Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Nói lắp và cách khắc phục hiệu quả

Ngày 08/05/2022
Kích thước chữ

Nói lắp có nguyên nhân khá phức tạp, gây ra hạn chế trong giao tiếp cho người bệnh. Trong bài viết dưới đây, Nhà Thuốc Long Châu sẽ cung cấp các thông tin cơ bản về nói lắp và cách khắc phục hiệu quả cho những ai đang gặp vấn đề về tình trạng này.

Nói lắp không chỉ đơn giản là do nguyên nhân tâm lý, thần kinh hay do sinh lý. Nguyên nhân nói lắp khá phức tạp, có nhiều quan điểm về bệnh khác nhau. Do vậy, hiện tại không có phương pháp đặc hiệu chữa khỏi nói lắp hoàn toàn. Tuy nhiên, nếu biết cách quản lý và khắc phục tình trạng nói lắp bằng các biện pháp trị liệu ngôn ngữ, ta hoàn toàn có thể cải thiện đáng kể tình trạng này.

Hãy cùng Nhà Thuốc Long Châu tìm hiểu những thông tin về nói lắp và cách khắc phục hiệu quả qua bài viết dưới đây.

Nói lắp là gì?

Nói lắp được hiểu đơn giản là một tình trạng sử dụng ngôn ngữ khó trôi chảy, có sự gián đoạn trong quá trình nói, lặp lại nhiều lần, hoặc kéo dài các âm tiết, từ hay cụm từ nhất định. Nó cũng được biết đến là một chứng rối loạn vận động và lời nói, bao gồm các khối im lặng, tạo cảm giác khó khăn khi phát ra âm thanh trong khi nói.

Nói lắp đã và đang ảnh hưởng tới khoảng hơn 70 triệu người trên toàn thế giới, trong đó thống kê ở Hoa Kỳ có tới hơn 3 triệu người. Trong đó, nó phổ biến ở nam giới hơn là nữ giới. Khoảng 5 – 10% trong số tất cả trẻ em sẽ nói lắp vào một thời điểm nào đó trong cuộc đời.

Nói lắp và cách khắc phục hiệu quả 1 Nói lắp ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống, khiến quá trình giao tiếp gặp nhiều khó khăn

Lứa tuổi hay bị nói lắp

Tình trạng này có thể gặp ở tất cả các lứa tuổi, tuy nhiên hay gặp ở trẻ em độ tuổi từ 2 đến 5 tuổi, lứa tuổi đang học và phát triển ngôn ngữ. Chủ yếu các trường hợp trẻ nói lắp có thể tự khỏi khi lên 5 tuổi. Ở một số khác, nói lắp diễn ra lâu hơn và cần tác động bởi các phương pháp trị liệu phù hợp. Nếu không được can thiệp kịp thời có thể gây nói lặp tiến triển và kéo dài ảnh hưởng tới giao tiếp tới suốt đời.

Những người gặp phải các vấn đề về thay đổi tâm lý hoặc thần kinh cũng có thể gặp phải tình trạng nói lắp, ví dụ như: Phụ nữ có thai, sau sinh, trẻ ở độ tuổi bắt đầu đi học, thanh thiếu niên lo lắng về tương lai, người tự kỷ, hoặc người bệnh sau tai biến mạch máu não…

Nguyên nhân gây nói lắp

Nói lắp được nghiên cứu cho thấy có khả năng di truyền, có thể liên quan tới tình trạng tâm lý căng thẳng, lo lắng và có thể xảy ra bất kỳ ở mọi lứa tuổi. Nguyên nhân nói lắp ở người lớn không phải lúc nào cũng được biết đến, tuy nhiên, có 3 loại nói lắp cơ bản.

Nói lắp phát triển

Nói lắp phát triển diễn ra ở lứa tuổi trẻ em trong giai đoạn phát triển ngôn ngữ, thường gặp ở trẻ giữa tuổi mẫu giáo. Trong quá trình nói, trẻ không đủ vốn từ để diễn đạt ngôn ngữ của mình với người khác, dẫn tới nói lắp. Nói lắp loại này hầu hết có thể tự khỏi sau một khoảng thời gian mặc dù không cần can thiệp trị liệu.

Nói lắp do thần kinh

Tổn thương hoặc các bệnh lý tổn thương não và hệ thống dẫn truyền trong quá trình nói cũng có thể gây ra nói lắp. Một số bệnh có thể gây ra tình trạng này là: Đột quỵ não, chấn thương đầu, khối u não hoặc các bệnh lý về thần kinh. Hầu hết các trường hợp này cần can thiệp ngôn ngữ trị liệu trong thời gian khá dài và có thể không hồi phục tùy vào tình trạng và mức độ tổn thương.

Nói lắp do tâm lý

Thường gặp ở lứa tuổi có sự sang chấn, thay đổi tâm lý mạnh mẽ, hoặc có vấn đề về sức khỏe tâm thần. Loại tổn thương này nên có sự can thiệp tâm lý của chuyên gia tâm lý, bố mẹ, hoặc người thân trong gia đình.

Nói lắp và cách khắc phục hiệu quả 2 Nói lắp do thần kinh cần thời gian can thiệp trị liệu rất dài

Nói lắp và cách khắc phục hiệu quả

Hiện tại, nói lắp không có điều trị đặc hiệu, không phải trường hợp nào cũng có thể được trị liệu khỏi nói lắp. Đa số trường hợp được can thiệp bởi liệu pháp ngôn ngữ có hiệu quả trong việc kiểm soát từ ngữ khi nói, liệu pháp tâm lý, sử dụng thiết bị hỗ trợ ngôn ngữ giúp cải thiện đáng kể. Việc lựa chọn phương pháp can thiệp cần được đánh giá bởi bác sĩ hoặc chuyên gia ngôn ngữ học.

Các trường hợp nói lắp nặng

Nếu thấy một số dấu hiệu dưới đây ở người bị nói lắp, nên liên hệ ngay với các chuyên gia để được nhận định và đưa ra biện pháp can thiệp phù hợp.

Ở trẻ em:

  • Tình trạng nặng theo thời gian và kéo dài trong một vài tháng.
  • Thường xuyên nói lắp sau 5 tuổi.
  • Trẻ thường xuyên tránh các tình huống giao tiếp ngôn ngữ với những người khác.

Ở người lớn:

  • Nói lắp sau một cuộc sang chấn tâm lý hoặc thể chất.
  • Sợ hãi hoặc né tránh những tình huống nói, khó khăn về cảm xúc khi nói.
  • Không thể tự mình kiểm soát được chứng nói lắp của mình và ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống.

Mẹo giảm nói lắp

Dưới đây là một số mẹo có thể hữu ích để giảm nói lắp:

  • Luyện nói chậm:

Luyện nói chậm mỗi ngày, nói có chủ ý, chuẩn bị suy nghĩ nội dung nói trước khi nói. Điều này có thể giúp phát âm chính xác được các âm, các từ. Giữa các nội dung câu, cụm từ nói có thể dừng ngắn trước khi tiếp tục nói nội dung khác, điều này làm cho người nói không bị cuống và lúng túng khi giao tiếp.

Đây là phương pháp thở phổ biến được các nhà trị liệu nói lắp sử dụng. Việc hít thở sâu là công cụ giúp thư giãn cơ và điều tiết nhịp thở. Cách thở bằng cơ hoành: Đặt một tay lên ngực, một tay còn lại ở bụng, hít vào bằng mũi một cách chậm rãi. Khi cảm thấy không khí đầy bụng, bàn tay được nâng lên, di chuyển về phía trước, khi đó vai và ngực cần được cố định. Đến khi thở ra, bàn tay trên ngực cần được giữ nguyên để đẩy hết khí cặn ra ngoài. Đây được coi là phương pháp đơn giản áp dụng cho người nói lắp.

  • Thư giãn:

Thư giãn giúp giãn cơ khớp, giảm triệu chứng căng thẳng, lo lắng. Bạn nên tìm một nơi yên tĩnh và thoải mái có thể ngồi thiền, yoga hoặc các hoạt động thư giãn khác giúp cơ thể giải tỏa mệt mỏi. Khi cơ thể không còn căng thẳng, điều này sẽ tạo ra luồng hơi thể tự nhiên, giúp hoạt động nói được trôi chảy hơn.

  • Đặt bản thân vào các tình huống xã hội:

Người nói lắp thường tránh các tình huống xã hội, tránh tương tác với mọi người. Việc đặt mình vào các tình huống nào đó diễn ra hàng ngày sẽ giúp bạn có thể thoải mái hơn vào bản thân, có thời gian suy nghĩ và luyện tập về ngôn ngữ. Điều này sẽ giúp bạn bớt đi căng cứng và thu hút mọi người vào các ý tưởng của mình.

Kế hoạch trị nói lắp dài hạn

Liệu pháp ngôn ngữ trị liệu: Nhà trị liệu ngôn ngữ sẽ có chiến lược giúp bạn điều chỉnh hành vi của mình khi giao tiếp, hướng dẫn cách lấy hơi, quản lý các tình huống khi nói lắp trở nên tồi tệ hơn, trị liệu qua các mẫu giọng nói trôi chảy… Tùy vào từng đối tượng cụ thể mà các phương pháp được đưa ra là khác nhau.

Liệu pháp ngôn ngữ trị liệu khá hữu dụng trong khắc phục nói lắp

Liệu pháp nhận thức hành vi: Liệu pháp tâm lý đến từ chuyên gia, gia đình, bạn bè sẽ giúp người nói lắp thay đổi suy nghĩ từ đó thay đổi những hành vi của họ cho phù hợp khi giao tiếp.

Các thiết bị điện tử: Các thiết bị sẵn có giúp cải thiện sự trôi chảy của người nói lắp bằng cách phát lại lời nói của họ nhưng giảm tốc độ và điều chỉnh giọng nói một chút để người bệnh cảm nhận rằng họ đang nói đồng thanh.

Thuốc: Một số thuốc mà bác sĩ kê đơn để trị liệu cải thiện tâm thần kinh như thuốc chống lo âu, trầm cảm, thuốc chống động kinh, thuốc an thần...

Trên đây là những thông tin cơ bản về nói lắp và cách khắc phục hiệu quả. Hy vọng bài viết này có thể đem lại cho bạn những thông tin bạn đang tìm kiếm. Chúc quý độc giả thật nhiều sức khỏe và đừng quên theo dõi Nhà Thuốc Long Châu để thường xuyên cập nhật thêm nhiều kiến thức y học đời sống khác nhé!

Ánh Vũ

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm