Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Tiêm vắc xin Covid 19 cho trẻ em từ 12 tuổi trở lên đang nên sử dụng loại nào? Tính an toàn của vắc xin và những lưu ý nào khi tiêm vắc xin cho trẻ? Chúng ta cùng tìm hiểu rõ hơn thông qua bài viết này nhé!
Ở nước ta, ước tính có khoảng 9 triệu trẻ vị thành niên lứa tuổi 12-17. Theo các chuyên gia, trẻ em ít khi bị nhiễm Covid 19, nhưng khi bị thì cũng có thể có các biến chứng hoặc các vấn đề khác.
Quyết định của Cơ quan Dược phẩm Châu Âu (EMA) và Ủy ban Châu Âu là tiêm chủng Covid 19 cho trẻ em từ 12-15 tuổi với vắc xin BioNTech Pfizer - Comirnaty. Theo Chương trình Tiêm chủng mở rộng quốc gia cho biết “Hiện mới có Pfizer có chỉ định tiêm chủng cho trẻ em, nhưng tới đây có thể có thêm các nhà sản xuất nghiên cứu và có thể có thêm vắc xin cho trẻ em”. Do đó, đây là vắc xin duy nhất được chấp thuận sử dụng cho nhóm tuổi 12 tuổi trở lên. Chế phẩm này được tiêm hai mũi, mũi thứ hai sẽ được tiêm sau mũi thứ nhất ít nhất ba tuần.
Hiệu quả của vắc xin BioNTech Pfizer được đưa ra sau khi thử nghiệm với gần 2.000 trẻ em từ 12 đến 15 tuổi không có dấu hiệu nhiễm trùng từ trước thu được kết quả là 100% trẻ em trong số nghiên cứu này đã không bị nhiễm virus sau khi tiêm chủng (mặc dù tỷ lệ thực tế có thể là từ 75% đến 100%).
Theo chuyên gia Wang Guiqiang, giám đốc Khoa Truyền nhiễm tại Bệnh viện Số 1, Đại học Bắc Kinh, độ an toàn của vắc xin đã được kiểm chứng hiệu quả nên trẻ vị thành niên có thể yên tâm tiêm chủng. Nguyên nhân chính của việc chưa tiêm vắc xin cho trẻ vị thành niên ở quy mô lớn là do sự ưu tiên cho nhóm dân số cao tuổi và có nguy cơ cao.
Theo khuyến cáo, rất cần tiêm vắc xin Covid 19 cho trẻ vị thành niên ngay cả khi đã mắc Covid 19. Bởi vì sau khi đã phục hồi sau khi nhiễm virus SARS-CoV-2, trẻ vẫn có nguy cơ (mặc dù hiếm gặp) bị tái nhiễm Covid 19. Để bảo vệ cơ thể khỏi virus toàn cầu, tiêm chủng là phương pháp an toàn, đơn giản, tiết kiệm và hiệu quả nhất.
Việc tiêm vắc xin là cần thiết đối với tất cả mọi người kể cả trẻ em. Tuy nhiên, nếu con bạn có phản ứng dị ứng với các thành phần hoạt chất, tá dược nào liệt kê trong mục thành phần vắc xin đều không được tiêm vắc xin. Cụ thể như sau:
Các tác dụng phụ thường gặp nhất ở trẻ em từ 12-17 tuổi cũng tương tự như ở những người từ 18 tuổi trở lên. Chúng bao gồm đau chỗ tiêm, đau cơ, mệt mỏi, nhức đầu, đau cơ, đau khớp, ớn lạnh và sốt. Những triệu chứng này thường nhẹ đến trung bình và biến mất trong vài ngày sau khi tiêm chủng. Một số người không xuất hiện tác dụng phụ. Tuy nhiên trong trường hợp có bất thường sau tiêm, cần báo ngay cho cơ quan y tế gần nhất.
Trước khi tiêm chủng, cha mẹ nên nói chuyện với con mình trước cuộc hẹn tiêm chủng về những nguy cơ có thể xảy ra.
Sau khi tiêm chủng Covid 19 cho con mình, cha mẹ sẽ được yêu cầu ở lại khoảng 30 phút để có thể quan sát, phòng trường hợp có thể xảy ra dị ứng nghiêm trọng.
Có một số tác dụng phụ có thể xảy ra sau tiêm như sưng tấy, đau nhức ở vị trí tiêm, đau đầu, buồn nôn, đau cơ, sốt, mệt mỏi, những tác dụng phụ này không kéo dài lâu và sẽ biến mất sau vài ngày.
Đến nay, nhiều quốc gia đã tiêm vắc xin ngừa Covid 19 cho trẻ vị thành niên. Ở Canada, tính đến giữa tháng 8, 58% trẻ từ 12-17 tuổi đã tiêm đủ liều. Tại Mỹ, con số này là 50%. Tính đến ngày 19-8, khoảng 56% trẻ từ 12-17 tuổi đã tiêm ít nhất một liều vắc xin Pfizer ở Pháp. Trẻ em ở Đức, Tây Ban Nha…, cũng đang được tiêm vắc xin phòng Covid 19.
Trong cuộc điện đàm với Thủ tướng Phạm Minh Chính, ông Albert Bourla - chủ tịch, giám đốc điều hành Hãng Pfizer, cam kết sẽ nỗ lực hết mình để giao vắc xin cho Việt Nam trong tháng 9 này và quý 4, cũng như sẵn sàng hỗ trợ Việt Nam nhận chuyển nhượng và chuyển giao vắc xin khác.
Hy vọng với những chia sẻ trên sẽ giúp quý đọc giả có cái nhìn tổng quan hơn về những vấn đề xoay quanh tiêm vắc xin cho trẻ vị thành niên từ 12-17 tuổi. Tuy nhiên, trước khi cho con em mình tiêm vắc xin, quý phụ huynh cần tìm hiểu kĩ các thành phần tá dược của vắc xin để ngăn ngừa các phản ứng dị ứng thuốc có thể xảy ra.
Thuý Nguyễn
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.