Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Thận ảnh hưởng khá lớn đến sức khoẻ và sự sống của con người. Vậy chúng ta phải làm gì để chăm sóc thận luôn mạnh khoẻ?
Thận là một trong những cơ quan nội tạng có ảnh hưởng cực kỳ quan trọng đối với sức khoẻ và sự sống của con người. Khi thận mạnh khỏe thì quá trình lọc máu sẽ diễn ra một cách tự nhiên và đào thải được những độc tố cũng như những chất cặn bã ra khỏi cơ thể. Chính vì vậy, khi thận yếu đi do bất kỳ lý do nào sẽ làm cho những chất độc hại không thể đào thải. Vậy cần phải làm gì để chăm sóc thận luôn khỏe mạnh. Hãy cùng Nhà thuốc Long Châu theo dõi bài viết sau đây nhé.
Thận là cơ quan bài tiết quan trọng nhất trong hệ tiết niệu, vị trí của thận nằm ở khoang bụng phía sau phúc mạc và nằm đối xứng với nhau qua cột sống. Thận nằm ngang từ đốt ngực T11 đến đốt thắt lưng L3. Thận bên trái sẽ nằm cao hơn thận phải một chút.
Thận có chức năng lọc máu và đào thải những chất độc hại ra bên ngoài theo đường niệu đạo dẫn đến bàng quang. Bên cạnh đó, thận còn có tác dụng giúp tái hấp thụ nước, các loại acid amin và glucose. Hơn nữa, thận còn có khả năng nội tiết, chúng là nơi sản xuất ra những hormone như là renin, erythropoietin, calcitriol.
Vì những lý do bất kỳ nào làm suy giảm chức năng của thận, các chức năng trên không được đảm nhiệm sẽ dẫn đến những vấn đề như rối loạn và sẽ có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình trạng sức khoẻ. Có khả năng phải lọc máu nhân tạo hoặc nghiêm trọng hơn là buộc phải ghép thận.
Một số bệnh lý ở thận thường gặp chẳng hạn như là sỏi thận, bệnh thận đa nang, viêm cầu thận,... Nếu những bệnh lý này kéo dài sẽ làm viêm đường tiết niệu. Nếu trở nặng có thể sẽ dẫn đến suy thận cấp và mạn tính.
Bệnh thận mạn tính là một bệnh lý về thận khá phổ biến. Một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến suy thận chính là đái tháo đường. Có gần 50% người mắc bệnh thận mạn ở giai đoạn cuối có cùng nguyên nhân gây bệnh là đái tháo đường. Ở một số nước tại Châu Á và Mỹ thì tỉ lệ này lên đến 60%.
Một nguyên nhân khác dẫn đến bệnh suy thận mạn tính chính là huyết áp cao. Thận là nơi xử lý máu của cơ thể một cách liên tục và tiếp xúc với khoảng 20% tổng lưu lượng máu trong cơ thể mỗi phút. Khi huyết áp tăng lên sẽ làm áp lực lên cầu thận tăng lên và sẽ ảnh hưởng đến những chức năng của thận.
Sỏi thận hay còn được gọi bằng tên khác là sạn thận, chúng sẽ được tạo thành khi mà lượng nước tiểu cùng với nồng độ khoáng chất trong thận tăng lên cao trong một khoảng thời gian dài và sẽ hình thành những hạt sỏi. Đối với những hạt sỏi thận có kích thước nhỏ, có thể đào thải chúng ra bên ngoài thông qua đường tiểu. Ngược lại, những trường hợp có sỏi thận với kích thước lớn có thể gây nên cảm giác đau đớn hoặc có thể gây tắc đường dẫn nước tiểu và dẫn đến hậu quả khó lường.
Nhiễm khuẩn đường tiết niệu là tình trạng nhiễm khuẩn do vi khuẩn ở bất kỳ bộ phận nào thuộc hệ thống tiết niệu. Trong đó phổ biến nhất chính là nhiễm khuẩn ở niệu đạo và bàng quang. Nhiễm khuẩn tiết niệu được chia thành hai mức độ, mức độ phức tạp và không phức tạp. Nhiễm khuẩn đường tiết niệu không phức tạp là tình trạng viêm bàng quang hay viêm thận bể, thường gặp ở phụ nữ mang thai, phụ nữ tiền mãn kinh với những triệu chứng khá nhẹ và dễ điều trị. Mức độ phức tạp cần phải can thiệp bằng cách giải phẫu hoặc can thiệp y tế vào đường niệu đạo và bệnh này có biến chứng ở phái mạnh, người lớn tuổi và trẻ em.
Để thận luôn giữ tốt chức năng của chúng, bạn phải xây dựng cho mình lối sống lành mạnh cùng với những cách chăm sóc thận đúng đắn và thường xuyên tầm soát.
Đối với những người béo phì hoặc thừa cân sẽ có những ảnh hưởng khá lớn đến sức khoẻ, họ luôn có nguy cơ mắc những loại bệnh lý như tiểu đường, huyết áp cao, tim mạch, những bệnh lý này có thể làm hỏng thận. Chính vì thế mà chúng ta cần phải theo dõi thường xuyên và duy trì trọng lượng của cơ thể một cách phù hợp.
Đối với những người đang mắc bệnh tiểu đường hoặc có lượng đường huyết cao cũng là những đối tượng dễ bị tổn thương thận. Khi mà những tế bào bên trong cơ thể không thể xử lý hết lượng đường trong máu, lúc này bắt buộc thận phải làm việc nhiều hơn để lọc máu. Nếu như điều này xảy ra trong dài hạn có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng. Ngược lại, nếu lượng đường trong máu được kiểm soát thì có thể giảm thiểu được nguy cơ có hại cho thận. Bên cạnh đó, bạn cũng cần phải thăm khám định kỳ, nếu như bệnh được phát hiện sớm, bác sĩ cũng có thể kịp thời tìm cách để giảm tổn thương cho thận.
Ngoài những điều trên, uống đủ nước, luyện tập và vận động thường xuyên cũng như hạn chế sử dụng thuốc lá hay rượu bia cũng sẽ giảm thiểu được nguy cơ có hại cho thận.
Vitatree Kidney Tonic là sản phẩm bổ thận, tráng dương và có tác dụng tăng cường các chức năng tiết niệu. Viên uống này được chiết xuất từ các dược liệu tự nhiên. Sản phẩm viên uống bổ thận Vitatree Kidney Tonic 100V được các chuyên gia đánh giá cao và được tin dùng bởi rất nhiều người.
Sản phẩm này có công dụng tráng dương, bổ thận và tăng cường chức năng của hệ thống tiết niệu. Vitatree Kidney Tonic 100V giúp thúc đẩy quá trình trao đổi của các tế bào chất và giúp phục hồi làm giảm tình trạng giữ nước cũng như làm giảm tần số tiết niệu. Ngoài ra, sản phẩm này còn giảm thiểu các triệu chứng chẳng hạn như mệt mỏi, sinh lý suy giảm, kinh nguyệt không đều. Những triệu chứng bất bình thường trong quá trình mãn kinh, mất ngủ, thị lực kém,...
Bài viết trên là những chia sẻ của Nhà thuốc Long Châu về thận cũng như những cách chăm sóc thận luôn mạnh khoẻ và viên uống bổ thận Vitatree Kidney Tonic. Hy vọng những chia sẻ trên của Long Châu sẽ hữu ích với các bạn.
Minh Thuý
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.