Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Những thứ cần phải có trong bộ dụng cụ sơ cứu khẩn cấp của bạn

Ngày 29/04/2022
Kích thước chữ

Bộ dụng cụ sơ cứu không phải là thứ mới mẻ. Tuy nhiên, đây là thứ cần thiết trong mỗi gia đình và chúng ta nên có gì trong mỗi bộ sơ cứu khẩn cấp thì không phải ai cũng biết.

Bộ dụng cụ sơ cứu đã thay đổi trong những năm qua, nhưng chúng vẫn hữu ích hơn bao giờ hết. Bộ sơ cứu có thể giúp những người bình thường trở thành người trợ giúp cho đến khi có sự trợ giúp của chuyên gia. Bạn không cần chứng nhận đặc biệt để thực hiện sơ cứu, nhưng bạn cần có hiểu biết và kỹ năng nhất định.

Những thức cần thiết trong bộ sơ cứu

Kate Elkins là chuyên gia Dịch vụ Y tế Khẩn cấp (EMS). Kinh nghiệm trực tiếp đã cho cô ấy thấy tầm quan trọng của việc có một bộ sơ cứu được dự trữ và bảo quản tốt có thể quan trọng như thế nào. Có một số thứ bạn cần phải có trong bộ sơ cứu của mình. Vì trong một cuộc khủng hoảng, bạn sẽ không có thời gian đến cửa hàng để mua những thứ mình cần.

Những thứ cần phải có trong bộ dụng cụ sơ cứu khẩn cấp của bạn 1 Bộ sơ cứu là vật dụng cần thiết nên có trong mỗi gia đình

Hội Chữ thập đỏ Hoa Kỳ gợi ý rằng một bộ sơ cứu cho một gia đình bốn người bao gồm những vật dụng sau:

  • Hướng dẫn sơ cứu.
  • 2 băng ép thấm hút (5 x 9 inch).
  • 25 băng dính (các loại kích cỡ).
  • 1 băng dính vải (10 thước x 1 inch).
  • 5 gói thuốc mỡ kháng sinh.
  • 5 gói lau sát trùng.
  • 2 gói aspirin (mỗi gói 81 mg).
  • 1 chăn khẩn cấp.
  • 1 cuộn gạc vải.
  • 1 miếng gạc lạnh tức thì.
  • 2 đôi găng y tế.
  • 2 gói thuốc mỡ hydrocortisone.
  • 1 băng gạc 3 inch.
  • 1 băng lăn.
  • 5 miếng gạc vô trùng 3 x 3 inch.
  • 5 miếng gạc vô trùng (4 x 4 inch).
  • Nhiệt kế bằng pin.
  • 2 băng tam giác.
  • Nhíp.

Bổ sung các vật dụng cơ bản với nhu cầu cá nhân và các vật dụng cần thiết để kiểm soát chảy máu. Những thứ như garô thương mại, băng gạc và một chiếc bút dạ. Tham gia khóa đào tạo kiểm soát chảy máu để sử dụng loại thuốc này và chuẩn bị cho trường hợp cấp cứu chảy máu.

Loại bỏ, vứt bỏ hoặc sử dụng và thay thế bất kỳ vật dụng nào trước khi chúng hết hạn. Đặt lịch nhắc trên điện thoại thông minh của bạn để cập nhật vật phẩm trong bộ dụng cụ của bạn sáu tháng một lần hoặc khi nhu cầu chăm sóc sức khỏe của gia đình bạn thay đổi.

Tùy chỉnh bộ dụng cụ của bạn

Những thứ cần phải có trong bộ dụng cụ sơ cứu khẩn cấp của bạn 2 Tùy vào nhu cầu và tình trạng sức khỏe mà bạn có thể tùy chỉnh bộ sơ cứu khẩn cấp cho riêng mình

Hãy nghĩ đến nhu cầu chăm sóc sức khỏe của gia đình bạn khi lắp cùng một bộ sơ cứu. Ví dụ:

  • Nếu bạn có một thành viên trong gia đình bị dị ứng nghiêm trọng, hãy bao gồm thuốc kháng histamine và thuốc tiêm epinephrine.
  • Nếu bạn có các thành viên lớn tuổi trong gia đình có làn da mỏng manh, bao gồm một cuộn băng dính giấy có thể hữu ích để bảo vệ làn da.
  • Nếu bạn hoặc một thành viên trong gia đình sống chung với bệnh tiểu đường, hãy bao gồm một hộp nước trái cây, viên nén và gel glucose, và một bộ dụng cụ tiêm glucagon khẩn cấp.
  • Aspirin dạng nhai, dạng viên có thể giúp ích cho người bị bệnh mạch vành, miễn là người đó không bị dị ứng với aspirin.

Chuyên gia cũng đề xuất đính kèm một ghi chú vào bộ dụng cụ của bạn với hướng dẫn về nơi tìm các vật dụng khác xung quanh nhà và cách hành động trong những trường hợp khẩn cấp cụ thể. Ví dụ, bạn có thể sử dụng một ghi chú để nhắc bạn nơi cất giữ đồ uống và thực phẩm có đường trong trường hợp khẩn cấp về bệnh tiểu đường.

Sơ cứu là kỹ năng sống cần thiết

Những thứ cần phải có trong bộ dụng cụ sơ cứu khẩn cấp của bạn 3 Kỹ năng cơ cứu là điều bạn nên học để phòng ngừa những tình huống bất ngờ

Bộ sơ cứu là một công cụ, nhưng bất kỳ công cụ nào cũng cần một người biết cách sử dụng.

Bộ dụng cụ sơ cứu là nơi kết hợp nhu cầu cá nhân và kỹ năng thực hành. Có nhiều cách để chuẩn bị cho những trường hợp khẩn cấp không liên quan gì đến việc thu thập vật tư. Điều này bao gồm việc học các kỹ năng sơ cứu thực tế mà bạn có thể sử dụng để bảo vệ bản thân và những người khác.

Nhiều kỹ năng thực tế dễ học. Một cần yêu cầu chứng nhận đặc biệt hoặc đào tạo chính thức. Dưới đây là những kỹ năng phổ biến nhất:

  • Thực hiện hồi sinh tim phổi (CPR) chỉ dùng tay.
  • Vận hành máy khử rung tim tự động bên ngoài (AED).
  • Xử lý vết thương và kiểm soát chảy máu.
  • Thực hiện sơ cứu đột quỵ.
  • Sử dụng bộ sơ cứu.

Trên đây là những thứ cần phải có trong bộ dụng cụ sơ cứu khẩn cấp của bạn. Đây sẽ là những vật dụng cứu bạn hoặc những người xung quanh trong những tình huống nguy cấp nhất. Vì thế đừng ngần ngại trang bị trong gia đình mình một bộ sơ cứu với đầy đủ những dụng cụ trong bài biết trên và học những kỹ năng sơ cứu cần thiết để bạn có thể kịp thời ứng phó trong những tình huống bất ngờ.

Bảo Hân

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Vũ Kiều Ngân

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có nhiều năm trong lĩnh vực dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin