Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng & chữa bệnh

Những điều cần biết về cách sơ cứu khi bị bỏng điện giật

Ngày 21/04/2022
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Trong số các loại tổn thương do bỏng thì bỏng điện là một dạng tổn thương nặng khi có thể gây ra các vết bỏng từ trong ra ngoài. Vậy khi ở trong trường hợp này, cách sơ cứu khi bị bỏng điện giật ra sao?

Để tìm hiểu rõ hơn về bỏng điện cũng như cách sơ cứu khi bị bỏng điện, bạn hay theo dõi nội dung ở phần nội dung dưới đây.

Những điều cần biết về bỏng điện

Thông thường bỏng điện được chia ra làm hai loại tổn thương đó là bỏng do tia lửa điện và bỏng do luồng điện dẫn truyền vào trong cơ thể. Bỏng điện có thể gây ra những sự tổn thương như:

Tổn thương toàn thân

Khi điện lực càng lớn thì càng kích thích mạnh đến các trung khu điều chỉnh hệ thần kinh trung ương, hệ thần kinh thực vật, hệ tuần hoàn hô hấp. Theo đó, có đến 4 mức độ rối loạn bệnh lý cấp đó là:

  • Nhẹ: Phần tri giác vẫn còn nguyên vẹn nhưng các cơ đã bị co cứng.
  • Vừa: Các cơ bị co cứng với mức độ mạnh. Nếu như luồng điện truyền qua người cách xa so với mặt đất thì nạn nhân có thể bị điện giật bắn ra và rơi xuống đất, gây mất tri giác và chấn thương.
  • Nặng: Người bị bỏng điện có thể bị suy hô hấp hoặc rối loạn nhịp tim.
  • Rất nặng: Người bị nạn có thể bị chết lâm sàng, thậm chí có thể tử vong do ngừng hô hấp hoặc rung thất ngừng tim.
Những điều cần biết về cách sơ cứu khi bị bỏng điện giật1 Thế nào là bị bỏng điện giật?

Tổn thương tại chỗ

Tổn thương tại chỗ do bỏng điện thường được biểu hiện ở đầu vào và đầu ra ở luồng điện, vị trí thường gặp nhất là bàn tay, bàn chân. Khi điện trở càng cao thì cường độ của dòng điện sẽ càng mạnh. Bên cạnh đó, thời gian tác dụng của dòng điện lên cơ thể càng lâu thì sự tổn thương tại chỗ sẽ càng rộng và càng sâu.

Khi bị tổn thương tại chỗ do bỏng điện, da sẽ xuất hiện các đám hoại tử có hình bầu dục, hình tròn hoặc bị xám đen, than hóa. Khi mới bị bỏng điện, rất khó để có thể chẩn đoán được độ sâu của vết bỏng.

Bên cạnh đó, các lớp gân, cơ cũng có khả năng bị hoại tử. Đối với vùng xương sọ hoặc xương trán có thể bị hoại tử và thủng và gây ra chứng viêm màng não. Các tổn thương tại mạch máu ở các chi có thể dẫn đến chảy máu thứ phát và tổn thương thần kinh dẫn đến tê liệt. Ở mức độ nghiêm trọng hơn, toàn bộ phần chi sẽ bị hoại tử và than hóa, thậm chí có thể bị cắt chi.

Những điều cần biết về cách sơ cứu khi bị bỏng điện giật2 Vùng da bị tổn thương do điện giật

Bỏng điện có thể gây nên tình trạng hoại tử thứ phát các mô phát sinh và tổn thương thành mạch. Ở thời gian đầu, các vết bỏng sẽ có những sự giới hạn nhất định. Một vài ngày sau, tại khu vực bị tổn thương có nguy cơ bị thiếu máu, gân và cơ bị hoại tử thứ phát.

Cách sơ cứu bỏng điện

Khi phát hiện thấy có người bị bỏng điện, bạn nên thực hiện theo các cách sơ cứu bỏng điện như sau:

Không chạm vào người nạn nhân khi cơ thể của họ vẫn tiếp xúc với nguồn điện: Trước hết, bạn cần phải ngắt hết các thiết bị điện và nguồn điện ở trong nhà để dòng điện không truyền qua cơ thể người bị nạn. Nếu như không thể ngắt nguồn điện ngay lập tức, bạn hãy đứng ở trên bề mặt khô ráo rồi dùng thanh gỗ hoặc thanh nhựa để đẩy người nạn nhân ra khỏi dòng điện.

Không di chuyển người bị nạn khi cảm thấy không cần thiết: Khi tách nạn nhân ra khỏi dòng điện, bạn không nên cố gắng di chuyển họ sang vị trí khác nếu như cảm thấy không thực sự cần thiết.

Thử kiểm tra xem nạn nhân có gặp phản ứng gì không: Khi bị điện giật, người bị nạn có thể bị bất tỉnh hoặc cũng có thể không gặp phải phản ứng gì khi bạn nói chuyện và chạm vào người họ. Nếu như nạn nhân bị ngưng thở, bạn hãy thực hiện việc hô hấp nhân tạo và áp dụng thủ thuật để hồi sức tim phổi.

Những điều cần biết về cách sơ cứu khi bị bỏng điện giật3 Cách sơ cứu khi bị bỏng điện giật

Gọi cấp cứu: Bạn nên gọi cấp cứu ngay lập tức khi nạn nhân không có phản ứng, bị bỏng nặng, ngưng tim, co giật, khó thở, đau rút cơ… Khi đang chờ sự cứu trợ của y tế, bạn hãy dùng gạc khô để che vết bỏng do điện gây ra, theo dõi các triệu chứng của nạn nhân sau khi bị bỏng điện.

Giữ ấm cơ thể cho bệnh nhân: Bạn nên giữ ấm cơ thể cho nạn nhân để tránh tình trạng các triệu chứng sốc trở nên nghiêm trọng hơn. Theo đó, bạn có thể dùng áo hoặc chăn để đắp cho nạn nhân nhưng tuyệt đối không nên đắp lên phần vết bỏng.

Trên đây là những dạng tổn thương thường gặp và cách sơ cứu bỏng điện giật mà bạn có thể tham khảo để áp dụng vào để sơ cứu nạn nhân. Để tránh trường hợp tình trạng trở nên trầm trọng hơn, bạn hãy áp dụng theo đúng các nguyên tắc này nhé.

Lê Hồng

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại học Nguyễn Thị Hồng Nhung

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin
Chủ đề:Sơ cứubỏng