Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Nhiệt miệng là một trong những vấn đề sức khỏe rất hay gặp. Bất kì đối tượng nào cũng có thể bị nhiệt miệng. Vậy khi bị nhiệt miệng uống thuốc gì mau khỏi? Câu trả lời sẽ có ngay trong bài viết dưới đây.
Nhiệt miệng là bệnh lành tính và thường tự khỏi trong 7 - 10 ngày mà không cần điều trị y tế. Tuy nhiên tình trạng nhiệt miệng kéo dài có thể gây đau đớn, khó chịu, thậm chí là bị rách và chảy máu nếu va chạm trong khi nhai thức ăn. Khi này, nhiều người thắc mắc nhiệt miệng uống thuốc gì để khỏi nhanh, giảm đau, rút ngắn thời gian điều trị nhiệt miệng.
Khi nói đến nhiệt miệng, rất nhiều người quan tâm đến việc nhiệt miệng uống thuốc gì để nhanh khỏi, giảm cảm giác đau rát khi ăn uống. Theo các bác sĩ, thực chất khi bị nhiệt miệng không cần uống thuốc cũng có thể tự khỏi trong 7 - 10 ngày nhưng nếu bạn muốn rút ngắn thời gian điều trị nhiệt miệng, đẩy nhanh phục hồi nốt nhiệt trong miệng thì những loại thuốc dưới đây là phương án tốt nhất.
Giải đáp phần nào cho câu hỏi nhiệt miệng uống thuốc gì của nhiều người, bác sĩ cho biết có thể dùng thuốc kháng sinh để đẩy nhanh tốc độ làm lành khi bị nhiệt miệng. Thuốc kháng sinh được dùng trong đa số trường hợp bị nhiệt miệng có kèm theo hiện tượng bội nhiễm. Tác dụng của loại thuốc này là giảm đau, giảm cảm giác sưng viêm hiệu quả trong thời gian ngắn.
Những thuốc kháng sinh thường dùng cho người bị nhiệt miệng phải kể đến như biseptol, thuốc có chứa hoạt chất trimethoprim hoặc sulfamethoxazole. Những loại thuốc kháng sinh dùng trong điều trị nhiệt miệng cần được bác sĩ kê đơn, chỉ định liều dùng cụ thể, tuyệt đối không nên tự ý sử dụng khi chưa thăm khám y khoa. Loại thuốc trị nhiệt miệng được dùng phổ biến hiện nay bạn có thể tham khảo là thuốc nhiệt miệng PV,...
Nhiệt miệng uống thuốc gì? Thuốc kháng nấm là một trong những loại thuốc thường gặp khi kê đơn cho người bị nhiệt miệng. Loại thuốc này thường được chỉ định là thuốc bôi ngoài, dùng bôi lên chỗ bị nhiệt miệng có nhiễm nấm để kháng nấm, tránh tình trạng nhiệt miệng lan rộng và lâu khỏi.
Đối với những trường hợp bị nhiệt miệng nặng, các bác sĩ có thể cân nhắc kê đơn thuốc có chứa corticosteroid cho bệnh nhân. Nếu bạn bị nhiệt miệng lâu ngày không khỏi, tình trạng nhiệt miệng nặng thì cần đến bệnh viện thăm khám và dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Thuốc có chứa corticosteroid thích hợp dùng điều trị nhiệt miệng hiệu quả nhưng cần cân nhắc vì những tác dụng phụ như rối loạn tiêu hóa, rối loạn miễn dịch, đau dạ dày,... Tuyệt đối không nên tự ý mua thuốc và sử dụng tại nhà mà không được bác sĩ tư vấn, chỉ định.
Nếu bạn đang không biết nhiệt miệng uống thuốc gì thì thuốc kháng viêm là câu trả lời bạn đang tìm kiếm đấy. Hai loại thuốc kháng viêm thường được dùng cho người bị nhiệt miệng là Colchicine và thuốc Prednisone. Tuy vậy, cả 2 loại thuốc này đều là thuốc kê đơn, cần thăm khám sức khỏe trước khi sử dụng, tuyệt đối không tự ý uống tại nhà.
Bên cạnh thắc mắc nhiệt miệng uống thuốc gì, nhiều người cũng lo ngại sử dụng thuốc quá nhiều gây hại đến sức khỏe. Vậy tóm lại, khi bị nhiệt miệng có bắt buộc phải uống thuốc không? Câu trả lời là không, nhiệt miệng có thể tự khỏi trong 7 - 10 ngày và thậm chí nhanh hơn khi bạn áp dụng những cách sau:
Súc miệng bằng nước muối: Chăm sóc răng miệng khi bị nhiệt miệng có ảnh hưởng rất lớn đến tốc độ khỏi bệnh. Khi đang bị nhiệt miệng, bạn nên súc miệng bằng nước muối thường xuyên sau khi ăn để diệt khuẩn, làm sạch khoang miệng, giảm khả năng vi khuẩn sinh sôi, phát triển làm nốt nhiệt miệng viêm nhiễm.
Dùng mật ong hỗ trợ chữa nhiệt miệng: Cách chữa nhiệt miệng dân gian từ mật ong có hiệu quả rất tốt, bạn nên áp dụng để mau chóng khỏi bệnh. Mật ong chứa nhiều hoạt chất kháng khuẩn tự nhiên, hỗ trợ giảm viêm nhiễm vết nhiệt miệng, tránh tình trạng nhiễm trùng xảy ra ở vết nhiệt miệng. Mỗi ngày bạn chỉ cần dùng tăm bông thấm mật ong bôi lên trên vết nhiệt miệng và để yên trong 2 - 3 phút rồi súc miệng, nhiệt miệng sẽ rất nhanh biến mất.
Ngậm đá: Bạn không nghe lầm đâu, việc ngậm đá trong miệng cũng đem lại hiệu quả điều trị tích cực mà không cần dùng đến thuốc. Đá lạnh sẽ giảm triệu chứng sưng viêm ở vết nhiệt miệng, từ đó thúc đẩy vết thương mau lành hơn.
Uống nước ép trái cây: Nhiệt miệng uống gì? Nhiệt miệng ngoài lựa chọn uống thuốc theo đơn kê của bác sĩ, bạn có thể bổ sung thêm các loại nước ép trái cây tươi nhằm tăng cường vitamin cho cơ thể, giải nhiệt từ bên trong, tăng cường sức đề kháng tự nhiên.
Bên cạnh việc tìm hiểu cách chữa nhiệt miệng bằng thuốc, bạn cũng nên biết cách phòng tránh nhiệt miệng để hạn chế gặp phải hiện tượng khó chịu này. Nhiệt miệng có khả năng tái phát nên việc đề phòng là điều cần thiết. Bạn có thể áp dụng một số biện pháp giảm nguy cơ bị nhiệt miệng như:
Mong rằng với bài viết trên đây từ Nhà thuốc Long Châu đã giúp bạn giải đáp được thắc mắc nhiệt miệng uống thuốc gì. Nếu tình trạng nhiệt miệng kéo dài quá 10 ngày hoặc nhiều hơn, việc bạn cần làm là đến bệnh viện để kiểm tra sức khỏe, tìm ra nguyên nhân chính gây nhiệt miệng và điều trị dứt điểm, hạn chế tái phát sau này.
Xem thêm:
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên
Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.