Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Răng số 7 là chiếc răng vĩnh viễn có vai trò rất quan trọng, không chỉ với hoạt động ăn nhai mà còn giúp ổn định cung hàm. Khi vì lý do nào đó mà răng số 7 bị loại bỏ, chắc chắn mọi người đều sẽ quan tâm đến việc nhổ răng số 7 bao lâu thì trồng lại được, chi phí trồng răng số 7 bao nhiêu? Bài viết sau đây sẽ giúp chúng ta giải đáp những vấn đề này.
So với các răng khác trên cung hàm, răng số 7 là chiếc răng phải hoạt động nhiều hơn, đòi hỏi chúng ta phải quan tâm, vệ sinh thật kỹ để tránh cho chúng gặp phải các bệnh lý nha khoa phổ biến như sâu răng, viêm nha chu,... Khi răng số 7 bắt buộc phải nhổ đi, không bảo tồn được thì việc trồng răng số 7 cần được tiến hành để đảm bảo chức năng ăn nhai cũng như không gây ảnh hưởng đến cung hàm. Lúc này, nhổ răng số 7 bao lâu thì trồng được là vấn đề mà bạn cần phải tìm hiểu.
Trên cung hàm mỗi người, răng số 7 (còn gọi là răng cối thứ 2) có diện tích bề mặt rộng, thân răng to. Cùng với răng số 6, răng số 7 đảm nhận vai trò nghiền nát thức ăn thành những mảnh nhỏ trước khi chúng được đưa xuống dạ dày.
Không giống những chiếc răng khác, răng số 7 là chiếc răng vĩnh viễn chỉ mọc một lần duy nhất trong đời, vào khoảng từ 12 - 13 tuổi sau khi một đứa trẻ đã thay toàn bộ răng sữa. Không chỉ chức năng ăn nhai, răng số 7 còn có vai trò duy trì cấu trúc của toàn bộ hàm răng.
Như đã đề cập bên trên, răng số 7 giữ vai trò quan trọng trong hoạt động ăn nhai. Do đó, khi chiếc răng này mất đi, hoặc bị hư hỏng nặng sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng tiêu hóa thức ăn. Bên cạnh đó, nếu răng số 7 không được điều trị kịp thời, phải nhổ đi sẽ dẫn đến các vấn đề khác về răng miệng như:
Răng số 7 không còn sẽ ảnh hưởng nhiều đến quá trình nhai nghiền thức ăn, khiến thức ăn không được nhai kỹ trước khi đưa xuống dạ dày. Lúc này, hệ tiêu hóa phải hoạt động nhiều hơn, áp lực nhiều hơn, lâu dần dẫn đến các bệnh như đau dạ dày, táo bón, viêm đại tràng,...
Do có diện tích bề mặt rộng, thân răng to nên khi mất răng số 7 sẽ tạo ra một khoảng trống lớn, dẫn đến việc các răng bên cạnh bị xô lệch và sai khớp cắn, tác động xấu đến toàn bộ hệ thống hàm nhai.
Mất răng số 7 thời gian dài mà không trồng lại sẽ dẫn đến tình trạng tiêu xương hàm, tụt lợi, khiến bạn bị hóp má, da mặt chảy xệ, đồng thời cơ mặt sẽ bị lão hóa sớm so với tuổi thực tế.
Các răng đối diện không còn sự nâng đỡ khi răng số 7 không còn, dẫn đến việc gây ra áp lực lớn lên quai hàm, khiến cơ hàm bị đau nhức đi kèm các triệu chứng khác như đau đầu, đau mỏi vai gáy,... ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống hàng ngày.
Mất răng số 7 sẽ để lại các khoảng trống lớn khiến thức ăn thường xuyên bị mắc vào, khó làm sạch, tạo điều kiện để vi khuẩn tấn công khoang miệng gây ra các bệnh nha khoa phổ biến như viêm nướu, viêm nha chu, hôi miệng,...
Răng số 7 bị mất không chỉ ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai mà còn để lại khoảng trống trên cung hàm, kéo theo những hệ lụy cho các răng lân cận lẫn khuôn hàm. Do đó, theo bác sĩ nha khoa, để ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm xảy ra, bạn nên trồng răng số 7 sớm nhất có thể. Điều này vừa giúp quá trình trồng răng tiết kiệm tối đa chi phí vừa mang lại hiệu quả cao hơn.
Vậy nhổ răng số 7 bao lâu thì trồng lại được? Trên thực tế, thời điểm thích hợp nhất để trồng lại răng số 7 đã nhổ sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Bạn cần đi khám, bác sĩ nha khoa sẽ dựa trên tình trạng thực tế sẽ đưa ra ý kiến về thời điểm bạn có thể tiến hành trồng lại răng số 7.
Tuy nhiên, thời gian tham khảo là lúc xương hàm lành lại và ổn định. Bởi nếu bạn trồng lại răng số 7 quá sớm khi xương hàm chưa ổn định có nguy cơ gặp phải các vấn đề như lỏng lẻo, đau nhức,... Ngược lại, trồng răng số 7 quá muộn khi xương hàm bị tiêu biến sẽ gây khó khăn cho việc trồng răng.
Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp bác sĩ tiến hành trồng lại răng ngay sau khi nhổ. Do vậy, nhổ răng số 7 bao lâu mới thì trồng lại được sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố, như tình trạng răng, hàm, cơ địa, khả năng lành thương ở mỗi người,... Tốt nhất là bạn nên tuân theo chỉ định từ bác sĩ chuyên môn.
Hiện nay, phục hình răng mất trên cung hàm có nhiều lựa chọn, bao gồm phương pháp trồng răng tháo lắp, bắt cầu sứ, hoặc trồng răng implant. Mỗi phương pháp sẽ cần thời gian lành thương khác nhau trước khi trồng lại. Trong đó, trồng răng implant là giải pháp mang lại hiệu quả tối ưu nhất hiện nay trong nha khoa.
Phương pháp trồng răng implant được đánh giá cao hơn so với các phương pháp chỉnh nha, phục hồi răng khác. Tuy nhiên, bạn cần nắm rõ những ưu lẫn hạn chế của trồng răng implant để quyết định nó có phù hợp với điều kiện cụ thể của mình hay không.
Trồng răng implant có nhiều ưu điểm như sau:
Chi phí cao chính là hạn chế của phương pháp trồng răng implant. Giữa các cơ sở nha khoa sẽ có sự chênh lệch mức giá nhất định, phụ thuộc vào tên tuổi, quy mô, trang thiết bị và đội ngũ bác sĩ chuyên khoa. Do đó, sau câu hỏi nhổ răng số 7 bao lâu thì trồng lại được, vấn đề trồng răng implant khoảng bao nhiêu tiền là điều mà chắc có lẽ ai ai cũng sẽ quan tâm khi có nhu cầu trồng lại răng.
Hiện nay, chi phí thực hiện trồng răng implant dao động từ khoảng 12 - 45 triệu đồng/ trụ. Đây chỉ là mức giá tham khảo, trong quá trình thăm khám, bác sĩ sẽ đánh giá tình trạng cụ thể mới đưa ra được mức giá làm răng implant cụ thể mỗi trường hợp do có thể phát sinh thêm chi phí.
Trường hợp răng số 7 mất quá lâu dẫn đến tiêu xương hàm, bác sĩ phải tiến hành ghép xương mới có thể trồng răng implant. Điều này làm chi phí trồng răng số 7 phát sinh thêm.
Đây là yếu tố rất quan trọng quyết định tổng chi phí thực hiện. Tùy vào chất liệu chế tác trụ răng, mão sứ, khớp nối,... bệnh nhân chọn sử dụng mà mức giá sẽ khác nhau.
Chi phí trồng răng implant còn phụ thuộc vào vào trình độ, danh tiếng của các bác sĩ trực tiếp phục hình răng cho bạn. Bên cạnh đó còn phải kể đến tên tuổi của cơ sở nha khoa, điều kiện về cơ sở hạ tầng vật chất, máy móc trang thiết bị lẫn chính sách của đơn vị cung cấp dịch vụ.
Tóm lại, nhổ răng số 7 bao lâu thì trồng lại được sẽ phụ thuộc vào chỉ định của bác sĩ cũng như phương pháp phục hình răng mà bạn chọn. Hiện nay, trồng răng implant là biện pháp trồng răng số 7 mang lại hiệu quả cao nhất, tuy nhiên chi phí sẽ cao hơn nhiều so với các phương pháp khác. Điều bạn cần lưu ý là tình trạng sức khỏe phải đủ điều kiện mới có thể tiến hành trồng răng implant. Những người bị các bệnh như tiểu đường, máu khó đông hay béo phì thường không được khuyến khích.
Xem thêm: Sau khi nhổ răng kiêng ăn gì và nên ăn gì cho đỡ đau?
Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền
Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.