Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Sơ cứu đột quỵ nhẹ là cách cần thiết giúp người bệnh vượt qua “cửa tử” một cách nhanh chóng. Hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây của chúng tôi để biết cách sơ cứu chuẩn nhất nhé!
Khoa học đã chứng minh được cơn đột quỵ nhẹ chính là tín hiệu sớm báo hiệu căn bệnh đột quỵ trong tương lai. Theo thống kê, sau khi gặp cơn đột quỵ nhẹ, có tới 50% bệnh nhân bị ít nhất 1 lần đột quỵ trong vòng 5 năm. Do vậy, bệnh nhân và người nhà cần hiểu rõ tầm nguy hiểm của căn bệnh này qua các dấu hiệu đột quỵ nhẹ sau đây.
Đột quỵ nhẹ, hay còn được biết đến là cơn thiếu máu não thoáng qua. Đây là tình trạng máu ngưng chảy tới não trong một khoảng thời gian ngắn. Cơn đột quỵ nhẹ cũng gây ra các triệu chứng giống như đột quỵ và là một dấu hiệu cảnh báo những cơn nhồi máu não thật sự có thể xảy ra trong tương lai. Thông thường các cơn đột quỵ nhẹ thường tồn tại dưới 24 giờ, và chỉ xuất hiện trong vài phút hoặc chỉ từ 1-2 giờ.
Trên thực tế rất khó để xác định được triệu chứng của thiếu máu não thoáng qua. Các triệu chứng của chúng tương tự như đột quỵ thực sự, nhưng nhiều người không đi khám vì nghĩ rằng các triệu chứng rất ít nghiêm trọng và không kéo dài lâu. Thế nhưng đột quỵ thực sự có thể kéo dài 1 – 2 ngày, nhưng đột quỵ nhỏ chỉ kéo dài từ một đến 24 giờ.
Một số dấu hiệu đột quỵ nhẹ do tình trạng thiếu máu não mà bạn cần lưu ý như:
Nếu không được điều trị sớm, những cơn đột quỵ thực sự có thể xảy ra với bạn bất cứ lúc nào. Tuy nhiên, trên thực tế các dấu hiệu đột quỵ nhẹ này thường bị bỏ qua. Đây cũng chính là nguyên nhân hàng đầu khiến các cơn đột quỵ thực sự có thể xảy ra sớm hơn.
Các cơn đột quỵ nhẹ thường không gây tổn thương não vĩnh viễn. Tuy vậy bệnh nhân không nên xem nhẹ bệnh này. Thiếu máu não thoáng qua thường là dấu hiệu cảnh báo sớm các bệnh tiềm ẩn trong cơ thể bạn có thể gây ra cơn đột quỵ thực sự trong tương lai gần. Hơn 10% bệnh nhân đột quỵ nhẹ có nguy cơ cao bị đột quỵ thực sự trong vòng ba tháng sau. Chính vì vậy đột quỵ nhẹ nên được chữa trị nghiêm túc để phòng tránh các mối nguy hiểm đe dọa đến tính mạng người bệnh trong tương lai.
Việc người bị tai biến mạch máu não cần được những bác sĩ, y tá có chuyên môn y tế sẽ biết cách sơ cứu nhanh và hiệu quả. Trong thời gian chờ cấp cứu, bạn hãy chú ý theo dõi sát sao những dấu hiệu và thay đổi bất thường của người bệnh. Những thông tin này rất quan trọng chúng sẽ giúp nhân viên y tế biết cách can thiệp y tế tốt hơn.
Nếu bệnh nhân bắt đầu xuất hiện dấu hiệu nôn mửa, suy giảm ý thức thì bạn nên cho người bệnh thay đổi sang tư thế nằm nghiêng an toàn hơn. Đây là tư thế được các chuyên gia khuyến cáo trong hồi sức cấp cứu chứng minh giúp bảo vệ đường thở cho bệnh nhân cũng như các biến chứng gặp phải.
Người bệnh đột quỵ bị nếu mất ý thức một phần hoặc hoàn toàn, nếu nằm ngửa lưỡi của bệnh nhân có thể tụt xuống họng gây bít tắc đường thở. Nếu bệnh nhân nôn, nằm ngửa sẽ rất dễ khiến họ hít phải chất nôn gây bít tắc đường thở từ đó gây suy hô hấp nguy hiểm.
Nếu bệnh nhân đột quỵ bất tỉnh hoặc lơ mơ nhưng vẫn có thể thở bình thường, không nôn thì tùy trường hợp có thể giữa nguyên tư thế nằm ngửa hoặc chuyển sang tư thế nằm nghiêng.
Nếu bệnh nhân còn tỉnh táo, bạn hãy cố gắng trò chuyện với bệnh nhân. Sau đó hỗ trợ bệnh nhân nằm ở tư thế thoải mái nhất. Ngoài ra, tuyệt đối không nên bệnh nhân ăn uống hoặc dùng thuốc không có chỉ định cho người bệnh vì lúc này bất cứ vật gì khi đi qua cổ họng của bệnh nhân cũng rất dễ gây bít tắc đường thở gây nguy hiểm đến tính mạng của bệnh nhân.
Trên đây là những chia sẻ của Nhà thuốc Long Châu nhằm giúp các bạn nhận biết các dấu hiệu và cách sơ cứu đột quỵ nhẹ. Hy vọng bài viết đã mang đến cho các bạn những thông tin hữu ích giúp bạn biết cách sơ cứu trong các trường hợp khẩn cấp trong cuộc sống.
Minh Thúy
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.