Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Những mẹo nhỏ giúp bảo quản rau tươi

Ngày 14/03/2024
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Rau xanh là một phần của chế độ ăn với đầy đủ chất dinh dưỡng. Vì là nguồn dinh dưỡng phong phú, sử dụng rau xanh thường xuyên cũng giúp hỗ trợ miễn dịch của cơ thể, tăng cường sức khoẻ, phù hợp với những người muốn giảm cân. Bên cạnh việc chế biến, sơ chế đúng cách để đảm bảo dinh dưỡng và an toàn vệ sinh thực phẩm thì việc bảo quản rau tươi cũng cần chú trọng.

Rau xanh là nguồn dinh dưỡng không thể thiếu trong bữa ăn mỗi ngày. Tuy nhiên, bạn đã biết cách bảo quản rau tươi như thế nào để rau luôn tươi xanh và giữ được giá trị dinh dưỡng vốn có? Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây, tìm ra những cách bảo quản rau tươi lâu mà vẫn đảm bảo an toàn khi sử dụng nhé.

Không rửa rau củ trước khi bảo quản

Không nên thực hiện rửa rau sau đó đem bảo quản trong tủ lạnh. Rau sau khi rửa ít nhiều sẽ có thể xuất hiện hiện tượng dập nát ở một vài vị trí. Ngoài ra, rau mới rửa vẫn còn chưa ráo nước, khi bảo quản liền trong tủ lạnh nước có sẵn từ rau sẽ tạo ra môi trường ẩm, phù hợp cho nấm mốc, vi khuẩn sinh sôi phát triển. Từ đó, những vị trí rau bị dập nát sẽ lan rộng và làm cho rau khô héo, bốc mùi dù đã được bảo quản trong tủ lạnh.

Vì thế, bạn chỉ rửa rau trước khi sử dụng, không rửa rau rồi đem chúng đi bảo quản để nâng cao thời gian sử dụng cũng như độ tươi và giá trị dinh dưỡng của rau.

Thực hiện phân loại rau

Việc phân loại rau nhằm mục đích có thể bảo quản rau tươi lâu hơn. Do những đặc điểm khác nhau về dinh dưỡng, kích thước, cũng như thời gian bảo quản khác nhau với mỗi loại rau nên nếu đặt chúng cạnh nhau sẽ có nguy cơ dễ hỏng. Cần phân loại ra để tránh những loại rau củ sẽ có thể làm dập nát các loại rau có lá.

Nhung-meo-nho-giup-bao-quan-rau-tuoi 2.png
Các thực phẩm bảo quản trong tủ lạnh đều có thể giữ được độ tươi ngon lâu

Ngoài ra, những củ còn nguyên vẹn chưa sử dụng có thể bảo quản bên ngoài, còn những củ đã cắt ra một phần thì nên bỏ vào hộp hoặc túi zip đặt trong tủ lạnh bảo quản. Có thể đặt ngoài tủ lạnh các loại củ như hành, tỏi, bí ngô, khoai tây, khoai lang,...

Tuy nhiên, có một điều lưu ý đối với khoai tây và hành tây là không để chúng cạnh nhau. Nguyên nhân là do hơi ẩm từ hành tây sẽ làm khoai tây nảy mầm điều này có thể dẫn đến ngộ độc thực phẩm.

Điều chỉnh nhiệt độ phù hợp

Nhiệt độ thấp trong tủ lạnh sẽ hạn chế vi khuẩn hoạt động, giúp rau tươi lâu. Tuy nhiên, môi trường trong tủ lạnh cũng là nơi lý tưởng để nấm mốc phát triển do hơi ẩm của khí lạnh trong tủ lạnh.

Vì thế, có thể giảm độ ẩm trong tủ lạnh để phù hợp cho bảo quản rau tươi lâu. Ngoài ra, cần để rau ở những ngăn chuyên biệt dành cho bảo quản rau do các ngăn này có độ ẩm cũng thấp hơn các ngăn bên ngoài. Để bảo quản rau quả giữ được độ tươi lâu hơn, bạn nên điều chỉnh tủ lạnh ở nhiệt độ thấp từ 1 - 4 độ C, không nên quá cao hoặc quá thấp. Nếu nhiệt độ quá cao sẽ tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển mạnh mẽ. Nhưng nếu nhiệt độ quá thấp sẽ khiến rau quả đóng băng và nhanh hỏng.

Ngoài ra, một số thực phẩm khô như nấm hương, mộc nhĩ,... có thể bảo quản lâu lên đến vài tháng khi không có tủ lạnh. Cần để bảo quản tại nơi thoáng mát, hạn chế ánh sáng và độ ẩm để có thể bảo quản được lâu.

Sử dụng túi zip, hộp nhựa và khăn giấy trong bảo quản rau tươi

Khi mới thu hoạch, rau vẫn sẽ có một độ ẩm nhất định. Nếu bảo quản trong tủ lạnh ngay, độ ẩm từ rau sẽ nhanh chóng khiến chúng bị phân hủy nhanh bởi nấm mốc và vi khuẩn. Vì vậy, nên đặt rau trên rổ có bề mặt lớn và dùng giấy để hút ẩm. Tiếp đến, tiến hành phân loại rau để bảo quản trong tủ lạnh.

Nhung-meo-nho-giup-bao-quan-rau-tuoi 3.png
Sử dụng hộp nhựa, hộp thuỷ tinh là một trong các cách bảo quản rau tươi lâu

Sử dụng khăn giấy với mục đích hút ẩm, hạn chế sinh nấm mốc trong khi bảo quản rau. Thực hiện lót khăn giấy vào túi zip hoặc hộp nhựa, sau đó cho rau đã phân loại vào. Túi zip hoặc hộp nhựa có đậy nắp sẽ hạn chế tối đa hơi ẩm của tủ lạnh xâm nhập. Điều này giúp cho thời gian bảo quản rau tươi được lâu hơn. Thêm vào đó, sử dụng hộp nhựa cũng hạn chế việc dập nát rau và thời gian bảo quản rau có thể lâu hơn sử dụng túi zip. 

Một vài trường hợp khác biệt như rau diếp cá và rau chân vịt, đây là hai loại rau này có hàm lượng dinh dưỡng cao, chứa nhiều vitamin và khoáng chất tốt cho sức khỏe người sử dụng. Khi bảo quản rau diếp cá và chân vịt thì cần được rửa sạch trước khi bỏ vào tủ lạnh. Việc bỏ trực tiếp, không làm sạch sẽ tăng nguy cơ phát triển vi khuẩn, làm giảm thời gian bảo quản rau. Lâu ngày dẫn đến héo và bốc mùi làm ảnh hưởng đến những loại rau khác khi bảo quản cùng thời điểm.

Nhung-meo-nho-giup-bao-quan-rau-tuoi 4.png
Rửa rau trước khi bỏ vào tủ lạnh là điều không nên thực hiện trong quá trình bảo quản rau

Thường xuyên kiểm tra phân loại rau cũ rau mới

Mỗi loại sau khi mới thu hoạch và sau thu hoạch từ 3 - 5 ngày sẽ có sự biến đổi. Do đó, bạn cần thường xuyên kiểm tra việc bảo quản rau củ để phát hiện ẩm mốc và loại bỏ phần hỏng đó đi sớm. Phần hỏng có khả năng lan rộng khiến rau mới cũng khó giữ độ tươi nên bạn loại bỏ càng sớm thì tỷ lệ bảo quản rau tươi càng cao và lâu hơn.

Bảo quản rau tươi có rất nhiều cách phong phú và đa dạng để rau luôn tươi lâu, giữ được nguyên giá trị dinh dưỡng vốn có. Vì vậy, thông qua bài viết này các bạn cũng đã có thể có thêm nhiều cách bảo quản rau phù hợp và từ đó dễ dàng kiểm soát và hạn chế rau bị hư, héo cũng như lên kế hoạch sử dụng nguồn rau hợp lý.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm