Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Đau đầu do căng thẳng: Nguyên nhân và cách điều trị

Ngày 18/09/2023
Kích thước chữ

Đau đầu do căng thẳng được nhiều người miêu tả là cảm giác đau như có một vòng dây thắt quanh đầu. Mức độ đau đầu có thể từ nhẹ đến trung bình nhưng đều làm ảnh hưởng đến cuộc sống và công việc. Bạn có thể tìm hiểu nguyên nhân và cách điều trị tình trạng này qua bài viết sau.

Đau đầu là tình trạng khá thường gặp ở những người trưởng thành. Có nhiều nguyên nhân gây nhức đầu. Nhưng một trong những nguyên nhân phổ biến nhất trong xã hội hiện đại là đau đầu do căng thẳng. Trong bài viết này, Nhà thuốc Long Châu sẽ cùng bạn tìm hiểu cách khắc phục tình trạng đau đầu do căng thẳng khó chịu này.

Đau đầu do căng thẳng là gì?

Một trong những dạng đau đầu phổ biến nhất ở người trưởng thành là đau đầu vì lý do căng thẳng hay nhức đầu do căng thẳng. Cảm giác của đau đầu căng thẳng là những cơn đau âm ỉ, khiến vùng quanh trán cảm giác căng tức như có áp lực. Thậm chí cảm giác đau có thể lan ra sau đầu và lan xuống cổ người bệnh. Có những người miêu tả cảm giác này giống như có vật gì đó kẹp và bóp chặt hộp sọ. Có người lại thấy nó giống như khi có một vòng dây thít chặt quanh đầu.

Đau đầu vì nguyên do căng thẳng thường được chia thành hai loại :

  • Đau đầu căng thẳng từng đợt: Tình trạng này sẽ xảy ra theo đợt, mỗi đợt dưới 15 ngày trong tháng.
  • Đau đầu căng thẳng mãn tính: Tình trạng này xảy ra liên tục và mỗi đợt kéo dài hơn nửa tháng.
dau-dau-do-cang-thang-1.jpg
Tỷ lệ người bị đau đầu vì căng thẳng có xu hướng gia tăng

Các cơn đau đầu do căng thẳng có thể kéo dài mỗi cơn từ 30 phút đến vài ngày. Cơn đau thường xảy ra vào giữa ban ngày, bắt đầu từ từ. Những cơn đau đầu mãn tính thường kéo dài thời gian hơn. 

Trong một ngày, cảm giác đau đầu có thể tăng hoặc giảm nhưng dường như chúng luôn tồn tại. Cảm giác đau đầu này ít nhiều sẽ ảnh hưởng đến học tập, công việc nhưng người bệnh vẫn có thể tham gia các hoạt động hàng ngày. Đau đầu căng thẳng không ảnh hưởng đến thị lực, khả năng giữ thăng bằng của cơ thể.

Theo thống kê tại Mỹ, có đến 80% người trường thành gặp tình trạng đau đầu căng thẳng. Trong số đó có khoảng 3% bị đau đầu mãn tính với những cơn đau xuất hiện hàng ngày. Cũng theo các thống kê, nữ giới có xu hướng đau đầu vì căng thẳng nhiều gấp đôi nam giới. Có những người không gặp quá hai lần đau đầu một tháng nhưng cũng có những người phải “sống chung với lũ” liên tiếp từ 60 đến 90 ngày.

dau-dau-do-cang-thang-2.jpg
Đau đầu do căng thẳng là cảm giác không hề dễ chịu

Phân biệt đau đầu do căng thẳng và đau đầu do bệnh lý thần kinh

Ngoài đau đầu vì căng thẳng, tình trạng đau đầu cũng có thể đến tử nguyên nhân bệnh lý. Vậy làm thế nào để phân biệt giữa đau đầu do căng thẳng và đau đầu do bệnh lý? Một số tiêu chí đánh giá và so sánh sự khác nhau giữa đau đầu do căng thẳng và đau đầu do bệnh lý như sau:

Đau đầu vì căng thẳng

Nguyên nhân:

  • Áp lực, căng thẳng trong học tập, công việc, gánh nặng cuộc sống, mâu thuẫn tình cảm.
  • Đặc thù công việc: Làm việc nhiều với máy tính, lái xe đường dài,…
  • Nghỉ ngơi không đủ, mất ngủ, thiếu ngủ.
  • Ăn uống thiếu chất dinh dưỡng.
  • Lạm dụng các chất kích thích như thuốc lá, rượu bia, thuốc an thần,…

Triệu chứng:

  • Cảm giác siết chặt hoặc căng cứng ở vùng đầu, cổ.
  • Cảm giác đau lan tỏa khắp đầu nhưng sau đầu và gần cổ là khó chịu nhất.
  • Không xuất hiện các triệu chứng nôn hay buồn nôn.
  • Khó chịu khi không gian nhiều tiếng ồn nhưng không phải cảm giác bị kích động.

Đặc điểm

  • Đau đầu vì căng thẳng mãn tính, các cơn đau có thể lặp lại theo chu kỳ, xuất hiện thành nhiều đợt. Các đợt kéo dài từ 1 tuần đến 1 tháng thậm chí nhiều tháng.
  • Tính chất cơn đau ổn định, không đau dữ dội.

Đau đầu vì bệnh lý

Nguyên nhân

  • Viêm nhiễm bên trong não hoặc viêm nhiễm ở các bộ phận trên khuôn mặt.
  • Có khối u trong não.
  • Thiếu máu não.
  • Các mạch máu ở vùng đầu bị giãn căng, phù nề hay xoắn vặn.

Triệu chứng:

  • Cơn đau đến bất ngờ với cảm giác đau dữ dội.
  • Kèm theo các triệu chứng khác như nôn ói, ngất xỉu, tê liệt, hôn mê…
  • Huyết áp tăng cao đột ngột.
  • Mờ mắt, giảm thị lực hoặc song thị.
  • Nhạy cảm quá mức, có thể bị kích động bởi âm thanh, ánh sáng.

Đặc điểm

Cách giảm triệu chứng đau đầu do căng thẳng

Đau đầu do căng thẳng ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả học tập hay làm việc. Đau đầu diễn ra thường xuyên làm suy giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh. Để giảm cảm giác khó chịu, người bệnh có thể áp dụng các cách sau:

  • Sử dụng các kỹ thuật thư giãn như chườm nóng vùng vai và cổ, massage và bấm huyệt ở vùng đầu, xông hơi trong mùi hương tự nhiên yêu thích để thư giãn,…
  • Uống trà thảo mộc từ dược liệu cũng là một cách giảm cơn đau hiệu quả. Một số loại trà có tác dụng giảm đau đầu như trà xanh, trà hoa cúc, trà quế, trà gừng,…
  • Chữa đau đầu vì căng thẳng bằng vật lý trị liệu với sự hỗ trợ của chuyên gia cũng là một lựa chọn cho bạn.
  • Trong một số trường hợp, người bệnh sẽ được chỉ định dùng thuốc phù hợp như thuốc chống lo âu, thuốc trầm cảm, thuốc đau đầu,… Tuy nhiên, việc lạm dụng thuốc giống như con dao hai lưỡi. Khi dùng bất cứ loại thuốc nào, người bệnh cũng cần có sự tư vấn của bác sĩ.
dau-dau-do-cang-thang-3.jpg
Giải tỏa áp lực tinh thần sẽ giải quyết căn nguyên của đau đầu do căng thẳng

Biện pháp phòng ngừa đau đầu do căng thẳng

Đau đầu do căng thẳng có thể phòng ngừa hoặc giảm tần suất xuất hiện cơn đau bằng các biện pháp như:

  • Ngủ đủ giấc, nghỉ ngơi hợp lý, làm việc với cường độ vừa phải.
  • Sinh hoạt điều độ, ăn uống đầy đủ để đảm bảo cơ thể không bị thiếu hụt dinh dưỡng.
  • Thực hành các bộ môn giúp thư giãn cả thể chất và tinh thần như thiền, yoga.
  • Thư giãn cùng sở thích cá nhân như trồng cây cảnh, nuôi cá, nuôi mèo, âm nhạc, vẽ tranh,…
  • Giải quyết các vấn đề tiêu cực đang gặp phải trong mối quan hệ tình cảm.
  • Từ bỏ những chất kích thích gây căng thẳng.

Nhìn chung, đau đầu do căng thẳng thường có mức độ từ vừa đến trung bình. Đây không phải loại đau đầu có thể làm ảnh hưởng trầm trọng đến sức khỏe ngay lập tức. Nhưng nếu kéo dài hoặc trở thành mãn tính, bệnh sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe thể chất, sức khỏe tinh thần và chất lượng cuộc sống của người bệnh. 

Vì vậy, người bệnh nên theo dõi các cơn đau. Nếu đau đầu thường xuyên có thể ghi chép nhật ký. Đây sẽ là một căn cứ hữu ích với các bác sĩ trong quá trình thăm khám và đưa ra cho bạn lời khuyên sau này.

Xem thêm:

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin