dịch bị ức chế. Mẹ bầu nếu không được điều trị sớm không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của người mẹ mà còn tác động tiêu cực đến sự phát triển của bé sau này.

Có rất nhiều yếu tố có thể dẫn đến tình trạng viêm tai giữa ở phụ nữ mang thai. Một số nguyên nhân phổ biến có thể kể đến như sau:

Sự xâm nhập của mầm bệnh khi hệ miễn dịch kém

Những mầm bệnh như vi khuẩn, virus có thể xâm nhập vào tai và gây ra tình trạng rỉ dịch mủ, viêm xoang và viêm amidan,… Từ đó, khiến cho ống nối tai giữa và họng bị tắc nghẽn. Lúc này, dịch tích tụ trong tai giữa thai phụ và gây nhiễm trùng.

Nguyên nhân viêm tai giữa khi mang thai1

Viêm tai giữa là tình trạng nhiễm trùng có thể xảy ra ở tất cả đối tượng và có thể xảy ra ở phụ nữ đang mang thai

Do thay đổi nội tiết trong thai kỳ

Mẹ bầu trong thời kỳ mang thai ngoài hệ miễn dịch suy giảm, thì còn dễ bị rối loạn nội tiết tố. Từ đó, mẹ bầu dễ mắc các bệnh mắt – tai – mũi – họng, trong đó có bệnh viêm tai giữa.

Không những thế, những nguyên nhân sau cũng có thể gây ra viêm tai giữa ở mẹ bầu như:

  • Sự tích tụ của ráy tai hoặc do ráy tai dư dịch nhầy. Từ đó, tạo điều kiên rất thuận lợi cho vi khuẩn gây bệnh.
  • Do mẹ bầu bị cảm lạnh, cảm cúm.
  • Thia phụ từng bị viêm tai giữa mãn tính: Khi mang thai, nguy cơ bị viêm tai giữa càng tăng cao.
  • Do sự mệt mỏi khi mang thai, khiến mẹ bầu có thói quen nằm nghiêng một bên quá lâu, từ đó tạo áp lực lên tai.
  • Do có xảy ra chấn thương vùng tai, để lâu ngày tạo điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn xâm nhập vào phát triển.

Theo các chuyên gia cho biết, việc xác định chính xác nguyên nhân gây viêm tai giữa khi mang thai, có thể giúp bác sĩ điều trị can thiệp chuyên môn đúng mục đích, giúp mẹ bầu nhanh chóng hồi phục, hạn chế ảnh hưởng đến sức khỏe khi mang thai và có một thai kì khỏe mạnh.

Nguyên nhân viêm tai giữa khi mang thai2

Mẹ bầu bị cảm lạnh, cảm cúm cũng có thể là nguyên nhân viêm tai giữa khi mang thai

Điều trị viêm tai giữa khi mang thai

Viêm tai giữa khi mang thai mặc dù không phải là một bệnh quá nguy hiểm. Tuy nhiên, phụ nữ đang trong giai đoạn mang thai, khi có những triệu chứng của bệnh cần được thăm khám chuyên khoa để được điều trị đúng cách nhất nhằm đảm bảo sức khỏe của cả mẹ và bé, tránh trường hợp xảy ra những biến chứng khó lường của bệnh gây ra. Dưới đây là một số phương pháp mà bác sĩ có thể chọn nhằm điều trị hiệu quả cho bà bầu bị viêm tai giữa:

Sử dụng loại thuốc không kê đơn

Sau khi chẩn đoán và tìm ra nguyên nhân gây bệnh, đối với tình trạng bệnh còn nằm trong tầm kiểm soát, bác sĩ điều trị có thể sử dụng thuốc không cần kê đơn để điều trị viêm tai giữa cho thai phụ. Tuy nhiên, dù là thuốc không kê đơn, mẹ bầu cần nhận được sự tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng. Thông thường sẽ có một số loại thuốc như sau:

  • Thuốc giảm đau thông thường Ipuprofen: Thuốc dùng để điều trị các triệu chứng do bệnh viêm tai giữa gây ra. Tuy nhiên, một số bệnh nhân có dị ứng với thành phần trong thuốc không được sử dụng loại này để điều trị triệu chứng.
  • Sử dụng thuốc nhỏ tai: Khi tai bị sưng viêm, việc sử dụng thuốc nhỏ tai không kê đơn giúp làm sạch tai hiệu quả. Sau khi nhỏ thuốc, mẹ bầu có thể sử dụng khăm mềm lau sạch phần dịch chảy ra ngoài nếu có. Những dịch được chảy ra cần được vệ sinh sạch sẽ ngay lập tức, từ đó sẽ giúp cho tình trạng nhiễm trùng giảm đáng kể.
  • Sử dụng thuốc thông mũi: Nhiễm trùng tai giữa lâu ngày sẽ dẫn đến hiện tượng dị ứng và ảnh hưởng đến vùng mũi họng của mẹ bầu. Do đó, bác sĩ có thể hướng dẫn sử dụng thuốc thông mũi nhằm làm sạch mũi, tránh tình trạng nhiễm trùng chéo.

Nguyên nhân viêm tai giữa khi mang thai3

Khi điều trị viêm tai giữa, thai phụ cần thực hiện theo đúng hướng dẫn của bác sĩ

Sử dụng phương pháp điều trị bằng kháng sinh

Trong trường hợp thai phụ bị viêm tai giữa nặng hoặc viêm mạn tính, mẹ bầu sẽ được bác sĩ chỉ định thuốc, sử dụng thuốc kê đơn có thành phần kháng sinh sau khi xác định thuốc không ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.

Trong đó, Amoxicillin và Tylenol thuộc nhóm B có khả năng được kê cho bà bầu bị viêm tai giữa. Thuốc có thể sẽ được nhỏ lên đầu tăm bông và đưa vào tai mẹ bầu. Bằng cách này, thuốc sẽ có tác dụng trực tiếp, nhanh chóng và ít ảnh hưởng nhất đến sức khỏe thai nhi. Những loại thuốc kháng sinh này thường được chỉ định nếu tình trạng nhiễm trùng không tự khỏi.

Lưu ý rằng, mẹ bầu cần phải sử dụng đầy đủ các liều dùng theo chỉ định của bác sĩ, ngay cả khi các triệu chứng nhiễm trùng đã có dấu hiệu khỏi. Hầu hết, tất cả các bác sĩ đều rất ngần ngại việc chỉ định dùng thuốc kháng sinh cho phụ nữ đang mang thai vì có ảnh hưởng nhất định đến sự phát triển của thai nhi. Do đó, bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng loại kháng sinh an toàn kết hợp với việc dùng ngoài. Bệnh nhân tuyệt đối không được tự ý sử dụng hoặc thay đổi liều lượng của thuốc trong quá trình điều trị viêm tai giữa nhé!

Ngoài ra, phương pháp phẫu thuận để điều trị viêm tai giữa cũng có thể được áp dụng đối với mẹ bầu đang mang thai. Tuy nhiên, phẫu thuật chỉ được thực hiện khi những phương pháp trên không đem lại hiệu quả.

Trên đây là những nguyên nhân gây ra tình trạng viêm tai giữa khi mang thai. Mẹ bầu khi bị viêm tai giữa, cần thực hiện theo đúng y lệnh bác sĩ điều trị nhằm giữa cho sức khỏe cả em và bé được phát triển bình thường, hạn chế những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

Xem thêm: Viêm tai giữa ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không?

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcTừ Vĩnh Khánh Tường

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Võ Trường Toản. Có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành Dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin