Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Vì sao ăn ngọt đau đầu? Có cách điều trị và phòng ngừa không?

Ngày 23/04/2023
Kích thước chữ

Nhiều người cảm thấy chóng mặt trước khi ăn có thể do tụt đường huyết. Chóng mặt sau khi ăn ít phổ biến hơn, nhưng cũng có thể xảy ra do một số bệnh hoặc nhạy cảm với thực phẩm đã ăn. Vậy ăn ngọt đau đầu có phải là dấu hiệu của bệnh lý nguy hiểm không và có cách điều trị không?

Ăn nhiều đường làm tăng đường huyết, ảnh hưởng đến nội tiết tố và gây co thắt mạch máu não, dẫn đến đau đầu. Cơ thể luôn cần một lượng đường nhất định để hoạt động, cung cấp năng lượng cho các tế bào. Khi lượng đường trong máu quá cao hoặc quá thấp, sẽ ảnh hưởng đến các hormone khiến các mạch máu trong não co lại hoặc giãn ra, gây đau đầu. Dưới đây là một số nguyên nhân ăn ngọt đau đầu.

Vì sao ăn ngọt đau đầu?

Cung cấp thực phẩm cho cơ thể giúp giảm chóng mặt bằng cách tăng lượng đường trong máu. Vì vậy, nếu bạn cảm thấy chóng mặt sau khi ăn ăn hãy cẩn thận. Có nhiều nguyên nhân khiến bạn chóng mặt sau khi ăn hay ăn ngọt đau đầu. 

Thiếu máu não

Hầu hết các trường hợp chóng mặt là do thiếu máu não, thiếu máu ở hệ thống tiền đình gây ra rối loạn tiền đình. Khi bị rối loạn tiền đình, chế độ ăn uống và lối sống có thể là những yếu tố làm khởi phát cơn chóng mặt, đau đầu. Chẳng hạn, người bị rối loạn tiền đình bị chóng mặt nhẹ khi ăn những thức ăn không phù hợp hoặc thay đổi tư thế đột ngột, khi mệt mỏi, mất ngủ, thiếu chất dinh dưỡng,... 

Chóng mặt có thể kèm theo buồn nôn, đau đầu, hoa mắt, ù tai, mất ngủ, tê bì chân tay, đặc biệt ở người trung niên và cao tuổi. Trong trường hợp này, để khắc phục tình trạng thiếu máu não người bệnh cần bổ sung các các sản phẩm, thực phẩm bổ máu, tăng cường máu não.

Vì sao ăn ngọt đau đầu? Có cách điều trị và phòng ngừa không? 1
Ăn ngọt đau đầu có thể do thiếu máu não

Hạ đường huyết

Chóng mặt, đau đầu sau khi ăn đồ ngọt có thể là dấu hiệu của hạ đường huyết sau khi ăn. Nguyên nhân là do ăn đồ ngọt, làm lượng đường trong máu tăng cao nên tuyến tụy sẽ tiết ra một lượng lớn insulin để đối phó với lượng đường tăng cao này, insulin tiết quá nhiều sẽ làm hạ đường huyết sau ăn. Hiện tượng này thường xảy ra ở những người mắc bệnh tiểu đường, tiền tiểu đường hoặc những người đã cắt bỏ một phần dạ dày. Trong trường hợp này, để tránh ăn đồ ngọt đau đầu nên chia nhỏ bữa ăn và tránh ăn quá nhiều đồ ngọt một lúc.

Huyết áp thấp

Chóng mặt, đau đầu sau khi ăn đồ ngọt có thể do huyết áp giảm đột ngột. Người lớn tuổi, người mắc bệnh Parkinson, người bị rối loạn hệ thần kinh thực vật và đặc biệt là người cao huyết áp rất dễ gặp phải tình trạng này do máu kém lưu thông lên não và hệ tiền đình nên gây chóng mặt. Trong trường hợp này, ngoài việc điều trị bệnh lý, nên chia ăn nhỏ khẩu phần ăn và uống nhiều nước trước bữa ăn sẽ giúp khắc phục tình trạng chóng mặt.

Tác dụng phụ của thuốc

Một số loại thuốc như thuốc trị tiểu đường khi sử dụng có thể gây hạ đường huyết dẫn đến chóng mặt, nhất là ở những bệnh nhân phải dùng thuốc trước bữa ăn. Vì vậy, người bệnh khi sử dụng thuốc Tây để điều trị bệnh cần hỏi ý kiến ​​bác sĩ về việc thay đổi loại thuốc hoặc thay đổi chế độ ăn uống để khắc phục tình trạng đau đầu, chóng mặt.

Do thực phẩm

Nhạy cảm với một nhóm thực phẩm nào đó cũng gây chóng mặt sau khi ăn, kèm theo buồn nôn. Ngoài ra, đồ uống tiêu thụ trong bữa ăn như rượu và cà phê, cũng có thể gây chóng mặt, đau đầu.

Vì sao ăn ngọt đau đầu? Có cách điều trị và phòng ngừa không? 2
Nhạy cảm với một nhóm thực phẩm cũng gây chóng mặt sau khi ăn kèm theo buồn nôn

Thay đổi vị trí đột ngột

Đôi khi chóng mặt sau khi ăn ngọt không phải do thức ăn mà do sự thay đổi tư thế đột ngột từ ngồi sang đứng. Chóng mặt do thay đổi tư thế có thể do rối loạn tiền đình, thiếu máu lên não, các bệnh về tim, huyết áp cao, tiểu đường, chảy máu bất cứ nơi nào trong cơ thể, mang thai. 

Ăn ngọt đau đầu có chữa được không?

Nếu gặp trường hợp ăn ngọt đau đầu vài lần và không để lại hậu quả lâu dài thì hầu hết mọi người không cần quá lo lắng. Đây chỉ là phản ứng tạm thời của cơ thể. Những trường hợp này không nguy hiểm và không cần điều trị nhiều, bạn chỉ cần chú ý hơn trong ăn uống và sinh hoạt. 

Đối với phụ nữ mang thai sau khi ăn đồ ngọt mà cảm thấy chóng mặt, tình trạng này có thể thuyên giảm sau khi sinh con, trừ trường hợp chóng mặt kéo dài, nghiêm trọng thì nên đi khám.

Bệnh nhân tiểu đường cảm thấy chóng mặt sau khi ăn đồ ngọt nên thay đổi thuốc và chế độ ăn uống, kiêng khem nghiêm ngặt và điều trị tích cực hơn.

Nếu tình trạng chóng mặt diễn ra thường xuyên, không chỉ sau khi ăn ngọt mà còn trong nhiều trường hợp khác, thậm chí không rõ nguyên nhân, người bệnh cần đi khám, kiểm tra hệ thống tiền đình để được bác sĩ hướng dẫn điều trị phù hợp.

Phòng ngừa hiện tượng đau đầu sau khi ăn ngọt

Để tránh ăn ngọt đau đầu, người bệnh có thể thử một số cách giảm đau đầu sau:

  • Uống nhiều nước trước và trong bữa ăn. Bạn có thể tìm hiểu uống gì giảm đau đầu hiệu quả.
  • Ăn thành nhiều bữa trong ngày. 
  • Hạn chế sử dụng rượu bia, thuốc lá và các chất kích thích để tránh mất nước. 
  • Nói chuyện với bác sĩ về tình trạng của bạn để điều chỉnh thuốc.
  • Theo dõi tình trạng bệnh khi mắc các bệnh mãn tính như thiếu máu, rối loạn tiền đình, tăng huyết áp, tiểu đường,…
  • Tập thể dục thường xuyên để tăng cường sức khoẻ và duy trì cân nặng. Chế độ ăn uống cân bằng dinh dưỡng có thể làm giảm nguy cơ mắc một số bệnh gây chóng mặt sau khi ăn.
  • Không nên nằm ngay sau khi ăn. 
  • Ăn ít carbohydrate để dễ tiêu hóa. Thực phẩm nhiều carb xấu khiến cơ thể tiêu hóa cách nhanh chóng và điều này có thể gây ra huyết áp thấp sau bữa ăn.
  • Nghỉ ngơi, làm việc hợp lý, thực hiện lối sống lành mạnh để giảm nguy cơ mắc các vấn đề về máu. 
Vì sao ăn ngọt đau đầu? Có cách điều trị và phòng ngừa không? 3
Để tránh ăn ngọt đau đầu nên uống nhiều nước trước và trong khi ăn

Chóng mặt ngắn hạn dường như không nguy hiểm và không cần điều trị. Tuy nhiên, nếu bạn bị ăn ngọt đau đầu thường xuyên thì nên đi khám ​​​​bác sĩ. Vì dựa vào triệu chứng chóng mặt này thì không thể chẩn đoán nguyên nhân cũng như không biết chính xác bệnh gì. Chỉ có đi khám và làm các xét nghiệm, bác sĩ mới tìm ra đúng nguyên nhân và đưa ra phác đồ điều trị đúng, hiệu quả.

Xem thêm:

Cao Hiếu 

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Vũ Kiều Ngân

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có nhiều năm trong lĩnh vực dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin