Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ/
  4. Kiến thức y khoa

Niềng răng cho trẻ 12 tuổi có gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe không?

Ngày 29/02/2024
Kích thước chữ

Cha mẹ luôn luôn muốn làm những điều tốt nhất cho con cái, và việc niềng răng cho con cũng thế. Tuy nhiên, có khá nhiều bậc phụ huynh lo lắng rằng liệu niềng răng cho trẻ 12 tuổi, niềng răng khi trẻ còn quá nhỏ sẽ có khả năng gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của các bé hay không.

Niềng răng vẫn luôn được xem là phương pháp điều trị thẩm mỹ răng hiệu quả. Niềng răng có thể khắc phục được nhiều vấn đề về răng miệng, bao gồm răng khấp khểnh, khấp khểnh, xoay hoặc chen chúc. Niềng răng giúp cải thiện sức khỏe, chức năng khiến nụ cười của bạn trở nên đẹp hơn. Dù vậy, rất nhiều người đã đặt ra câu hỏi rằng niềng răng cho trẻ 12 tuổi có thật sự an toàn cho chúng hay không? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết sau đây.

Niềng răng là gì?

Trước khi giải đáp cho thắc mắc niềng răng cho trẻ 12 tuổi có ảnh hưởng xấu đến sức khỏe không, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu một số thông tin về phương pháp niềng răng. Niềng răng chỉnh nha là phương pháp sử dụng áp lực nhẹ và liên tục để dịch chuyển răng của bạn về đúng vị trí theo thời gian. Cách vận hành chính xác của nó, cũng như thời gian cần niềng phụ thuộc phần nhiều vào kiểu niềng răng bạn chọn và mức độ sai lệch của răng.

Niềng răng cho trẻ 12 tuổi có gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe không? 1
Niềng răng là phương pháp điều trị các vấn đề liên quan đến vị trí răng và khớp hàm

Niềng răng giúp răng ngay hàng thẳng lối và khắc phục nhiều vấn đề về chỉnh nha như:

Các loại niềng răng phổ biến cho trẻ 12 tuổi

Hiện nay có 5 loại niềng răng cho trẻ 12 tuổi trở lên phổ biến nhất, bao gồm:

Niềng răng kim loại

Niềng răng mắc cài kim loại truyền thống là phương pháp điều trị chỉnh nha tiêu chuẩn cho trẻ em. Niềng răng mắc cài kim loại sử dụng dây, mắc cài và dây thép không gỉ để dịch chuyển răng của bạn một cách nhẹ nhàng theo thời gian. Nha sĩ hoặc bác sĩ chỉnh nha sẽ dán một mắc cài lên mỗi răng, sau đó đặt một dây cung mỏng, linh hoạt lên trên các mắc cài. Sau đó, họ sẽ siết chặt dây cung ở những vị trí cụ thể với những thao tác tiêu chuẩn để điều chỉnh răng từ từ. Các dây thun nhỏ giúp giữ dây chắc chắn ở đúng vị trí.

Niềng răng cho trẻ 12 tuổi có gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe không? 3
Niềng răng mắc cài kim loại truyền thống là phương pháp điều trị chỉnh nha tiêu chuẩn cho trẻ em

Ưu điểm của loại niềng này là có giá thành rẻ nhất trong số tất cả các kiểu niềng, còn nhược điểm là niềng răng kim loại lộ rõ ​​khi bạn cười, khó vệ sinh răng miệng, dễ mắc thức ăn vào mắc cài, vậy nên tính thẩm mỹ của nó là thấp nhất.

Niềng răng trong suốt

Niềng răng trong suốt, bộ chỉnh nha trong suốt là một giải pháp rất được ưa chuộng hiện nay. Thay vì mắc cài và dây cung, bộ chỉnh nha trong suốt sử dụng một loạt các khay được thiết kế riêng để điều chỉnh răng dần theo thời gian.

Với kiểu niềng răng này, bạn sẽ đeo một bộ khay chỉnh răng trong khoảng hai tuần. Sau đó, bạn đổi các khay đó sang bộ tiếp theo, và tiếp tục thay những cái khác trong suốt quá trình niềng răng. Không giống như niềng răng kim loại, niềng răng trong suốt có thể tháo rời. Nhưng bạn phải đeo chúng ít nhất 22 giờ mỗi ngày và chỉ nên tháo khay ra ngoài khi ăn, uống và vệ sinh răng miệng.

Tính thẩm mỹ của niềng răng trong suốt là cao nhất trong tất cả các loại niềng, đi kèm với đó là tính thực dụng cao khi có thể tháo ra đeo vào linh hoạt và dễ vệ sinh. Nhược điểm lớn nhất của nó là chi phí cực kỳ đắt đỏ.

Niềng răng sứ

Niềng răng mắc cài sứ hoạt động tương tự như niềng răng bằng kim loại. Điểm khác biệt của nó nằm ở mắc cài, dây cung và dây chằng có cùng màu với răng nên chúng khó thấy hơn và hòa hợp với nụ cười của trẻ hơn. Tuy nhiên, niềng răng sứ có nhược điểm là mỏng manh hơn niềng răng bằng kim loại nên dễ bị gãy hơn. Và hiển nhiên, giá cả cũng đắt hơn.

Niềng răng cho trẻ 12 tuổi có gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe không? 2
Niềng răng sứ có tính thẩm mĩ cao hơn, ít bị chú ý hơn

Niềng răng mắc cài mặt lưỡi

Niềng răng mắc cài mặt lưỡi cũng tương tự như niềng răng truyền thống, nhưng chúng được đặt bám dính ở mặt sau của răng thay vì mặt trước. Kiểu niềng này có tính thẩm mỹ cao hơn so với kiểu niềng truyền thống. Tuy nhiên, chi phí để thực hiện niềng răng mặt trong rất cao, không phù hợp với trẻ có hàm răng nhỏ, và vấn đề vệ sinh răng miệng khi áp dụng kiểu niềng này có thể sẽ trở thành ác mộng cả đời bạn.

Niềng răng mắc cài tự buộc

Niềng răng mắc cài tự buộc có hình dáng tương tự như niềng răng mắc cài kim loại truyền thống. Sự khác biệt chính là, thay vì dây buộc, loại niềng răng tự buộc này sử dụng hệ thống tích hợp để giữ dây cung cố định.

Niềng răng cho trẻ 12 tuổi có gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe không?

Trên thực tế, thời điểm niềng răng tốt nhất thường là ở độ tuổi từ 9 đến 14. Tại thời điểm này, xương hàm và xương mặt của trẻ dễ uốn nắn hơn vì chúng vẫn đang trong quá trình phát triển. Chính vì vậy, trẻ 12 tuổi hoàn toàn có thể niềng răng. Niềng răng cho người lớn cũng có hiệu quả tương tự nhưng có thể mất nhiều thời gian hơn một chút để đạt được kết quả mong muốn. Trẻ có thể niềng răng sớm nhất vào năm 7 tuổi. Trẻ em cần niềng răng vì nhiều lý do khác nhau, bao gồm răng quá chật, răng hô và răng móm. Một số lý do con bạn có thể cần gặp bác sĩ chỉnh nha bao gồm:

  • Mất răng sữa sớm;
  • Khó cắn hoặc nhai thức ăn;
  • Thở bằng miệng;
  • Thói quen mút ngón tay cái;
  • Răng quá chen chúc;
  • Hàm dịch chuyển, nhô ra hoặc thụt vào;
  • Răng không khớp hoặc đụng nhau một cách bất thường;
  • Hàm không cân đối, hàm nhô ra hoặc thụt vào.
Niềng răng cho trẻ 12 tuổi có gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe không? 4
Niềng răng cho trẻ 12 tuổi hoặc sớm hơn có thể giúp con có được nụ cười đẹp dễ dàng hơn

Có rất nhiều bằng chứng cho thấy rằng can thiệp chỉnh nha can thiệp sớm ở từ khi lên 7 có thể ngăn ngừa tình trạng rối loạn chức năng sọ mặt gây ra sai khớp cắn. Vậy nên không hề gì khi niềng răng cho trẻ 12 tuổi đâu ba mẹ nhé!

Xem thêm: Niềng răng xong có bị hô lại không?

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm