Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Xét nghiệm TSI thường được bác sĩ chỉ định đối với những bệnh nhân nghi ngờ mắc bệnh Basedow nhằm hỗ trợ việc chẩn đoán chính xác. Tuy vậy, trên thực tế, không phải ai cũng hiểu rõ về xét nghiệm này. Cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu về xét nghiệm TSI trong bài viết sức khỏe hôm nay nhé.
Xét nghiệm TSI là gì? Quy trình thực hiện ra sao? Kết quả xét nghiệm có ý nghĩa như thế nào trong chẩn đoán bệnh Basedow? Câu trả lời sẽ được bật mí trong bài viết dưới đây. Tuy nhiên, trước hết hãy cùng Nhà thuốc điểm qua vài nét cơ bản về bệnh Basedow bạn nhé.
Bệnh Basedow hay bệnh Graves là bệnh cường giáp do tự miễn với hoạt động quá mức không ức chế được của tuyến giáp dẫn đến tăng sản xuất hormone tuyến giáp, gây ra tổn thương về mô và chuyển hóa.
Khi mắc bệnh Basedow, người bệnh sẽ có một số biểu hiện trên các hệ cơ quan như sau:
TSI là globulin miễn dịch kích thích giáp, đại diện cho một nhóm các kháng thể globulin miễn dịch với bản chất là IgG. TSI đảm nhận vai trò chống lại các thụ thể tế bào tuyến giáp. Các thụ thể này gắn kết với TSH - hormon kích thích tuyến giáp và có liên quan đêm bệnh nhiễm độc giáp Basedow.
Các nghiên cứu cho thấy, người bệnh Basedow tồn tại kháng thể kích thích TSI khiến tuyến giáp sản sinh ra nhiều hormone giáp. Về bản chất, xét nghiệm TSI là xét nghiệm định lượng kháng thể kích thích tuyến giáp sản xuất nhiều hormon tuyến giáp.
Do đó, việc xác định rõ cơ thể người bệnh có TSI là rất hữu hiệu và mang lại giá trị cao trong chẩn đoán Basedow. Trên thực tế, hầu hết người bệnh nhiễm độc giáp khi xét nghiệm TSI thường cho ra kết quả dương tính.
Ngoài hỗ trợ chẩn đoán bệnh Basedow, xét nghiệm TSI còn có ý nghĩa rất lớn trong việc theo dõi đáp ứng điều trị bệnh Basedow và tiên đoán khả năng tái phát của người bệnh.
Hiện nay, xét nghiệm TSI đang được ứng dụng rộng rãi trên thế giới ngờ độ nhạy cũng như độ đặc hiệu cao trong chẩn đoán bệnh Basedow. Tại Việt Nam, xét nghiệm này cũng ngày càng được quan tâm và được nhiều chuyên gia nội tiết đánh giá cao.
Trên lâm sàng, xét nghiệm TSI thường được bác sĩ chỉ định trong các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh Basedow. Nói cách khác, khi nhận thấy các dấu hiệu của bệnh Basedow nêu trên, bạn cần đi kiểm tra và chắc chắn rằng bác sĩ sẽ chỉ định bạn làm xét nghiệm TSI. Ngoài ra, xét nghiệm này còn được thực hiện đối với các trường hợp mắc một số bệnh lý tuyến giáp khác như:
Quy trình thực hiện xét nghiệm TSI về cơ bản sẽ được tiến hành như sau:
Xét nghiệm TSI được tiến hành trên mẫu bệnh phẩm là máu. Quy trình lấy máu sẽ được thực hiện lần lượt theo các bước sau:
Sau khi lấy được mẫu máu xét nghiệm, mẫu sẽ nhanh chóng được chuyển đến phòng xét nghiệm. Tại đây kỹ thuật viên xét nghiệm sẽ tiến hành quanh ly tâm tách huyết thanh/huyết tương sau đó thực hiện phân tích trên hệ thống máu hóa sinh chuyên dụng. Kết quả xét nghiệm sẽ được đưa ra sau đó.
Kết quả xét nghiệm TSI sẽ nhanh chóng được chuyển từ phòng xét nghiệm về bác sĩ chuyên khoa ngay sau khi có kết quả.
Lúc này, để có thể đưa ra được chẩn đoán chính xác về bệnh lý bạn đang mắc phải, các bác sĩ có thể chỉ định bạn làm thêm một số xét nghiệm chức năng tuyến giáp khác như TSH, FT3, FT4 đồng thời kết hợp với các triệu chứng lâm sàng cùng các thăm dò cận lâm sàng khác như siêu âm tuyến giúp, chụp CT…
Trên đây là toàn bộ những thông tin cơ bản xoay quanh bệnh Basedow và xét nghiệm TSI mà Nhà thuốc Long Châu đã tổng hợp để chia sẻ đến bạn đọc. Hy vọng, qua bài viết hôm nay, bạn đọc sẽ hiểu hơn về xét nghiệm này đồng thời có thêm một lượng kiến thức hữu ích về bệnh Basedow. Chúc bạn sẽ luôn có thật nhiều sức khoẻ và cảm ơn bạn đã luôn dõi theo Nhà thuốc Long Châu.
Xem thêm: AFP L3 và ý nghĩa của xét nghiệm AFP L3 trong ung thư biểu mô tế bào gan
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.