Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Tắc ruột ở trẻ sơ sinh là tình trạng rất nguy hiểm, có thể đe dọa tính mạng của trẻ. Do đó, trẻ bị tắc ruột cần được điều trị kịp thời và có phương pháp chăm sóc phù hợp để hạn chế diễn biến của bệnh và giúp sức khỏe phục hồi.
Khi mới chào đời, hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh vẫn còn đang trong giai đoạn hoàn thiện. Vì vậy, thời điểm này, bé rất dễ gặp nhiều vấn đề về đường tiêu hóa, trong đó có tình trạng tắc ruột. Tắc ruột ở trẻ sơ sinh là một tình trạng nghiêm trọng và cần được xử trí kịp thời. Dưới đây là một số thông tin và biện pháp mà các bậc phụ huynh cần biết khi đối mặt với tình trạng này.
Tắc ruột là tình trạng khi các chất cặn bã cần phải được loại bỏ ra ngoài lại bị tắc nghẽn lại ở đại tràng, hoặc ruột non. Từ đó sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn có hại sinh sôi và phát triển ở đường ruột, dẫn đến nhiều tổn thương cho hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh.
Tắc ruột ở trẻ sơ sinh là tình trạng nghiêm trọng, gây ra nhiều hệ lụy đối với sức khỏe của trẻn nhỏ. Bởi vậy, vấn đề này cần được xem xét một cách nghiêm túc và có kế hoạch điều trị cụ thể. Nguyên nhân gây ra tắc ruột ở trẻ sơ sinh đến từ nhiều yếu tố, và việc xác định được lý do cụ thể là điều cực kỳ quan trọng để bác sĩ có phương pháp điều trị tốt nhất cho bé.
Một số nguyên nhân chính gây tắc ruột sơ sinh bao gồm:
Nếu không điều trị kịp thời, phần ruột bị tắc có thể khiến các chất trong lòng ruột ứ đọng, tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công và dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng. Tuy nhiên, nếu được chăm sóc y tế thích hợp, tắc ruột thường có thể được điều trị thành công.
Trong các trường hợp tắc ruột ở trẻ nhỏ dưới 3 tuổi thì lồng ruột là nguyên nhân phổ biến nhất. Do hệ tiêu hóa của trẻ ở giai đoạn này còn non nớt. Vì thế, khi trẻ bị tắc ruột cần phải đưa đến bệnh viện ngay để được bác sĩ điều trị kịp thời, tránh hậu quả xấu xảy ra.
Lồng ruột là một trong những nguyên chính dẫn đến tình trạng tắc ruột ở trẻ sơ sinh, vì vậy các triệu chứng của lồng ruột liên quan mật thiết đến bệnh này. Triệu chứng đầu tiên nhận biết trẻ sơ sinh khỏe mạnh bị lồng ruột là khóc do đau bụng, có thể kéo đầu gối vào ngực của chúng khi chúng khóc.
Việc nhận biết và nắm rõ dấu hiệu tắc ruột ở trẻ sơ sinh đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe của bé. Dưới đây là một số dấu hiệu mà cha mẹ cần đặc biệt chú ý:
Điều trị tắc ruột do lồng ruột được xem là một tình trạng cấp cứu y tế. Việc cấp cứu khẩn cấp để tránh tình trạng mất nước nghiêm trọng, gây sốc và ngăn ngừa lây nhiễm có thể xảy ra khi một phần của ruột bị hoại tử do thiếu máu.
Quy trình điều trị tắc ruột ở trẻ sơ sinh tại bệnh viện như sau:
Nhìn chung, tắc ruột là vấn đề sức khỏe khá nghiêm trọng, bệnh nhân cần được điều trị dưới sự hướng dẫn của bác sĩ để kiểm soát tốt tình hình sức khỏe, ngăn ngừa diễn biến xấu do hiện tượng tắc ruột xảy ra.
Khi phát hiện tình trạng tắc ruột ở trẻ sơ sinh, phụ huynh cần hành động một cách nhanh chóng và cẩn thận để bảo vệ sức khỏe của bé. Dưới đây là một số bước quan trọng khi phát hiện tình trạng tắc ruột ở trẻ sơ sinh:
Tắc ruột có thể làm cho bé mất nước nhanh chóng. Cha mẹ nên bổ sung nước cho bé bằng cách cho uống nước hoặc bú sữa mẹ thường xuyên. Điều này giúp duy trì sự cân bằng nước và ngăn ngừa tình trạng mất nước nghiêm trọng.
Trong giai đoạn điều trị tắc ruột, bạn nên điều chỉnh thực đơn của bé. Ưu tiên cho bé ăn thực phẩm mềm, lỏng, dễ tiêu hóa như cháo hoặc súp. Tránh thực phẩm khó tiêu, nhiều dầu mỡ hoặc gây đầy hơi. Bạn nên chia ra nhiều bữa ăn nhỏ, thay vì ép bé ăn nhiều trong một bữa.
Đây là bước đầu tiên và quan trọng nhất. Bạn hãy liên hệ với bác sĩ hoặc đưa bé đến cơ sở y tế ngay lập tức sau khi phát hiện các dấu hiệu tắc ruột. Bác sĩ sẽ thực hiện một vài xét nghiệm và kiểm tra để xác định nguyên nhân và mức độ tắc ruột của bé.
Nói chung, tình trạng tắc ruột ở trẻ sơ sinh là một tình huống nghiêm trọng, thời gian xử lý càng sớm sẽ càng ít gây ra hậu quả nặng nề cho bé. Bên cạnh đó, cha mẹ cũng nên chú ý trong việc xây dựng chế độ ăn uống, và sinh hoạt thường ngày của trẻ nhỏ để chủ động phòng tránh các vấn đề về đường tiêu hóa cho bé, đặc biệt là ngăn ngừa tình trạng tắc ruột. Mong rằng qua những thông tin trong bài, bạn sẽ tích lũy thêm kinh nghiệm trong việc chăm sóc trẻ nhỏ, nhất là đối với trẻ sơ sinh.
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên
Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.