Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Ngày 5/5 âm lịch là ngày Tết Đoan ngọ. Ngày xưa người ta quan niệm, rượu nếp được dùng để giết sâu bọ trú ẩn trong hệ tiêu hóa. Hiện nay, y học hiện đại cũng đưa ra những nghiên cứu về tác dụng tuyệt vời của rượu nếp trong việc phòng bệnh tật.
Các cụ quan niệm, trong hệ tiêu hóa của người cũng tồn tại nhiều loại sâu bọ, nếu không diệt trừ chúng sẽ sinh sản ngày càng nhiều và gây ra những tác hại xấu đối với cơ thể. Do đó người xưa chọn ngày 5/5 âm lịch hàng năm để giết sâu bọ. Loại thức ăn có đủ vị nóng, chua, cay, ngọt, đắng được người xưa chọn dùng trong ngày này. Rượu nếp hay cơm rượu dùng khi đói bụng sẽ làm sâu trong bụng say rồi chết ngất. Trên thực tế rượu nếp có tác dụng gì? Hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu “Những tác dụng tuyệt vời của rượu nếp đối với sức khỏe người dùng” ở bài viết dưới đây nhé!
Rượu nếp là loại rượu cổ truyền của người dân Việt Nam. Rượu nếp có mùi thơm đặc trưng của gạo nếp quyện với mùi vị của thuốc bắc. Gạo nếp xay và men thuốc bắc là hai nguyên liệu chính của rượu nếp.
Quá trình làm rượu nếp được tiến hành theo các bước như sau:
Một số lưu ý khi làm rượu nếp:
Ngoài được biết đến như một thứ rượu uống thì rượu nếp còn nhiều công dụng tuyệt vời mà người dùng chưa biết đến như:
Các chuyên gia cho biết, rượu nếp cẩm hay rượu nếp cái vừa là thức ăn vừa là đồ uống, dùng cả cái lẫn nước, nó có hương thơm ngọt, được rất nhiều người ưa thích cả trẻ em và người lớn. Rượu nếp vừa có tác dụng bồi dưỡng cơ thể vừa kích thích tiêu hóa giúp ăn ngon miệng hơn.
Ngoài ra, rượu nếp còn có thể kết hợp ăn với sữa chua, món này còn được gọi là “Sữa chua nếp cẩm” là một món ăn tốt cho tiêu hóa và rất được trẻ yêu thích. Lượng cồn trong cơm rượu nếp rất thấp. Khi làm cơm rượu nếp người chế biến chỉ ủ trong 3 ngày (rượu được ủ trong 7 - 10 ngày, lượng đường chuyển hóa thành cồn càng lớn khi thời gian ủ rượu càng lâu). Do đó bạn không cần lo sợ rằng ăn vào sẽ bị say.
Hạt gạo nếp chứa nhiều thành phần chất xơ nên có tác dụng rất tốt trong phòng và chữa bệnh ung thư tuyến tính, trực tràng… Những người hay bị khó tiêu, buồn nôn, nôn mửa có thể dùng một nắm gạo nếp rang khô với một quả cau khô, một ít hạt tiêu cho vào giã nhuyễn, tán thành bột mịn để uống với nước ấm. Điều này sẽ rất có tác dụng làm giảm những triệu chứng trên.
Các nhà nghiên cứu đã tiến hành nghiên cứu trên những người mắc chứng dị ứng sử dụng thuốc hạ huyết áp thì cho ra kết quả cơm rượu nếp cẩm có thể làm giảm nồng độ cholesterol có hại trong máu.
Cụ thể họ tiến hành nghiên cứu trên 2 nhóm bệnh nhân: Nhóm thứ nhất sử dụng thuốc hạ huyết áp, nhóm thứ hai ăn cơm rượu nếp cẩm và cả hai nhóm này đều cùng tham gia vào một quá trình điều trị bằng cách thay đổi hoạt động sống. Kết quả sau hai lần kiểm tra vào tuần thứ 12 và tuần thứ 24 đều cho thấy lượng cholesterol (tổng mức cholesterol và cholesterol có hại) ở nhóm thứ hai giảm nhiều hơn so với nhóm thứ nhất. Điều này chứng tỏ rằng rượu nếp có tác dụng rất tốt trong việc phòng ngừa tim mạch, tăng huyết áp và đột quỵ.
Với mẫu phân tích là cám lấy từ gạo nếp cẩm được trồng ở Mỹ, nhóm nghiên cứu của Đại học bang Louisiana (Mỹ) đã phát hiện thấy lượng lớn chất chống oxy hóa anthocyanin - một chất có khả năng chống ung thư, tim mạch và nhiều loại bệnh khác. Anthocyanin cũng là chất làm cho một số loại rau quả có màu đen sẫm như việt quất, mận, khoai lang tím, cà tím…
Các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng chất chống oxy hóa màu đen có tác dụng bảo vệ thành mạch, ngăn ngừa sự hủy hoại của ADN - một trong những yếu tố gây nên ung thư. Gạo nếp cẩm có màu đen sẫm, sau khi chế biến sẽ chuyển sang màu tím sẫm và nó cũng chứa nhiều khoáng chất và aminoaxit. Đây cũng là lý do tại sao gạo nếp cẩm có tác dụng chống ung thư.
Theo phân tích, sắt trong thành phần gạo nếp rất cao. Thiếu máu do thiếu sắt là một bệnh phổ biến, bệnh nhân thiếu máu thường dẫn đến hoa mắt, chóng mặt, đau đầu, hạ huyết áp… Do đó, ăn gạo nếp hàng ngày sẽ bổ sung sắt cho cơ thể, từ đó phòng được các bệnh về thiếu sắt.
Một trong những công dụng không ngờ của rượu nếp là làm đẹp. Trong gạo nếp chứa một lượng lớn vitamin B có công dụng làm đẹp da, cải thiện chất lượng tế bào da. Cụ thể như:
Phần lớn công dụng của rượu nếp tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên bạn cần lưu ý một số điều sau:
Rượu nếp mang lại rất nhiều lợi ích tốt với cơ thể. Tuy nhiên bạn không nên phụ thuộc và sử dụng chúng thường xuyên mà cần dùng đúng lúc đúng chỗ, tránh gây ra những nguy hại không đáng có. Trên đây là một số kiến thức về “Những tác dụng tuyệt vời của rượu nếp đối với sức khỏe người dùng” mà Nhà thuốc Long Châu chia sẻ. Chúc bạn đọc có một sức khỏe tốt và đừng quên theo dõi trang web của Nhà thuốc Long Châu để biết thêm nhiều thông tin bổ ích về sức khỏe nhé.
Ánh Vũ
Nguồn: Sức khỏe & Đời sống, Vinmec
Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền
Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.