Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Những nhóm thuốc nhuận tràng phổ biến và các lưu ý khi sử dụng

Ngày 20/09/2022
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Sử dụng thuốc nhuận tràng là một biện pháp được nhiều người sử dụng khi gặp phải tình trạng táo bón. Tuy nhiên không phải loại thuốc nhuận tràng nào cũng có cơ chế tác động giống nhau và đem lại hiệu quả chữa bệnh. Nếu dùng thuốc nhuận tràng không đúng cách, người bệnh có thể sẽ gặp phải nhiều vấn đề sức khỏe khác.

Thuốc nhuận tràng có khả năng làm tăng nhu động, tăng khối lượng và tần suất đi ngoài ở người bệnh. Từ đó hỗ trợ điều trị hiệu quả bệnh táo bón tạm thời. Vậy có những loại thuốc nhuận tràng nào? Những lưu ý khi sử dụng thuốc nhuận tràng là gì? Hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

Những nhóm thuốc nhuận tràng phổ biến hiện nay

Nhóm thuốc nhuận tràng cơ học

Các hoạt chất thường dùng: Cellulose, Methyl cellulose, Carboxymethyl, Sterculia gum, Macrogol.

Cơ chế tác động: Thuốc làm tăng khối lượng phân (chất xơ), hút nước, tạo lớp gel khiến phân mềm hơn, dễ thoát ra ngoài. 

Hiệu quả điều trị: Nhóm thuốc nhuận tràng cơ học đem lại hiệu quả điều trị táo bón sau 1-3 ngày, an toàn và ít xảy ra các tác dụng phụ. 

Tác dụng phụ khi dùng thuốc: Chất xơ thường dễ gây đầy hơi, tắc nghẽn ruột và thực quản nên khi dùng thuốc người bệnh hãy uống nhiều nước để tránh tình trạng này. Đồng thời, những ai mắc các bệnh loét tá tràng, hẹp ruột, tắc nghẽn đường tiêu hóa thì không nên dùng loại thuốc này. 

Những nhóm thuốc nhuận tràng phổ biến và các lưu ý khi sử dụng 1

Người bị loét tá tràng, hẹp ruột không nên dùng thuốc nhuận tràng cơ học

Nhóm thuốc nhuận tràng thẩm thấu 

Các hoạt chất thường dùng: Glycerin, Sorbitol, Lactulose, Muối Na+, Mg2+,...

Cơ chế tác động: Thuốc làm tăng áp suất thẩm thấu bên trong ruột, khiến ruột hấp thu nhiều nước hơn, từ đó làm mềm phân và tăng nhu động ruột. Nhờ vậy mà bệnh nhân có thể đi ngoài dễ dàng hơn. 

Hiệu quả sử dụng: Thuốc cho hiệu quả điều trị bệnh chỉ sau 15-30 phút sử dụng (trừ lactulose phải mất vài ngày).

Tác dụng phụ: Rối loạn cân bằng nước và điện giải, gây kích ứng trực tràng. Đặc biệt với lactulose, người bệnh còn có thể bị đầy bụng, tiêu chảy. Nhóm thuốc này chống chỉ định với người có kết tràng to, suy tim, trĩ, trẻ em dưới 2 tuổi và người bị dị ứng với  galactose hoặc fructose.

Bột nhuận tràng Constipass Wellcare cũng là một sản phẩm thuộc nhóm nhuận tràng thẩm thấu nhưng có nhiều ưu điểm hơn so với các loại thuốc khác thuộc nhóm này. Thành phần tạo áp suất thẩm thấu Macrogol 3350 hoạt động theo cơ chế sinh lý, không đi vào máu, không được hấp thụ hay lên men trong ruột và được loại bỏ theo phân ở dạng chưa biến đổi. Nhờ vậy mà các tác dụng phụ như đầy hơi, kích ứng niêm mạc hay rối loạn nhu động ruột sẽ không xuất hiện.

Bột nhuận tràng Constipass Wellcare thích hợp để điều trị các trường hợp táo bón mãn tính và thỉnh thoảng đi ngoài khó khăn, không đều.

Những nhóm thuốc nhuận tràng phổ biến và các lưu ý khi sử dụng 2

Bột nhuận tràng Constipass Wellcare thích hợp để điều trị táo bón

Nhóm thuốc nhuận tràng kích thích thần kinh ruột

Các hoạt chất thường dùng: Cascara sagrada, Bisacodyl, Phenolphthalein, Dầu castor, Lá keo.

Cơ chế tác động: Các hoạt chất có trong thuốc sẽ tác động các tế bào thần kinh ở ruột, làm tăng nhu động ruột. Ngoài ra thuốc còn kích thích tế bào niêm mạc ruột kết, làm tăng bài tiết nước và chất điện giải vào ruột, từ đó cải thiện tình trạng táo bón.

Hiệu quả sử dụng: Thuốc nhuận tràng kích thích thần kinh ruột đường uống đem lại hiệu quả sau 6-12 giờ. Nếu dùng thuốc theo đường trực tràng thì sau 15 phút-2 giờ. 

Tác dụng phụ: Buồn nôn, rối loạn cân bằng nước và điện giải, kích ứng trực tràng, co cứng cơ bụng. Nhóm thuốc này chống chỉ định với người bị viêm kết tràng, phụ nữ có thai và đang cho con bú.

Những nhóm thuốc nhuận tràng phổ biến và các lưu ý khi sử dụng 3

Nhóm thuốc nhuận tràng kích thích tác động lên tế bào thần kinh ở ruột

Nhóm thuốc nhuận tràng làm trơn, mềm

Hoạt chất: Dầu khoáng, docusat,...

Cơ chế tác động: Những chất hoạt động bề mặt này sẽ làm giảm sức căn bề mặt, tạo lớp bôi trơn cho bề mặt ruột. Ngoài ra, chúng còn tăng tính thấm, tăng khả năng hấp thụ nước vào ruột từ đó làm mềm phân. 

Hiệu quả sử dụng: 6-8 giờ đối với những hoạt chất làm trơn và 1-3 ngày với các hoạt chất làm mềm. 

Tác dụng phụ: Gây co thắt cơ trơn tiêu hóa nhẹ, kích ứng trực tràng, có thể làm rối loạn việc hấp thụ các vitamin tan trong dầu.

Những lưu ý khi sử dụng thuốc nhuận tràng

Thuốc nhuận tràng đem lại hiệu quả điều trị nhanh chóng cho bệnh nhân bị táo bón. Tuy nhiên người bệnh cũng cần lưu ý một số điểm dưới đây khi dùng thuốc nhuận tràng:

  • Tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nhuận tràng nào.
  • Uống đủ nước và bổ xung chất xơ đầy đủ trước khi sử dụng thuốc nhuận tràng. Uống ít nhất 8 cốc nước mỗi ngày, ăn nhiều rau củ quả, thường xuyên tập thể dục thể thao.
  • Không lạm dụng các loại thuốc nhuận tràng kích thích, thuốc nhuận tràng bôi trơn để tránh các tác dụng phụ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
  • Nếu đã sử dụng thuốc nhuận tràng một thời gian mà tình trạng táo bón vẫn không được cải thiện, hãy thăm khám bởi đó có thể là dấu hiệu cảnh báo của những bệnh lý nghiêm trọng hơn như tiểu đường, ung thư ruột kết, suy giáp,...

Những nhóm thuốc nhuận tràng phổ biến và các lưu ý khi sử dụng 4

Uống đủ nước khi sử dụng thuốc nhuận tràng

Sử dụng thuốc nhuận tràng là một trong những phương pháp được nhiều người lựa chọn khi bị táo bón. Bài viết trên đây là chỉ ra những điểm nổi bật của các nhóm thuốc nhuận tràng phổ biến hiện nay cũng như các lưu ý khi sử dụng thuốc nhuận tràng để điều trị tình trạng đi ngoài khó khăn. Hãy xem xét tình hình sức khỏe và tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nhuận tràng nào bạn nhé!

Hoàng Trang

Nguồn tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm