Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Hiện nay, đau nhức xương khớp không chỉ là bệnh thường gặp ở những người cao tuổi, mà còn xảy ra với những bạn trẻ không có thói quen thường xuyên vận động. Trong số đó, có rất nhiều người đã lựa chọn sử dụng những cây thuốc nam chữa bệnh xương khớp bởi nhiều ưu điểm.
Các bệnh về xương khớp nên được điều trị sớm, tránh để lâu gây ảnh hưởng đến sức khỏe, dẫn đến tình trạng dễ rạn nứt xương khi gặp chấn thương. Để tìm hiểu rõ hơn về những cây thuốc nam chữa bệnh xương khớp cực kỳ hiệu quả, bạn đọc hãy theo dõi qua bài viết này của Nhà thuốc Long Châu nhé.
Bệnh xương khớp là tình trạng suy giảm chức năng hoặc bị tổn thương các bộ phận như các xương, các khớp, sụn khớp, cột sống… Hãy cùng Nhà thuốc Long Châu điểm qua những bệnh xương khớp thường gặp dưới đây:
Thoái hóa các khớp là tình trạng tổn thương sụn khớp và các mô xung quanh khớp, dưới sụn. Các vị trí thoái hóa khớp thường là khớp gối, khớp háng, khớp cùng chậu, khớp cổ tay, cổ chân…
Ở vùng thoái hóa khớp thường xuất hiện phản ứng viêm, làm giảm dịch khớp. Do vậy, người thoái hóa khớp sẽ cảm thấy đau nhức vị trí khớp bị thoái hóa khi vận động, cứng khớp, có tiếng khớp lạo xạo khi di chuyển. Thoái hóa khớp kéo dài thậm chí có thể gây biến dạng khớp, teo cơ.
Thoái hóa cột sống là bệnh lý mãn tính, mô tả sự tổn thương sụn, xương dưới sụn và dịch khớp tại cột sống. Hai vị trí phổ biến xuất hiện thoái hóa trong cột sống là thắt lưng và cổ.
Đây là hệ quả khi cột sống lão hóa, thường gặp là những người trung niên, người lao động nặng, nhân viên văn phòng. Đối tượng thoái hóa cột sống sẽ xuất hiện dấu hiệu đau nhức, cứng cơ dọc cột sống vào sáng sớm. Những cơn đau cột sống thường âm ỉ, đồng thời đau tăng khi hoạt động động và giảm bớt lúc nghỉ ngơi.
Đĩa đệm đúng theo tên gọi là phần đệm giữa các đốt sống, có công dụng giảm tải các áp lực của các đốt sống lên nhau, tạo sự dẻo dai cho cột sống. Thoát vị đĩa đệm là thuật ngữ y khoa chỉ tình trạng nhân nhầy của đĩa đệm cột sống thoát ra ngoài vị trí đĩa đệm, chèn lên rễ thần kinh cột sống gây ra cảm giác đau mỏi đột ngột, tê bì chân tay.
Thoát vị đĩa đệm thường tiến triển theo 4 giai đoạn:
Loãng xương hay còn gọi là giòn xương, xốp xương, diễn ra khi mật độ xương giảm xuống theo thời gian, khiến xương dễ bị gãy hơn khi gặp chấn thương, kể cả chấn thương nhẹ. Tình trạng mất xương do loãng xương không có các dấu hiệu nhận biết rõ ràng, đến khi phát hiện đã là mức độ nặng.
Nguy cơ loãng xương đặc biệt tăng cao ở những người thiếu hụt canxi, vitamin D như người cao tuổi, suy dinh dưỡng, mẹ bầu sau sinh, người dùng corticoid kéo dài… Tùy theo nguyên nhân mà phác đồ điều trị loãng xương cho các trường hợp cụ thể sẽ khác nhau. Tuy nhiên, dù là liệu trình nào thì cũng sẽ tuân theo nguyên tắc giảm hủy xương và tăng tạo xương để bù đắp lại lượng xương mà cơ thể cần.
Đau thần kinh tọa là những cơn đau dọc theo dây thần kinh tọa, kéo dài từ phần dưới thắt lưng cho đến các ngón chân. Nguyên nhân chủ yếu là do thoát vị đĩa đệm, gai cột sống, các yếu tố chèn ép lên rễ thần kinh dưới thắt lưng. Các cơn đau thường mang tính chất đau rát như kim châm, lan xuống vùng mông, sau đùi đến đầu gối.
Những trường hợp đau thần kinh tọa nhẹ thường có thể hồi phục hoàn toàn. Mặc dù vậy nếu không được phát hiện sớm và điều trị đúng cách thì vẫn có thể phát triển thành các biến chứng gây tổn thương vĩnh viễn. Điển hình là các trường hợp tổn thương dây thần kinh tọa gây mất cảm giác ở chân, thậm chí mất chức năng ở ruột và bàng quang.
Hệ thống xương khớp đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc tạo bộ khung cơ thể. Do đó, đau nhức xương khớp không chỉ khiến con người cảm thấy đau đớn, khó chịu mà còn ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống. Vì vậy, các bệnh xương khớp nên được phát hiện sớm để kịp thời điều trị đúng cách.
Theo xu hướng thuần tự nhiên ngày nay, rất nhiều người lựa chọn dùng những cây thuốc nam chữa bệnh xương khớp thay vì sử dụng thuốc tây hay can thiệp ngoại khoa bởi những ưu điểm sau:
Nếu kiên trì sử dụng thuốc nam kết hợp với lối sống khoa học và thói quen sinh hoạt lành mạnh, bạn không chỉ thấy các bệnh cần điều trị được cải thiện rõ rệt mà cả cơ thể cũng sẽ khỏe mạnh hơn rất nhiều.
Đỗ trọng nổi tiếng từ ngàn đời nay là một trong những cây thuốc nam chữa bệnh xương khớp hiệu quả nhất. Trong Đông y, thân đỗ trọng thường được lấy để phơi khô làm thuốc. Đây là loại thảo dược có tính ôn, vị ngọt cay, bổ can thận, cường gân cốt. Để sử dụng đỗ trọng điều trị đau nhức xương khớp, có thể ngâm rượu, sắc thuốc hoặc làm các món hầm.
Trinh nữ có tên gọi thân thuộc hơn là cây xấu hổ, là thực vật thuộc họ Đậu, sống một năm. Bộ phận lấy làm thuốc thường tập trung ở rễ và cành lá. Cây xấu hổ có tính hơi hàn, vị ngọt se, công dụng an thần, chống viêm, giảm đau, hạ áp.
Sau khi phơi khô, rễ cây này có thể dùng để sắc lấy nước uống kết hợp với ngâm các khớp bị đau. Phương pháp này làm tăng lưu thông khí huyết, từ đó khiến các cơn đau nhức và tình trạng viêm giảm đáng kể.
Ngải cứu có tính ấm, vị đắng, có công dụng điều hòa kinh nguyệt, giảm đau, lưu thông khí huyết, trừ hàn thấp, cầm máu, an thai.
Ngải cứu không còn xa lạ gì với người Việt Nam qua món ngải cứu đúc trứng. Ngoài ra, ngải cứu còn rất nhiều công dụng tuyệt vời khác. Một trong số đó là chữa các bệnh xương khớp bởi các thành phần flavonoid - hoạt chất chống viêm, giảm đau; tinh dầu (monoterpen, sesquiterpen) - gây tê tự nhiên và các thành phần khác có tác dụng giảm phù nề, làm thông mạch, giúp phục hồi gân cơ.
Cây lá lốt là thực vật thân thảo, sống lâu năm, thuộc họ Hồ Tiêu. Ngoài công dụng được biết đến là một loại rau gia vị trong chế biến các món ăn thì lá lốt còn được xem như là một cây thuốc nam trong Đông y.
Lá lốt có tính ấm, vị cay nồng, công dụng chữa đau xương khớp, phong thấp, khó tiêu, ra mồ hôi trộm. Để chữa bệnh xương khớp hiệu quả, lá lốt thường được phơi khô rồi sắc lấy nước uống kết hợp với việc dùng lá lốt tươi ngâm rượu trắng để xoa bóp bên ngoài khớp bị đau.
Trong y học cổ truyền, nghệ có tên gọi khác là khương hoàng. Củ nghệ có tính mát và bình, vị cay đắng, công dụng chống viêm, giảm đau, hoạt huyết, tan máu bầm, chống oxy hóa…
Thành phần curcumin trong củ nghệ được mệnh danh là “thần dược” chữa bách bệnh quả không sai. Đối với các bệnh xương khớp, công dụng của củ nghệ được phát huy hết sức qua tác dụng giảm đau, chống viêm, thông kinh lạc, giúp khí huyết lưu thông. Curcumin đặc biệt hiệu quả với những trường hợp thoái hóa khớp, đau khớp gối.
Dây đau xương hay còn gọi là tục cốt đằng, khoan cân đằng. Theo y học cổ truyền tên gọi này có ý nghĩa là tốt cho xương cốt. Thảo dược này có tính mát, vị đắng, công dụng điều trị các triệu chứng bệnh tê thấp, đau xương, dùng làm thuốc bổ. Có thể sắc lấy nước uống hoặc xoa bóp ngoài da.
Trên đây là những cây thuốc nam chữa bệnh xương khớp được Nhà Thuốc Long Châu muốn mang đến cho bạn đọc. Sử dụng dược liệu cổ truyền trị bệnh xương khớp cần có sự hướng dẫn của chuyên gia. Hãy tìm đến những bệnh viện y học cổ truyền uy tín để được tư vấn cụ thể hơn bạn nhé! Kính chúc bạn đọc sức khỏe và tìm kiếm được thông tin hữu ích thông qua bài viết này.
Ánh Vũ
Nguồn tham khảo: soyte.namdinh.gov.vn
Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy
Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.