Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Võ Trường Toản. Có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành Dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Đau da đầu là tình trạng thường gặp ở nhiều người với các mức độ bệnh lý khác nhau. Việc tìm hiểu các đặc điểm của chứng đau da đầu sẽ giúp chúng ta chủ động hơn trong việc điều trị.
Nhức đầu thường xuyên có thể khiến người bệnh mệt mỏi và khó tập trung gây ảnh hưởng đến sinh hoạt cũng như công việc thường ngày, làm giảm chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Vậy, đâu là nguyên nhân gây ra tình trạng nhức đầu và cách khắc phục tình trạng này ra sao? Hãy cùng tìm hiểm những nội dung này ở bài viết dưới đây nhé.
Nhức đầu hay còn gọi là đau đầu là tình trạng bệnh lý phổ biến, có thể gặp phải ở bất kỳ đối tượng nào. Cơn đau thường xuất hiện ở vùng mặt và đầu của người bệnh. Đôi khi, người bệnh sẽ cảm thấy đau ở vùng cổ trên. Các vị trí đau đầu có thể xuất hiện ở một hay cả hai bên đầu, đau ở một vị trí nhất định hoặc có thể lan ra khắp đầu.
Người bệnh có thể cảm thấy đau âm ỉ, dữ dội hoặc đau nhói ở đầu. Cơn đau có thể phát triển dần dần hay đột ngột, kéo dài từ và phút tới vài ngày.
Đau da đầu có thể gặp ở cả nam giới và nữ giới. Nhức đầu được chia thành hai loại chính:
Nhức đầu nguyên phát: Chiếm khoảng 90% nguyên nhân gây đau. Nhức đầu nguyên phát thường không do bệnh lý khác, không có tổn thương cấu trúc não bộ.
Nhức đầu thứ phát: Nhức đầu thứ phát là cơn đau liên quan tới một tình trạng bệnh lý khác.
Tuy vị trí đau khác nhau nhưng đây có thể là dấu hiệu của một số căn bệnh nguy hiểm. Đau da đầu có thể kèm theo các triệu chứng khác như rụng tóc, vẩy nến, đau đầu, dị ứng, eczema…
Theo ý kiến của các chuyên gia, tùy thuộc vào triệu chứng ở mỗi bệnh nhân mà việc chẩn đoán nguy cơ mắc bệnh sẽ có sự khác nhau. Theo số liệu thống kê cho biết, có đến 51% trường hợp bệnh nhân bị đau da đầu được chẩn đoán mắc bệnh thuộc nhóm đau đầu căng cơ.
Đa số mọi người đều ít đến ý đến đau da đầu ở đỉnh đầu. Da đầu bị đau có thể là triệu chứng cảnh báo của một số bệnh lý. Trong đau đầu nguyên phát, có một đau đầu rất dễ gặp đó là đau đầu căng thẳng hay còn được gọi là đau đầu căng cơ. Loại đau đầu này thường chiếm từ 60 đến 90% trường hợp phụ nữ bị đau đầu. Bệnh thường khởi phát sau giai đoạn bệnh nhân bị căng thẳng tâm lý.
Có hai loại đau đầu căng thẳng đó là đau đầu mạn tính và đau thành cơn với các triệu chứng kéo dài hơn 15 ngày trong vòng 1 tháng và kéo dài suốt 3 tháng liên tục.
Bệnh nhân khi bị đau da đầu thường có cảm giác bị căng hoặc có cảm giác siết chặt tại các cơ và da ở vùng cổ và đầu. Người bệnh có cảm giác đau ê ẩm và nén ép ở đầu, tăng sự nhạy cảm ở xung quanh đầu. Theo đó, bệnh nhân chỉ cần chạm hoặc sờ vào da đầu thì sẽ có cảm giác đau nhức rất khó chịu. Cơn đau thường lan tỏa khắp đầu nhưng gây khó chịu nhất đó là vùng sau đầu của phía trên gáy và vùng cổ.
Chứng bệnh đau đầu căng thẳng thường sẽ trở nặng hơn nếu bạn bị mệt mỏi, stress… Đau đầu căng thẳng gây cho người bệnh cảm giác khó chịu, bực bội, dễ cáu gắt, cơ thể mệt mỏi, ăn uống không ngon miệng.
Đau da đầu bên phải hoặc trái trong đa số các trường hợp có thể là triệu chứng của căn bệnh đau đầu do căng thẳng. Chính vì vậy, để làm giảm bớt những cơn đau da đầu ở bên trái hay bên phải thì bạn cần phải cố gắng hạn chế cũng như kiểm soát tốt nguyên nhân gây ra chứng đau da đầu.
Theo đó, bạn nên giữ tâm lý vững vàng, hạn chế làm việc quá sức khiến cho não bộ phải gánh chịu áp lực. Ngoài ra, để xoa dịu các cơn đau một cách nhanh chóng, bạn nên áp dụng theo các cách sau:
Trong một số trường hợp, nếu như những cơn đau da đầu kéo dài, bệnh nhân nên đến các cơ sở y tế để được các bác sĩ thăm khám và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp nhất.
Đau da đầu gây nên những ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống hằng ngày của chúng ta. Do đó, khi phát hiện ra các triệu chứng bệnh lý, bạn nên nhanh chóng tìm cách khắc phục càng sớm càng tốt nhé.
Mong bài viết trên sẽ mang lại cho bạn thêm nhiều thông tin bổ ích. Hãy tìm hiểu các chủ đề sức khỏe khác qua các bài viết trên website của Long Châu nhé!
Xem thêm:
Lê Hồng
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcTừ Vĩnh Khánh Tường
Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Võ Trường Toản. Có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành Dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.