Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Những điều cần biết về suy hô hấp mạn tính

Ngày 28/04/2022
Kích thước chữ

Suy hô hấp mạn tính là tình trạng nguy hiểm với sức khoẻ. Nhưng không phải ai cũng hiểu đúng và đủ về hội chứng này. Hãy tìm hiểu rõ hơn về suy hô hấp mạn tính và sự nguy hiểm của bệnh này nhé!

Hệ hô hấp là tập hợp các cơ quan có nhiệm vụ lấy oxy vào cơ thể và loại bỏ carbon dioxide ra ngoài cơ thể. Chu trình hoạt động của hệ hô hấp là khí oxy sẽ vào cơ thể thông qua đường mũi. Oxy di chuyển qua máu vào các cơ quan và các mô của cơ thể nhằm duy trì các hoạt động cần thiết.

Khí carbon dioxide sẽ được giải phóng ra khỏi cơ thể khi bạn thở ra. Nồng độ car carbon dioxide trong máu cao có thể ảnh hưởng xấu tới các cơ quan trong cơ thể, làm ảnh hưởng tới nồng đồ oxy trong máu và gây ra các tình trạng nguy hiểm, trong đó có suy hô hấp.

Suy hô hấp mạn tính là gì?

Suy hô hấp được phân thành 2 loại là suy hô hấp cấp tính và suy hô hấp mạn tính. Tình trạng suy hô hấp mạn tính xảy ra khi các ống dẫn khí vào phổi bị thu hẹp và phải chịu tổn thương gây cản trở quá trình vận chuyển không khí vào trong cơ thể. Từ đó khiến lượng oxy giảm và gia tăng lượng carbon dioxide trong máu.

Suy hô hấp mạn tính

Tình trạng suy hô hấp mạn tính có thể gây ảnh hưởng tính mạng nếu không được điều trị kịp thời (Ảnh minh hoạ)

Những dấu hiệu của suy hô hấp mạn tính

Trong giai đoạn đầu của suy hô hấp mạn tính, các triệu chứng của bệnh sẽ không rõ ràng. Những triệu chứng này sẽ xảy ra thường xuyên từ từ trong thời gian dài. Sau khoảng thời gian được coi là “ủ bệnh” này, các triệu chứng của suy hô hấp mạn tính sẽ dần biểu hiện rõ ràng. Các dấu hiệu phổ biến của suy hô hấp mạn tính gồm:

  • Ho khạc đờm;
  • Khó thở hoặc thở gấp;
  • Thở nhanh, khò khè;
  • Da, môi, móng tay nhợt nhạt, có màu xanh nhạt;
  • Mệt mỏi, lo lắng.

Dấu hiệu suy hô hấp mạn tính

Ho khạc đờm là một trong những dấu hiệu điển hỉnh của suy hô hấp mạn tính (Ảnh minh hoạ)

Nếu không chữa trị kịp thời, đúng phác đồ, tình trạng bệnh suy hô hấp mạn tính sẽ ngày càng trở nên phức tạp hơn. Khi bệnh trở nên nghiêm trọng người bệnh có thể bị rối loạn nhịp tim, thậm chí hôn mê.

Bởi vậy, ngay khi nhận thấy cơ thể xuất hiện bất kỳ dấu hiệu bất thường, nghi ngờ bị suy hô hấp mạn tính, hãy tham khảo và gặp bác sĩ càng sớm càng tốt để có được phương án điều trị thích hợp nhất để sớm ngăn ngừa bệnh diễn tiến nặng hơn và tránh các tình huống phải cấp cứu khẩn cấp.

Nguyên nhân gây ra suy hô hấp mạn tính

Một trong những nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng suy hô hấp mạn tính là mắc phải các bệnh lý liên quan tới phổi. Bên cạnh đó, những người bệnh mắc phải các bệnh về cơ, xương hoặc các mô hỗ trợ hệ hô hấp cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng suy hô hấp mạn tính.

Một số các yếu tố làm gia tăng nguy cơ mắc phải hội chứng suy hô hấp mạn tính như:

  • Người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính;
  • Người bị viêm phổi, xơ nang;
  • Người bệnh chấn thương tuỷ sống;
  • Người bị tổn thương cơ ngực, loạn dưỡng cơ;
  • Người bị đột quỵ;
  • Người có chế độ sinh hoạt không khoa học như lạm dụng rượu, bia, nghiện thuốc lá,…

Các phương pháp chẩn đoán suy hô hấp mạn tính

Bên cạnh việc điều tra tiểu sử bệnh, các bác sĩ sẽ sử dụng một số phương pháp để chẩn đoán và đưa ra kết luận chính xác nhất.

  • Khí máu động mạch: Đây là thủ thuật an toàn được sử dụng để đo đo lượng oxy và carbon dioxide trong máu. Từ đó, các bác sĩ sẽ có được những nhận định ban đầu về tình trạng bệnh.
  • Đo nồng độ oxy: Đây là phương pháp chẩn đoán cực kỳ quan trọng để bác sĩ có thể biết được nồng độ oxy trong máu được đưa tới các bộ phận khác nhau của cơ thể.
  • Xét nghiệm hình ảnh: Bác sĩ sẽ sử dụng kỹ thuật chụp X-quang hoặc CT scan để có thể quan sát tình trạng phổi của người bệnh. Từ đó sẽ đưa ra được nguyên nhân gây ra tình trạng suy hô hấp mạn tính.

Điều trị suy hô hấp mạn tính như thế nào?

Tuỳ thuộc vào tình trạng bệnh cũng như thể trạng của từng bệnh nhân, các bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp điều trị hiệu quả và phù hợp nhất. Một só phương pháp điều trị suy hô hấp mạn tính gồm:

  • Liệu pháp oxy: Liệu pháp này giúp gia tăng nồng độ oxy trong máu, bằng cách bổ sung lượng oxy bạn hít vào cơ thể. Oxy được bổ sung thêm sẽ chứa trong bình đựng. Các bác sũ sẽ sử dụng một ống thở đi qua lớp mặt nạ và dẫn oxy chèn trực tiếp vào khí quản.
  • Mở khí quản: Phương pháp này được các bác sĩ lựa chọn khi người bệnh trong tình trạng suy hô hấp mạn tính nghiêm trọng. Phương pháp mở khí quản sẽ được thực hiện bằng cách sử dụng một ống dẫn và đặt ống dẫn này vào khí quản của người bệnh. Thông qua ống dẫn này, người bệnh sẽ có thể thở dễ dàng hơn. Ống dẫn khí quản này có thể đặt tạm thời hoặc vĩnh viễn.
  • Thông khí cơ học: Nếu 2 phương pháp trên không đạt được hiệu quả điều trị, các bác sĩ sẽ tiến hành phương pháp thông khí cơ bản. Nhìn chung, phương pháp này sử dụng máy thở để bơm oxy vào cơ thể thông qua một ống dẫn được đặt ở miệng hoặc mũi của người bệnh.

Điều trị suy hô hấp mạn tính

Tuy vào tình trạng bệnh cụ thể, người bệnh sẽ được áp dụng các phương pháp điều trị khác nhau

Bên cạnh các phương pháp điều trị, việc duy trì một chế độ sinh hoạt khoa học với những thói quan sinh hoạt tốt cho sức khoẻ cũng góp phần hạn chế bệnh diễn tiến nhanh và trở nên nguy hiểm hơn.

Các chuyên gia hô hấp khuyến cáo người bệnh suy hô hấp mãn tính nên áp dụng chế độ dinh dưỡng đầy đủ chất với đủ các nhóm chất cần thiết cho hoạt động của cơ thể, đặc biệt cần bổ sung thêm các loại trái cây vào thực đơn hằng ngày. Ngoài ra, tập thể dục thể thao mỗi ngày cũng là cách giúp giảm tình trạng suy hô hấp. Bạn nên tập các bài thể dục nhẹ hoặc tập thiền, tập thở để cơ thể khoẻ khoắn hơn. Tiếp theo, cần nói không với các sản phẩm chứa chất kích thích. Nếu thấy cơ thể không khoẻ hay có bất kỳ bất thường nào hãy tham khảo ngay ý kiến của bác sĩ chuyên khoa.

Hồng Anh

Nguồn: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Thanh Hải

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...

Xem thêm thông tin