Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Nội soi phế quản ống cứng: Chỉ định, chống chỉ định và quy trình cụ thể

Ngày 26/12/2023
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Nội soi phế quản ống cứng có thể được chỉ định trong nhiều trường hợp, nhất là với người bệnh ho máu ồ ạt. Tuy khá an toàn, nhưng nội soi phế quản ống cứng cũng có những nguy cơ gây ra biến chứng. Hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu về chỉ định, chống chỉ định và biến chứng của nội soi phế quản ống cứng qua bài viết dưới đây.

Từ khi xuất hiện lần đầu năm 1897, vai trò của nội soi phế quản ngày càng được mở rộng. Nội soi phế quản bao gồm nội soi phế quản ống cứng và ống mềm. Vậy, hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu về chỉ định, chống chỉ định và biến chứng của nội soi phế quản ống cứng qua bài viết dưới đây.

Tìm hiểu về nội soi phế quản

Nội soi phế quản ống cứng được giới thiệu lần đầu tiên bởi Gustav Killian. Năm 1897, Killian đã thành công loại bỏ dị vật phế quản cho một nông dân Đức. Tuy nhiên, với sự xuất hiện ống nội soi phế quản mềm của Ikeda, hiện nay, nội soi phế quản ống cứng ít được sử dụng như trước. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, nội soi phế quản ống cứng có vai trò đặc biệt quan trọng hơn so với nội soi phế quản ống mềm. Do kích thước lớn hơn nên ống cứng giúp kiểm soát chảy máu tốt hơn, lấy dị vật và đặt giá đỡ khí phế quản dễ dàng hơn. Do đó, ưu điểm lớn nhất của nội soi phế quản ống cứng là do kênh làm việc lớn.

Bất lợi lớn nhất của nội soi phế quản ống cứng là khả năng tiếp cận những phế quản xa và việc cần thiết phải gây mê toàn thân. Bên cạnh đó, nội soi phế quản ống cứng không thực hiện được trong những trường hợp cổ cứng, chấn thương cột sống cổ, cột sống cổ không ổn định hoặc cứng khớp thái dương hàm.

Nội soi phế quản ống cứng: Chỉ định, chống chỉ định, biến chứng 1
Dụng cụ trong nội soi phế quản ống cứng

Dụng cụ trong nội soi phế quản ống cứng

Dụng cụ sử dụng trong nội soi phế quản ống cứng bao gồm:

  • Ống thép với nhiều kích thước khác nhau phù hợp với bệnh nhân;
  • Thấu kính được đưa qua ống soi cứng cho phép quan sát tổn thương;
  • Kìm sinh thiết;
  • Hệ thống máy và ống hút;
  • Kẹp bông cầm máu;
  • Nguồn sáng;
  • Hệ thống đốt điện đông cao tần;
  • Bơm gây tế bổ sung;
  • Cốc kền đựng thuốc: Xylocaine, adrenaline, nước đá;
  • Thuốc và dụng cụ cấp cứu: Bộ đặt nội khí quản, mở khí quản, bóng Ambu, hệ thống dẫn oxy, xylocaine, adrenaline, atropine…

Nội soi phế quản ống cứng được chỉ định trong những trường hợp nào?

Nội soi phế quản ống cứng cho phép sinh thiết mảnh bệnh phẩm lớn hơn, kiểm soát chảy máu và lấy dị vật tốt hơn. Tuy nhiên, nội soi phế quản ống cứng cũng có nhiều hạn chế như không tới được thùy đỉnh, các nhánh phế quản ngoại vi.

Các chỉ định chính của nội soi phế quản ống cứng bao gồm:

  • Ho ra máu ồ ạt: Bệnh nhân ho máu ồ ạt có nguy cơ tắc nghẽn đường thở và tiến triển nhanh tới suy hô hấp. Trong những tình huống này, nội soi phế quản ống cứng tỏ ra có hiệu quả cao hơn do khả năng hút máu dễ dàng. Bên cạnh đó, nội soi phế quản ống cứng còn hỗ trợ thông khí và thở oxy. Gây lấp tắc lỗ phế quản chảy máu trong trường hợp cần thiết.
  • Tắc nghẽn đường thở trung tâm: Ống nội soi cứng được sử dụng như thiết bị nong, làm nong dần những chỗ khí quản bị hẹp. Những trường hợp tắc nghẽn do u sùi nội khí phế quản, nội soi ống cứng cho phép thực hiện can thiệp điều trị như đốt điện cao tần, laser hoặc áp lạnh.
  • Liệu pháp laser: Liệu pháp laser qua nội soi phế quản được tiến hành để loại trừ tắc nghẽn khí phế quản do u nội khí phế quản gây ra.
  • Đặt và lấy bỏ giá đỡ khí phế quản: Đặt giá đỡ khí phế quản thường chỉ định trong những trường hợp chèn ép từ ngoài hoặc tắc hẹp do u nội khí phế quản sau khi đã được can thiệp với đốt điện cao tần hoặc liệu pháp laser.
Nội soi phế quản ống cứng: Chỉ định, chống chỉ định, biến chứng 2
Ho ra máu là một trong những chỉ định của nội soi phế quản ống cứng

Chống chỉ định của nội soi phế quản ống cứng

Một số trường hợp sau đây có chống chỉ định với nội soi phế quản ống cứng:

  • Thiếu chuyên gia nội soi phế quản ống cứng có kinh nghiệm.
  • Không cung cấp đủ oxy trong khi tiến hành thủ thuật.
  • Cột sống cổ không ổn định: Dị dạng cột sống cổ, viêm khớp hoặc đã được cố định cột sống cổ.
  • Cứng cột sống cổ nặng.
  • Hạn chế vận động khớp thái dương hàm.
  • Tình trạng huyết động không ổn định, thiếu oxy không do tắc nghẽn đường thở: Bệnh thiếu máu cơ tim cục bộ, tình trạng huyết động không ổn định chống chỉ định của gây mê và cũng làm tăng nguy cơ biến chứng nội soi phế quản ống cứng.
Nội soi phế quản ống cứng: Chỉ định, chống chỉ định, biến chứng 3
Nội soi phế quản ống cứng chống chỉ định với các trường hợp cột sống cổ không ổn định

Các yếu tố làm tăng nguy cơ biến chứng:

  • Bệnh nhân không hợp tác;
  • Cơn đau thắt ngực xuất hiện gần đây hoặc không ổn định;
  • Hen phế quản chưa được kiểm soát;
  • Giảm oxy máu mức độ trung bình tới nặng;
  • Tăng CO2 máu, tăng ure máu;
  • Tăng áp lực động mạch phổi, áp xe phổi;
  • Suy giảm miễn dịch;
  • Tắc nghẽn tĩnh mạch chủ trên;
  • Gầy, yếu, tuổi cao.

Nội soi phế quản được xem là thủ thuật khá an toàn. Mặc dù vậy, nguy cơ biến chứng của nội soi phế quản ống cứng tăng lên trong các trường hợp nêu trên.

Quy trình nội soi phế quản ống cứng

Người bệnh được đặt trên bàn soi, gây mê hoặc gây tê với ngủ sâu. Tư thế đầu bệnh nhân ngửa tối đa, sao kho khoang miệng – họng – dây thanh âm – khí quản tạo thành đường thẳng.

Tay phải cầm ống nội soi từ từ đưa vào miệng họng người bệnh. Thấu kính nên được nằm gọn và sát đầu vát của ống kim loại, tránh gây tổn thương và dễ dàng quan sát đường đi hơn. Ngón 2, 3 và 4 tay trái dùng để giữa chắc hàm trên của người bệnh khi đưa ống vào. Để đưa ống soi vào phế quản bên trái, cần quay đầu người bệnh sang phải, và ngược lại, để đưa ống soi vào phế quản bên phải, cần quay đầu bệnh nhân sang trái.

Sử dụng ống nội soi phế quản ống cứng với các nhánh phế quản dưới phân thùy của 2 bên phổi, những thấu kính này chỉ cho phép quan sát mà không cho phép sinh thiết tổn thương ở những vị trí này. Sau khi đã tiến hành quan sát toàn bộ cây khí phế quản, có thể tiến hành các thăm dò chẩn đoán và điều trị khác khi có chỉ định như sinh thiết, đốt điện dòng cao tần…

Kết thúc thủ thuật cần sử dụng ống hút mềm đưa qua ống nội soi để hút toàn bộ máu, dịch do thủ thuật để lại. Sau đó ống nội soi mới được tháo bỏ.

Nội soi phế quản ống cứng: Chỉ định, chống chỉ định, biến chứng 4
Quy trình nội soi phế quản ống cứng

Biến chứng sau nội soi phế quản ống cứng

Các biến chứng thường gặp khi sử dụng ống cứng nội soi phế quản bao gồm:

  • Giảm oxy;
  • Huyết động không ổn định;
  • Vỡ thực quản hoặc khí quản do ống soi bị đưa chệch hướng;
  • Gãy răng;
  • Chấn thương thanh quản.

Để tránh biến chứng:

  • Không nên đưa ống nội soi quá nhanh hoặc đẩy với lực lớn.
  • Không đưa ống soi vào khi chưa quan sát rõ.

Bài viết trên của Nhà thuốc Long Châu đã cung cấp rất nhiều thông tin cho các độc giả liên quan đến chỉ định, chống chỉ định và một số biến chứng của nội soi phế quản ống cứng. Hy vọng qua nội dung trên đây, mọi người hiểu rõ hơn về phương pháp này nội soi phế quản này.

Xem thêm:

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm