Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội và có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Nhiều năm công tác giảng dạy tại các trường trung cấp và cao đẳng dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Nội soi phế quản là thủ thuật chẩn đoán hiện đại nhằm phát hiện những tổn thương liên quan đến đường thở bằng cách cho phép bác sĩ quan sát cấu trúc bên trong hệ hô hấp. Tuy không còn quá xa lạ nhưng nhiều người vẫn còn lo ngại về các biến chứng khi thực hiện nội soi phế quản.
Nội soi phế quản tương đối an toàn, không gây đau cho bệnh nhân nhưng bất kỳ kỹ thuật y khoa nào cũng tồn tại nguy cơ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe. Với nội soi phế quản, những biến chứng có thể xảy ra là gì? Hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!
Khi tiến hành nội soi phế quản, bác sĩ sẽ đưa ống soi qua mũi hoặc miệng và đi vào hệ thống dẫn khí. Ống soi phế quản có cấu tạo mỏng, nhỏ được gắn camera và đèn ở một đầu do vậy có thể quan sát được hình ảnh bên trong của phế quản cũng như các bộ phận khác của đường hô hấp như khí quản, thanh quản, dây thanh âm, hầu họng,... Nội soi phế quản được phân thành 2 loại:
Nội soi phế quản tiến hành như thế nào
Trước khi tìm hiểu về các biến chứng khi nội soi phế quản, hãy cùng xác định đối tượng nào nên và không nên thực hiện phương pháp chẩn đoán này nhé!
Nội soi phế quản thường được thực hiện trong các tình huống như:
Chẩn đoán sớm và xác định mức độ của các bệnh liên quan đến đường hô hấp
Không phải ai cũng có thể nội soi phế quản, một số đối tượng dưới đây không nên thực hiện phương pháp này.
Nội soi phế quản thực hiện tương đối nhanh và không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe. Thông thường người bệnh sau khi thực hiện nội soi có thể bị đau ở vùng cổ, họng, khàn giọng và ho nhẹ. Bệnh nhân sẽ được bác sĩ giữ lại cơ sở y tế khoảng 1-2h để theo dõi huyết áp, nhịp tim nhằm kịp thời ứng phó với các biến chứng. Nếu thấy xuất hiện các triệu chứng như khó thở liên tục, rối loạn nhịp tim, chảy máu nặng,... người bệnh cần báo ngay với bác sĩ để có biện pháp xử lý. Một số nguy cơ sức khỏe có thể xảy ra khi nội soi phế quản:
Khi nội soi phế quản ống mềm, phân áp oxy PaO2 ở máu động mạch có thể giảm sút 10 mmHg và độ bão hòa oxy máu cũng giảm đi từ 2 đến 5% hoặc nhiều hơn. Giảm nồng độ oxy máu có thể dẫn đến tình trạng suy hô hấp cấp, đe dọa đến tính mạng. Nếu có xảy ra tình trạng này, bác sĩ sẽ phải ngừng nội soi và tiến hành tăng nồng độ oxy máu bằng cách dùng thuốc giãn phế quản qua đường khí dung hoặc tiêm truyền.
Giảm nồng độ oxy máu có thể dẫn đến tình trạng suy hô hấp cấp
Dùng phương pháp nội soi phế quản để sinh thiết có thể xảy ra biến chứng chảy máu đường thở. Để phòng ngừa nguy cơ ho ra máu lúc tiến hành sinh thiết phế quản hay thành phế quản, nên làm sinh thiết lần thử thứ nhất với mảnh mô nhỏ, nông và quan sát mức độ xuất huyết, nếu trong mức độ cho phép thì mới thực hiện sinh thiết thực sự. Khi tình trạng chảy máu đã diễn ra thì cần tiêm dung dịch adrenalin 0,01% để giảm lượng máu xuất ra, tiêm bắp morphin và dùng đầu ống soi để bịt lỗ PQ chảy máu. Nếu cầm máu không hiệu quả, phải rút ống soi đồng thời nút mạch cấp cứu.
Biến chứng này thường xuất hiện do gây tê không cẩn thận dẫn đến ức chế thụ cảm kích thích và gây ra co thắt phế quản qua dây thần kinh phó giao cảm. Co thắt thanh phế quản đặc biệt nguy hiểm ở những bệnh nhân có cơ địa tăng phản ứng phế quản như người bị hen suyễn, người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính,...
Khi chải phế quản, sinh thiết xuyên thành phế quản hoặc tiến hành nội soi ở những người bị giãn phế nang nghiêm trọng có thể dẫn đến nguy cơ tràn khí màng phổi. Nếu mức độ tràn khí thấp thì chỉ cần thở oxy, chụp phim theo dõi, nếu tràn khí nhiều thì yêu cầu bác sĩ phải mở màng phổi để dẫn lưu khí.
Tràn khí màng phổi là biến chứng có thể xảy ra khi nội soi phế quản
Ngoài ra, nội soi phế quản cũng có thể gây ra các biến chứng khác như ngộ độc thuốc tê được tiêm trước khi nội soi hay nguy cơ nhiễm khuẩn nếu ống nội soi không được vệ sinh sạch sẽ.
Nội soi phế quản là một thủ thuật y khoa dùng chẩn đoán và điều trị các bệnh liên quan đến đường hô hấp tương đối an toàn, đem lại hiệu quả cao và được sử dụng rộng rãi hiện nay. Hãy chọn những cơ sở y tế uy tín để tiến hành khám chữa bệnh nhằm tránh nguy cơ xảy ra các tình huống xấu gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe bạn nhé!
Hoàng Trang
Nguồn tổng hợp
Dược sĩ Đại họcTrần Thị Dương
Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội và có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Nhiều năm công tác giảng dạy tại các trường trung cấp và cao đẳng dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.