Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Nhân sâm có tác dụng gì? Những tác dụng phụ có thể gặp khi dùng nhân sâm

Ngày 01/08/2022
Kích thước chữ

Nhân sâm được biết đến là một vị thuốc quý hiếm mang lại rất nhiều lợi ích đối với sức khỏe của con người. Vậy cụ thể nhân sâm có tác dụng gì? Đây là điều mà rất nhiều người muốn tìm hiểu.

Nhân sâm có vị ngọt, tính bình, được sử dụng rất nhiều trong các bài thuốc chữa bệnh. Nhân sâm có tác dụng gì? Ích trí, an thần, giảm đau nhức và chống mệt mỏi… đây là một số lợi ích mà loại thảo dược này đem lại.

Nhân sâm có tác dụng gì?

Rễ của cây nhân sâm khi phơi khô chứa rất nhiều hoạt chất có lợi cho sức khỏe. Một số tác dụng của nhân sâm đã được chứng minh đó là:

Giảm tình trạng căng thẳng

Nhân sâm là loại dược liệu có thể giúp cho chúng ta tỉnh táo về tinh thần và làm giảm cảm giác mệt mỏi. Nhân sâm có thể thay thế cho những loại thuốc chống lo âu và trầm cảm bằng cách cân bằng lượng adrenaline trong cơ thể.

Nhân sâm có tác dụng gì? Nhân sâm có thể làm giảm căng thẳng tâm thần

Kích thích hệ thống miễn dịch và thần kinh

Nhân sâm có tác dụng tăng cường khả năng miễn dịch ở cơ thể và cải thiện chất lượng của cuộc sống. Hoạt chất adaptogenic có trong nhân sâm sẽ kích thích sự trẻ hóa của những tế bào và có thể giúp cho các tế bào bị hư hại được khôi phục. Bên cạnh đó, nhân sâm có thể giúp cho bạn chống lại bệnh cúm và những bệnh lý truyền nhiễm khác.

Hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường

Lượng đường trong máu có thể được giảm một cách đáng kể nếu như bạn thường xuyên sử dụng các chế phẩm được làm từ nhân sâm. Nếu như bạn đang dùng thuốc điều trị đái tháo đường thì không nên dùng đồng thời với nhân sâm bởi có thể khiến cho lượng đường huyết bị giảm xuống mức thấp. 

Ngăn chặn sự phát triển của các tế bào ung thư

Nhân sâm có khả năng ức chế sự phát triển của những tế bào ung thư. Theo một số nghiên cứu cho thấy, hoạt chất Ginsenosides có ở nhân sâm giúp chống lại các khối u và có thể tác động lên các tế bào ung thư phổi, ung thư buồng trứng, ung thư tuyến tiền liệt… Bên cạnh đó, nhân sâm còn có khả năng ức chế sự phát triển của chu kì tế bào cũng như làm chậm quá trình phát triển của các loại tế bào ung thư.

Giảm nồng độ cholesterol

Trong một số nghiên cứu gần đây, nhâm sâm đã được chứng minh có thể làm giảm lượng cholesterol ở trong máu một cách đáng kể nhờ vào hoạt chất ginsenosides.

Nhân sâm có thể làm giảm nồng độ cholesterol trong máu

Nhân sâm có tác dụng gì - Nhân sâm có thể làm giảm nồng độ cholesterol trong máu

Giảm mệt mỏi

Hoạt chất adaptogenic có ở nhân sâm sẽ làm thay đổi sinh lý trong cơ thể nhằm thích nghi với sự mệt mỏi do lao động và làm việc.

Tăng khả năng chịu đựng

Nhân sâm được xem như vị thuốc bổ bởi có thể cải thiện được khả năng chịu đựng. Vị thuốc này thường được dùng cho các vận động viên cần duy trì thể lực ở mức cao.

Tác dụng phụ khi dùng nhân sâm

Mặc dù là một vị thuốc bổ nhưng khi dùng nhân sâm, bạn có thể gặp phải một số tác dụng phụ không mong muốn. Sau vài ngày dùng nhân sâm, cơ thể của bạn sẽ xuất hiện cảm giác bồn chồn và rất dễ kích thích. 

Bên cạnh đó, nhân sâm có thể khiến cho lượng đường trong máu bị giảm nên có thể khiến cho bạn bị tụt đường huyết và mất tập trung.

Nhân sâm có công dụng giống như estrogen nên không được sử dụng cho trẻ em, phụ nữ đang mang thai và cho con bú. Đã có một số báo cáo về sự ảnh hưởng của nhân sâm ở phụ nữ sau khi mãn kinh như tăng huyết áp, chảy máu tử cung, đánh trống ngực… Với những người chưa từng sử dụng nhân sâm sẽ có thể nhận thấy mùi nhân sâm khá khó chịu. 

Nhân sâm có thể làm tăng huyết áp Nhân sâm có thể làm tăng huyết áp

Những đối tượng nên thận trọng khi sử dụng nhân sâm

Tuy là vị thuốc bổ khí đầu vị nhưng không phải bất cứ ai cũng có thể dùng nhân sâm được. Một số đối tượng không nên sử dụng nhân sâm đó là:

  • Người thường xuyên bị trướng bụng, đầy hơi, căng tức và đau bụng, sôi bụng, hay đi tiêu chảy, phân nát. Đặc biệt, người đang bị tiêu chảy, đau bụng nếu sử dụng nhân sâm có thể gây ảnh hưởng đến tính mạng.
  • Người bị trào ngược dạ dày, nôn mửa, tăng huyết áp cũng không nên dùng nhân sâm. Nguyên nhân dẫn đến điều này là do lúc đầu nhân sâm có thể làm tăng huyết áp nhưng sau lại gây hạ huyết áp. Chính vì vậy, nếu như bạn đang ở trong tình trạng tăng huyết áp thì rất dễ dẫn đến căn bệnh tai biến mạch máu não.
  • Phụ nữ trước khi sinh nở cũng không nên sử dụng nhân sâm.
  • Người bị mất ngủ thường xuyên nhưng sức đề kháng lại yếu nếu muốn dùng nhân sâm thì nên dùng vào buổi sáng với liều lượng thấp từ 2 đến 3g / ngày. Bạn cần tuyệt đối không nên dùng lô sâm (đầu núm rễ củ sâm) bởi chúng có thể gây nôn.
  • Trẻ em bị kém ăn, thể trạng yếu, chậm phát triển về tinh thần và thể lực có thể dùng nhân sâm nhưng không nên quá lạm dụng bởi có thể khiến trẻ có nguy cơ bị kích dục sớm.

Hy vọng những thông tin ở bài viết trên đã giúp bạn hiểu rõ về nhân sâm có tác dụng gì và những tác dụng phụ mà nhân sâm có thể gây ra. Để mang đến hiệu quả tốt nhất, bạn nên dùng sâm đúng cách và đúng liều lượng nhé.

Xem thêm: Nhân sâm có tác dụng gì cho da? Cách làm đẹp da từ nhân sâm

Lê Hồng

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin