Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Niềng răng thất bại: Nguyên nhân và cách khắc phục

Ngày 12/04/2024
Kích thước chữ

Niềng răng thất bại không chỉ khiến cho quá trình niềng răng trở nên tốn kém vô ích, lãng phí thời gian mà còn gây ảnh hưởng đến tinh thần và tâm lý của người bệnh. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến việc niềng răng thất bại?

Niềng răng là phương pháp chỉnh nha được sử dụng phổ biến giúp cải thiện các khiếm khuyết của răng, đem đến hàm răng đều đặn, thẩm mỹ cao. Tuy nhiên, do một số nguyên nhân có thể dẫn đến việc niềng ra thất bại. Vậy làm thế nào để khắc phục được tình trạng niềng răng thất bại?

Dấu hiệu nhận biết niềng răng thất bại

Niềng răng là phương pháp chỉnh nha sử dụng các khí cụ niềng răng như mắc cài, dây cung, khay niềng,... để kéo, đẩy, sắp xếp và điều chỉnh lại răng về đúng vị trí. Phương pháp này giúp cải thiện các tình trạng bất thường về răng như sai lệch khớp cắn, khớp cắn sâu, khớp cắn ngược, răng mọc chen chúc, khấp khểnh, răng hô, móm,…

Quá trình niềng răng thành công sẽ giúp bạn có một hàm răng đều đẹp, hỗ trợ tăng lực cắn, lực nhai và phát âm trở nên rõ ràng hơn. Ngược lại, nếu quá trình niềng răng thất bại sẽ có các dấu hiệu như:

Lệch nhân trung

Sau khi niềng răng, đường giữa hai răng cửa hàm trên phải trùng với nhân trung và đường giữa mặt, nhằm tạo ra tính đối xứng cho tổng thể khuôn mặt. Trường hợp nhân trung và đường giữa bị lệch, khuôn mặt trở nên kém cân đối sau chỉnh nha được coi là một trong những dấu hiệu của niềng răng hư.

Niềng răng thất bại: Nguyên nhân và cách khắc phục 2
Nhân trung và đường giữa bị lệch là dấu hiệu của niềng răng thất bại

Khi lệch nhân trung, răng và khớp cắn không được nắn chỉnh về đúng vị trí, cụ thể là khe giữa hai răng hàm trên và hai răng hàm dưới không nằm trên cùng một đường thẳng. Điều này còn khiến khuôn mặt trở nên mất cân đối, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính thẩm mỹ.

Tình trạng răng ít thay đổi

Niềng răng thất bại khiến tình trạng răng hô, răng móm, răng lệch lạc trước đó không được cải thiện hoàn toàn. Thậm chí, trong một vài trường hợp có thể nhận thấy răng xô lệch nhiều hơn, xấu hơn so với răng trước khi niềng.

Tụt lợi

Khi bị tụt lợi, nướu răng có màu sẫm, sưng, chảy máu, chân răng lộ ra nhiều hơn, răng dễ bị lung lay và ê buốt mỗi khi bệnh nhân dùng đồ ăn nóng hoặc lạnh.

Chân răng bị lung lay, tiêu hoặc bị gãy

Thông thường đối với những chiếc răng khỏe mạnh, chân răng sẽ nằm sâu và chắc chắn bên trong xương hàm giúp răng được giữ cố định, đứng vững. Khi niềng răng, dưới sự tác động của khí cụ nha khoa, chân răng sẽ dịch chuyển từ từ về đúng vị trí.

Tuy nhiên, khi bác sĩ tác động lực quá mạnh, răng không kịp di chuyển khiến cho chân răng bị lồi hoặc lệch ra bên ngoài. Chân răng bị lệch ra ngoài là một trong những biểu hiện của việc niềng răng thất bại. Tình trạng này kéo dài và không được điều trị có thể làm gãy hoặc tiêu chân răng, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe răng miệng.

Niềng răng thất bại: Nguyên nhân và cách khắc phục 3
Nhiễn trùng nướu kéo dài có thể gây mất răng

Nhiễm trùng nướu

Khi niềng răng thất bại, nướu sẽ xuất hiện tình trạng sưng đỏ một cách bất thường, đi kèm theo đó là hơi thở có mùi khó chịu. Lâu dần nướu sẽ bị tụt khỏi chân răng và xuất hiện các túi mủ tích tụ, nhiễm trùng.

Sau thời gian dài, vi khuẩn sẽ tấn công dây chằng và xương ổ răng gây ra bệnh lý viêm nha chu, sâu răng, cuối cùng xương ổ răng bị tiêu dần dẫn đến đến mất răng vĩnh viễn.

Nguyên nhân dẫn đến việc niềng răng thất bại

Niềng răng là một quá trình lâu dài do đó việc niềng răng thất bại có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Đa phần các trường hợp niềng răng thất bại thường xuất phát từ nguyên nhân sau đây:

Bác sĩ không có đủ chuyên môn và kinh nghiệm

Niềng răng là kỹ thuật đòi hỏi người thực hiện phải là người có chuyên môn, tay nghề cao để xác định được chính xác tình trạng răng của người bệnh, từ đó đưa ra phác đồ điều trị thích hợp.

Tuy nhiên, việc lựa chọn điều trị niềng răng ở những nha khoa không đảm bảo chất lượng, đội ngũ bác sĩ không có đầy đủ chuyên môn và kinh nghiệm thì có thể sẽ đưa ra hướng đi sai trong điều trị hoặc thực hiện kỹ sai kỹ thuật. Điều này khiến tình trạng răng trở nên nghiêm trọng hơn, thậm chí gây ra những hậu quả khó lường.

Máy móc kém chất lượng

Bên cạnh chuyên môn của bác sĩ, cơ sở vật chất, máy móc, trang thiết bị hiện đại là một trong những yếu tố tác động đến kết quả niềng răng. Việc lựa chọn cơ sở nha khoa sử dụng máy móc, thiết bị kém chất lượng có thể khiến cho quá trình niềng răng diễn ra sai lệch, giảm hiệu quả điều trị, thậm chí là phát sinh biến chứng nguy hiểm.

Ăn uống không đúng cách

Khi niềng răng, ăn uống đóng vai trò vô cùng quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình niềng răng. Việc sử dụng các thực phẩm quá cứng, quá dẻo hoặc các thực phẩm quá nóng, lạnh thường xuyên có thể khiến mắc cài dễ bị bung ra gây ảnh hưởng đến hiệu quả của quá trình niềng.

Niềng răng thất bại: Nguyên nhân và cách khắc phục 4
Ăn các thực phẩm quá cứng gây ảnh hưởng đến quá trình niềng răng 

Vệ sinh răng miệng không đúng cách

Niềng răng khiến cho việc vệ sinh răng miệng trở nên khó khăn hơn, nếu không vệ sinh kỹ lưỡng sẽ tạo cơ hội cho mảng thức ăn bám lại gây ra bệnh lý như viêm nướu, viêm nha chu, sâu răng… Điều này gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe răng miệng và kết quả của quá trình niềng răng.

Bỏ tái khám định kỳ

Không giống như các dịch vụ nha khoa khác, niềng răng là một quá trình lâu dài, kéo dài từ 1,5 - 2 năm tùy thuộc tình trạng răng của bệnh nhân. Trong quá trình này, người bệnh phải phải đến đến nha khoa kiểm tra định kỳ để thay thun, điều chỉnh lực siết răng phù hợp nhằm giúp răng di chuyển từ từ vào đúng vị trí thích hợp.

Việc không tái khám theo đúng lịch hẹn của bác sĩ là một trong những yếu tố quan trọng dẫn đến việc niềng răng thất bại. Điều này có thể khiến cho răng không đủ lực để dịch chuyển, làm kéo dài thời gian niềng răng dẫn đến hiệu quả chỉnh nha bị giảm sút, nghiêm trọng hơn có thể gây ra các biến chứng không mong muốn.

Niềng răng thất bại: Nguyên nhân và cách khắc phục 5
Bỏ tái khám là nguyên nhân chính dẫn đến niềng răng thất bại 

Không đeo hàm duy trì

Thông thường, sau khi tháo mắc cài, người bệnh sẽ được hàm duy trì trong khoảng từ 6 - 12 tháng để giữ răng ổn định và cứng chắc trên cung hàm. Việc không đeo hàm duy trì hay đeo sai cách có thể khiến răng có thể bị xô lệch lại vị trí ban đầu thậm chí tốn thêm thời gian và tiền bạc để chỉnh nha lại từ đầu.

Niềng răng thất bại có nguy hiểm không? Cách khắc phục

Mức độ nguy hiểm của việc niềng răng thất bại sẽ tùy thuộc vào tình trạng của răng. Trường hợp niềng răng bị hỏng nặng có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe răng miệng như:

  • Răng bị yếu, nhạy cảm hơn khi ăn uống.
  • Chức năng ăn nhai bị suy giảm, thức ăn không được nghiền nát, lâu ngày sẽ ảnh hưởng đến vấn đề tiêu hóa.
  • Tuổi thọ của răng cũng giảm đi đáng kể, xương ổ răng tiêu dần, khiến răng bị lung lay, thậm chí là rụng vĩnh viễn.
  • Răng bị xê dịch không đều đặn và mất thẩm mỹ nghiêm trọng so với ban đầu.

Niềng răng thất bại gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của răng miệng. Để khắc phục tình trạng này, trong quá trình điều trị, nếu phát hiện dấu hiệu niềng răng bị hư thì bạn nên trực tiếp đến bác sĩ kiểm tra nhằm tìm ra nguyên nhân để có các biện pháp xử lý phù hợp.

Niềng răng thất bại: Nguyên nhân và cách khắc phục 1
Khi có dấu hiệu niềng răng bị hư nên đến các cơ sỏ y tế để được tham khám 

Ngoài ra, trong quá trình niềng, người bệnh cũng phải theo dõi tình trạng răng thường xuyên và tuân thủ nghiêm ngặt theo hướng dẫn của bác sĩ để kiểm soát và bảo đảm kết quả niềng được tối ưu.

Niềng răng thất bại không chỉ gây tốn chi phí, thời gian mà còn có thể gây ra nhiều vấn đề đối với sức khỏe. Do đó, để đảm bảo hiệu quả bạn nên lựa chọn các cơ sở nha khoa uy tín với đội ngũ bác sĩ có đầy đủ kiến thức chuyên môn cùng trang thiết bị hiện đại để thực hiện niềng răng.

Xem thêm: Người đang niềng răng có được ăn kem không?

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin