Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Những triệu chứng tụt canxi nào mà bạn cần biết?

Ngày 27/05/2020
Kích thước chữ

Hạ canxi là một bệnh khá nguy hiểm nếu không được phát hiện và điều trị sớm. Nắm vững những triệu chứng tụt canxi sẽ giúp chúng ta chủ động đối phó với căn bệnh nguy hiểm này.

Cùng tìm hiểu tụt canxi là gì và những triệu chứng của bệnh qua bài viết dưới đây bạn nhé.

Tụt canxi là bệnh gì?

Canxi là một loại khoáng chất vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của cơ thể. Có đến 98% canxi nằm ở xương và răng, 2% còn lại là canxi ion nằm trong máu để thực hiện các chức năng thần kinh cơ và đông máu. Do đó, việc thiếu hụt canxi sẽ gây ra rất nhiều chứng bệnh nguy hiểm. Trong đó, hạ canxi là căn bệnh khá phổ biến với lứa tuổi học đường.

Hạ canxi hay cụ thể hơn là hạ canxi máu có tên gọi khác là tụt canxi máu. Tình trạng này diễn ra khi nồng độ canxi ở trong phần dịch của máu hoặc huyết tương thấp hơn mức trung bình.

Những triệu chứng tụt canxi nào mà bạn cần biết 1Hạ canxi khá phổ biến ở học sinh

Nguyên nhân gây hạ canxi máu là gì?

Theo các chuyên gia y tế, nguyên nhân phổ biến nhất gây ra tình trạng hạ canxi máu là suy tuyến cận giáp. Khi mắc bệnh này, cơ thể tiết ra lượng hormone tuyến cận giáp ít hơn trung bình, dẫn đến mức canxi trong cơ thể cũng thấp theo. Được biết suy tuyến cận giáp có thể di truyền hoặc do ảnh hưởng của phẫu thuật cắt bỏ tuyến giáp hay ung thư đầu và cổ.

Ngoài suy tuyến cận giáp, các nguyên nhân khác có thể gây ra tụt canxi máu bao gồm:

  • Chế độ ăn uống không cung cấp đủ canxi hoặc vitamin D.
  • Hạ canxi máu do nhiễm trùng.
  • Do tác dụng phụ của một số loại thuốc như phenytoin (dilantin), phenobarbital và rifampin.
  • Căng thẳng, lo lắng cũng gây hạ canxi máu.
  • Tập thể dục cường độ mạnh.
  • Cơ thể có mức magiê hoặc phosphate không đều.
  • Bệnh thận gây hạ canxi máu.
  • Tiêu chảy, táo bón hoặc các rối loạn đường ruột khác ngăn cơ thể hấp thụ canxi đúng cách cũng có thể gây hạ canxi máu.
  • Tiêm phosphate hoặc canxi.
  • Người bị ung thư đang lan rộng.
  • Bệnh tiểu đường ở người mẹ, trong trường hợp bệnh ở trẻ sơ sinh.
  • Những trường hợp bị thiếu vitamin D hoặc magiê có nguy cơ bị hạ canxi máu.

Triệu chứng tụt canxi là gì?

Triệu chứng hạ canxi có thể không xuất hiện ở một số trường hợp người bệnh. Bệnh chỉ ảnh hưởng đến hệ thần kinh, cụ thể trẻ sơ sinh mắc bệnh có thể bị co giật hoặc run. Còn đối với người lớn thì các triệu chứng hạ canxi có thể gặp bao gồm:

  • Cứng cơ bắp.
  • Co thắt cơ bắp.
  • Dị cảm hoặc cảm giác ghim và kim ở chi dưới.
  • Thay đổi tâm trạng, chẳng hạn như lo âu, trầm cảm hoặc khó chịu.
  • Vấn đề về trí nhớ.
  • Huyết áp thấp.
  • Khó nói hoặc nuốt.
  • Mệt mỏi.
  • Parkinson.
  • Phù gai thị hoặc sưng đĩa quang.

Đối với các trường hợp nặng, biểu hiện hạ canxi có thể xảy ra gồm:

Bên cạnh đó các triệu chứng của bệnh tụt canxi máu lâu dài bao gồm:

  • Da khô.
  • Móng tay dễ gãy.
  • Sỏi thận hoặc tiền gửi canxi khác trong cơ thể.
  • Chứng mất trí.
  • Đục thủy tinh thể.
  • Eczema.
Những triệu chứng hạ canxi nào mà bạn cần biết 2Lâu dài, Eczema là triệu chứng hạ canxi thường thấy

Sơ cứu người bị hạ canxi máu ra sao?

Khi gặp trường hợp người bị hạ canxi máu thì chúng ta phải hết sức bình tĩnh, trấn an người bệnh sau đó cho bệnh nhân nằm nghỉ nơi thoáng mát.

Tiếp đến, dùng tay vỗ nhẹ vào hai bên má để bệnh nhân có thể tỉnh táo. Nếu như bệnh nhân ngất trong một khoảng thời gian dài thì nên bấm huyệt nhân trung ở vị trí mũi và miệng để bệnh nhân nhanh chóng tỉnh lại.

Giữ cho đường thở bệnh nhân được thông thoáng. Khi bệnh nhân có lên cơn co giật, dùng gạc hoặc vật cứng để vào giữa hai hàm răng bệnh nhân để không bị cắn vào lưỡi.

Cuối cùng, cần nhanh chóng đưa bệnh nhân tới bệnh viện hoặc cơ sở y tế gần nhất để được điều trị.

Làm gì để phòng ngừa và điều trị bệnh hạ canxi máu?

Điều trị bệnh

Trong một số trường hợp, hạ canxi máu có thể tự hết mà không cần điều trị. Tuy nhiên một số trường hợp có thể dẫn đến tử vong. Vì vậy nếu bất kỳ ai đang ở trong trường hợp cấp tính, khi đó bác sĩ sẽ có thể sử dụng phương pháp truyền canxi qua tĩnh mạch để điều trị bệnh.

Phòng ngừa hạ canxi

Một số biện pháp phòng ngừa hạ canxi máu, bao gồm:

  • Bổ sung lượng canxi phù hợp bằng cách ăn các loại thực phẩm giàu canxi như: tôm, cua, cá, ốc, vừng, đậu nành, mộc nhĩ, rau ngót và các loại sữa tươi…
  • Hạn chế sử dụng những chất gây ảnh hưởng đến khả năng hấp thu canxi như: cafe, rượu và muối
  • Vitamin D có thể giúp cơ thể hấp thu canxi. Do đó, mỗi ngày bạn nên dành ít nhất 10 đến 20 phút để tắm nắng vào sáng sớm (vào 9h - 9h30 sáng mỗi ngày) nhằm giúp cơ thể hấp thụ được nhiều Vitamin D qua da, đồng thời tăng cường việc ăn các thực phẩm có dầu thực vật để hấp thu Vitamin D tốt hơn.
  • Trong một số trường hợp cần thiết, hãy bổ sung canxi bằng cách uống các thực phẩm chức năng. Tuy nhiên, lưu ý khi bổ sung canxi là chỉ nên dùng viên canxi khi có chỉ định của bác sĩ.
  • Cuối cùng, để ngăn ngừa bệnh hạ canxi, bạn cần chăm chỉ luyện tập thể dục thể thao mỗi ngày để tăng cường sức khỏe.
Những triệu chứng tụt canxi nào mà bạn cần biết 3Bổ sung các thực phẩm chứa canxi để phòng ngừa hạ canxi

Hạ canxi không phải là một bệnh hiếm gặp, bất kỳ ai trong chúng ta cũng đều có nguy cơ mắc phải. Do vậy, chủ động phòng ngừa và để ý đến những triệu chứng hạ canxi đầu tiên rất có ích trong việc khắc phục bệnh.

Hường

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcTrần Huỳnh Minh Nhật

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ chuyên khoa Dược lý - Dược lâm sàng. Tốt nghiệp 2 trường đại học Mở và Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có kinh nghiệm nghiên cứu về lĩnh vực sức khỏe, đạt được nhiều giải thưởng khoa học. Hiện là Dược sĩ chuyên môn phụ trách xây dựng nội dung và triển khai dự án đào tạo - Hội đồng chuyên môn tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin