Tốt nghiệp Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có nhiều năm trong lĩnh vực dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Y học cổ truyền và những bài thuốc dân gian như một kho tàng tri thức của nhân loại. Việc sử dụng các thảo dược đến từ thiên nhiên không chỉ hỗ trợ điều trị bệnh mà còn là một nét văn hoá của người dân bản địa ở các vùng miền trên toàn thế giới. Một trong những loại thảo dược có tác dụng tuyệt vời đó là cúc tím.
Cúc tím là một loại thảo mộc dễ sống, có nguồn gốc từ Bắc Mỹ và được trồng rộng rãi ở nhiều vùng. Đây là một vị thuốc rất tốt, từ lâu đã được sử dụng trong việc tăng cường sức khỏe con người. Vậy cúc tím có những lợi ích gì và tác dụng ra sao, hãy cùng tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây nhé.
Cúc tím, hay còn gọi là Echinacea, là một nhóm thực vật có hoa trong họ cúc. Nhóm này có 9 loài, nhưng được sử dụng trong y học thì thường có 3 loài đó là: Echinacea Purpurea, Echinacea Angustifolia và Echinacea Pallida.
Cúc tím có nguồn gốc từ Bắc Mỹ, đã được sử dụng làm thuốc từ hơn 400 năm trước trong các bộ tộc địa phương. Cúc tím được biết đến lần đầu với công dụng trị rắn cắn, sau này chúng được phổ biến hơn và có thể sử dụng để điều trị cảm cúm, cảm lạnh hay viêm đường hô hấp trên.
Bộ phận sử dụng làm thuốc của cúc tím là cả phần trên và rễ cây. Cúc tím và các sản phẩm từ cúc tím có nhiều hoạt chất như: Acid caffeic, Alka amide, acid phenolic, acid rosmarinic… Các hoạt chất giúp cho cúc tím có tác dụng tốt trong việc tăng cường khả năng miễn dịch, giảm phản ứng viêm và hỗ trợ giảm lượng đường trong máu.
Là một thảo dược được dùng nhiều trong y học, cúc tím chứa đựng những hoạt chất có tác dụng hỗ trợ và điều trị bệnh tuyệt vời. Dưới đây là một số tác dụng của cúc tím mà Nhà Thuốc Long Châu giúp bạn đọc tham khảo.
Trong khi các tế bào hoạt động hằng ngày, chúng cũng thực hiện quá trình oxy hoá. Và khi quá trình này diễn ra, các hóa chất sẽ bị biến đổi và hình thành các gốc tự do. Theo thời gian, các gốc tự do có thể ảnh hưởng đến các hoá chất quan trọng, các ADN và ảnh hưởng đến cả những bộ phận của tế bào. Các nhà khoa học cũng tin rằng các gốc tự do cũng có thể là một trong những yếu tố nguy cơ dẫn đến quá trình lão hoá và các bệnh như ung thư, tiểu đường hay tim mạch.
Trong cúc tím chứa các hoạt chất như flavonoid, acid cichoric và acid rosmarinic là những chất có khả năng chống lại quá trình oxy hóa của cơ thể. Chất chống oxy hóa là những hoạt chất có khả năng bảo vệ hoặc làm chậm quá trình tổn thương các tế bào gây ra bởi các gốc tự do. Những hoạt chất này thường có hàm lượng cao hơn khi được chiết tách từ hoa và trái cây của cúc tím so với các bộ phận khác. Ngoài ra, hợp chất alkamid tìm thấy trong cây còn có khả năng tăng cường hoạt động chống oxy hóa mạnh mẽ.
Từ rất lâu trước đây, cúc tím đã được ứng dụng trong việc điều trị cảm thông thường. Trong một nghiên cứu đánh giá, kết quả cho thấy sử dụng cúc tím có thể làm giảm hơn 50% nguy cơ mắc cảm lạnh, giảm thời gian cảm lạnh thông thường gần một ngày rưỡi.
Cúc tím có khả năng giúp hệ thống miễn dịch được tăng cường, phụ thuộc vào liều lượng sử dụng. Ngoài ra, các y văn đã chứng minh được hoa cúc tím có hiệu quả tốt trong việc điều trị cảm lạnh do virus. Tuy nhiên, tác dụng tốt nhất của cúc tím liên quan đến khả năng chống chọi của hệ miễn dịch là việc chống lại các nhiễm trùng.
Bằng việc sử dụng trà cúc tím với liều lượng 10mg/kg trọng lượng cơ thể, sử dụng trong khoảng 10 ngày, cúc tím có hiệu quả tốt như một chất kích thích hệ thống miễn dịch hoạt động hiệu quả.
Hoa cúc tím được sử dụng như một thuốc giảm đau tự nhiên, có tác dụng tốt trong các trường hợp đau đầu, đau ruột, đau họng, viêm amidan, đau răng…
Có thể dùng bằng cách bôi, đắp lên vị trí tổn thương hoặc uống hãm với nước nóng, sử dụng như trà. Bằng cách này có thể giảm đau hiệu quả.
Sử dụng cúc tím thường xuyên còn có khả năng giảm bớt một số loại viêm khác nhau. Một số báo cáo cho thấy nó có tác dụng trong việc giảm viêm mắt, viêm màng bồ đào. Đây là cơ sở để các chuyên gia tiến hành phân tích, tìm hiểu và bào chế các dạng thuốc phù hợp để ứng dụng tác dụng của cúc tím.
Một số nghiên cứu được tiến hành, và các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng cúc tím có tác dụng tốt trong việc chống viêm và chống vi khuẩn, do đó có tác dụng tốt trong việc ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn Propionibacterium, vi khuẩn này là nguyên nhân phổ biến gây nên tình trạng mụn trứng cá.
Các sản phẩm chăm sóc da từ cúc tím có khả năng cải thiện quá trình lão hoá da, giảm nếp nhăn, dưỡng ẩm, bảo vệ da từ bên trong.
Lượng đường trong máu tăng cao không chỉ làm tăng nguy cơ về bệnh tiểu đường mà còn có thể khiến bạn bị mắc một số căn bệnh bệnh tim mạch nguy hiểm khác.
Theo một số y văn, cúc tím có tác dụng tốt trong việc giảm lượng đường huyết, nguyên nhân do các hoạt chất từ cúc tím có khả năng ức chế các enzym tiêu hoá carbonhydrate, từ đó làm giảm hấp thu đường vào máu.
Ngoài ra, một nghiên cứu khác đã chứng minh được các hoạt chất từ cúc tím có thể khiến tế bào cơ thể nhạy cảm hơn với insulin bằng cách kích thích thụ thể PPAR – y. Chính điều này sẽ giúp kiểm soát nồng độ đường huyết ở mức an toàn, giảm thiểu nguy cơ mắc tiểu đường, các bệnh huyết áp hay bệnh tim mạch.
Các hoạt chất alkamit, axit rosmarinic và axit caffeic có trong cúc tím có tác dụng tốt trong việc cải thiện sức khỏe tâm thần. Cụ thể, các chế phẩm từ Echinacea có thể giảm chứng căng thẳng, lo âu, giúp bệnh nhân thư giãn thoải mái. Tuy nhiên cho đến hiện nay, chỉ tồn tại một số ít các nghiên cứu về tác dụng này của cúc tím, do đó cần được tiến hành các nghiên cứu sâu hơn trước khi cúc tím được khuyến khích sử dụng.
Cúc tím có tác dụng tốt trong việc chống viêm, tăng cường hệ thống miễn dịch, do đó nó cũng có tác dụng trong việc điều trị những bệnh liên quan đến đường hô hấp trên, điển hình như viêm xoang cấp, hen suyễn, cảm lạnh, viêm amidan…
Một số nghiên cứu còn phát hiện ra rằng, cúc tím có khả năng ức chế và giảm tiết các cytokine, tác dụng giãn phế quản, giảm hen suyễn đáng kể.
Nhìn chung, cúc tím là một thảo dược đến từ thiên nhiên có tác dụng tốt trong việc hỗ trợ và điều trị nâng cao sức khoẻ con người. Tuy nhiên không nên tự ý sử dụng hay lạm dụng, vì các tác dụng lâu dài của echinacea còn chưa được nghiên cứu kỹ càng. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc những người có chuyên môn để được tư vấn sử dụng đúng cách. Lưu ý ngưng sử dụng khi phát hiện bất kỳ dấu hiệu bất thường hay tác dụng không mong muốn nào trong quá trình sử dụng cúc tím. Chúc bạn đọc sức khoẻ!
Ánh Vũ
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNguyễn Vũ Kiều Ngân
Tốt nghiệp Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có nhiều năm trong lĩnh vực dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.