Long Châu

Nước mũi màu xanh là bệnh gì, có nguy hiểm không?

Ngày 25/08/2022
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Chỉ cần quan sát màu sắc của nước mũi chảy ra, chúng ta có thể đoán được sức khỏe của cơ thể. Người bị viêm, xoang mũi, nhiễm trùng mũi sẽ chảy nước mũi màu vàng. Vậy, nước mũi màu xanh là biểu hiện của bệnh gì?

Nước mũi màu xanh báo hiệu mũi đang bị nhiễm khuẩn. Vậy nguyên nhân của tình trạng này là gì, triệu chứng thế nào và cách điều trị cũng như phòng ngừa ra sao? Hãy tham khảo bài viết sau đây để có lời giải đáp cụ thể nhé.

Vai trò của nước mũi

Nước mũi màu xanh là bệnh gì, màu sắc của dịch mũi nói lên điều gì Chảy nước mũi, gây nghẹt mũi do bị cảm là một phản ứng do hệ thống miễn dịch tạo ra

Nước mũi giữ vai trò như một tấm bình phong bảo vệ sức khỏe của con người. Nhờ nước mũi, mũi không bị khô do không khí, giúp làm ấm và làm ẩm không khí khi ta hít từ bên ngoài vào bên trong, ngăn cản bụi bẩn, vi khuẩn, vi sinh vật… để tránh gây các bệnh viêm nhiễm, dị ứng.

Với một người bình thường, cơ thể cần một lượng nước mũi rất lớn để lọc và làm ẩm không khí đi qua mũi. Một phần nước mũi được bốc hơi, một phần khô lại kết thành gỉ mũi có được từ vi khuẩn, bụi bẩn bị giữ lại, còn phần còn lại bị chúng ta nuốt vào trong bụng.

Trong nước mũi, ngoài nước còn có các thành phần như chất dinh dưỡng, muối, hợp chất carbon và một số tế bào chết. Hợp chất chủ yếu trong nước mũi là chất keo nên có thể hút được một lượng nước lớn.

Ngoài ra, trong nước mũi còn có chất xúc tác và các kháng thể hòa tan các vi nấm giúp diệt vi nấm, chất độc hại. Những thành phần này tạo nên chất dinh dưỡng và được tiêu hóa, hấp thụ trong dạ dày. 

Tại sao nước mũi màu xanh?

Khi khoang mũi bị kích thích hoặc bị viêm, lượng nước mũi sẽ được tăng dần lên. Hiện tượng này rất là tự nhiên bởi vai trò chủ yếu của nước mũi là loại trừ các hợp chất độc.

Ví dụ, người dễ bị dị ứng hít phải phấn hoa hay vi khuẩn gây cảm cúm xâm nhập vào các tế bào trong mũi, khi đó hệ thống miễn dịch sẽ tạo nên các kháng thể để tiêu diệt những chất gây hại. Vì vậy, chảy nước mũi, gây nghẹt mũi do bị cảm là một phản ứng do hệ thống miễn dịch tạo ra.

Nước mũi bình thường trong suốt, không màu. Khi bạn bị cảm, nước mũi ban đầu cũng trong suốt, không màu, sau đó sẽ chuyển màu trắng và đặc hơn một chút. Nếu bệnh kéo dài lâu hơn và trở nên nặng hơn thì nước mũi sẽ chuyển dần sang màu xanh và đặc hơn.

Nước mũi màu xanh là bệnh gì, có nguy hiểm không? 2 Viêm mũi nặng sẽ dẫn đến nước mũi màu xanh, biểu hiện của tình trạng mũi bị nhiễm khuẩn

Vậy tại sao nước mũi màu xanh khi bệnh trở nặng, mức độ nhiễm khuẩn cao hơn? Khi hệ thống miễn dịch phát hiện có sự xâm nhập của vi khuẩn vào cơ thể, ngay lập tức sẽ tiết ra các tế bào hạt có màu xanh trong nước mũi để kháng lại chúng. Các tế bào này được máu đưa đến nhưng lại chảy ra bên ngoài để chống lại vi khuẩn.

Khi mũi đã bị nhiễm khuẩn, nhiễm nấm mốc, nước mũi chuyển sang màu xanh, có mùi tanh hôi. Trong trường hợp này bạn thường phải dùng kháng sinh tại chỗ hoặc toàn thân, sau 7 - 10 ngày bệnh sẽ hết đau. Sau thời gian 7 - 10 ngày bệnh vẫn không thuyên giảm, có khả năng bạn bị viêm xoang.

Nếu dịch mũi chảy ra màu xanh, có mùi hôi ở một bên lỗ mũi có thể bạn đã bị viêm xoang do răng hoặc dị vật nằm trong mũi hay do ung thư mũi xoang…Bạn cần đến ngay chuyên khoa tai mũi họng để điều trị răng, viêm xoang hoặc lấy dị vật ra khỏi mũi.

Cách chữa nước mũi màu xanh bằng phương pháp dân gian

Tắm bằng nước gừng

Tắm nước gừng không chỉ làm sạch da hiệu quả mà còn có thể giữ ấm vào mùa đông, nhất là trẻ em, đồng thời giúp phòng ngừa và điều trị các bệnh như cảm lạnh, cảm cúm, ho, sốt, sổ mũi và nước mũi màu xanh.

Khi thấy mũi mới tiết chất nhầy màu xanh, người bệnh có thể tắm mỗi ngày bằng nước gừng. Còn trong trường hợp phòng bệnh, có thể áp dụng tắm nước gừng 2 - 3 lần/tuần. Vào mùa đông, nên tắm nước gừng vào tầm 10 - 11 giờ trưa hoặc 2 - 3 giờ chiều, không nên tắm quá muộn.

Phương pháp này giúp giữ ấm phổi. Vì trong gừng có chứa nhiều kẽm, crom, magie... nên hỗ trợ quá trình lưu thông máu, cung cấp oxy nhanh chóng đến các cơ quan trong cơ thể. 

Cách pha nước tắm như sau: Chuẩn bị 2 - 3 nhánh nhỏ gừng già, gọt vỏ, rửa sạch, giã thật nhuyễn, sau đó đổ nước sôi vào ngâm trong khoảng 15 phút để tinh dầu gừng hòa tan hết vào nước ấm.

Sau đó cho nước gừng đã pha sẵn vào chậu nước tắm, đổ thêm nước đến khi nước vừa đủ ấm. Lưu ý rằng nước gừng để tắm chỉ hơi ấm, thời gian tắm chỉ nên kéo dài trong vòng 5 phút, sau đó lau khô người và mặc quần áo ấm. Cách này có thể áp dụng cho người lớn và trẻ nhỏ.

Cách chữa với lá tía tô

Nước mũi màu xanh là bệnh gì, có nguy hiểm không? Dùng lá tía tô có thể chữa, cải thiện tình trạng nước mũi màu xanh

Lá tía tô là một loại dược liệu quý, trong Đông y, có vị cây, tính ấm, quy vào các kinh Tâm, Tỳ, Phế. Vị thuốc này có tác dụng trị ho khan, ho có đờm, sổ mũi, nghẹt mũi, giảm nôn trớ ở người lớn và cả trẻ em và ngăn ngừa cảm mạo, phòng chống hen suyễn.

Cách pha nước xông như sau: Dùng nguyên cây tía tô nấu với 1 lít nước, sau đó đổ nước ra tô để xông. Hơi nước sẽ mang theo các hoạt chất chống khuẩn, kháng viêm có trong lá tía tô đi vào xoang mũi và đường hô hấp giúp tiêu diệt các tác nhân gây bệnh, giảm viêm, giảm sưng ở đường thở và cải thiện tình trạng sổ mũi. Áp dụng 2 ngày 1 lần cho đến khi người bệnh hết sổ mũi. Cách này có thể áp dụng cho người lớn và trẻ nhỏ khi bị tình trạng nước mũi màu xanh.

Dùng lá húng quế 

Toàn thân cây húng quế chứa nhiều tinh dầu bao gồm các chất như cineol, linalol hay estragol methy. Một số nghiên cứu cho thấy những chất này có tác dụng chống lại vi khuẩn gây bệnh. Chính vì đặc điểm này mà chiết xuất từ cây húng quế được sử dụng trong sản xuất thực phẩm chức năng, dược phẩm. Dân gian cũng sử dụng cây húng quế để làm thuốc trị sổ mũi tại nhà vì tính hiệu quả và an toàn khi dùng.

Cách pha nước uống như sau: Dùng 1/2 củ tỏi nướng chín, bỏ vỏ rồi giã nát chung với 15 lá húng quế. Thêm vào hỗn hợp 4 thìa cà phê nước sôi, khuấy đều cho các chất tan hết trong nước. Vắt nước cốt uống 2 lần trong ngày, liên tục 1 tuần liền. Cách này có thể áp dụng cho người lớn và trẻ nhỏ.

Nếu gặp tình trạng nước mũi màu xanh ở người lớn hay trẻ em, bạn nên điều trị kịp lúc để bệnh không dẫn đến viêm họng, viêm tai gây ảnh hưởng nhiều đến sức khoẻ. Bên trên là các chia sẻ về tình trạng nước mũi màu xanh cũng như màu sắc dịch mũi biểu hiện tình trạng bệnh gì. Theo dõi nhà thuốc Long Châu để cập nhật thêm các kiến thức bảo vệ sức khoẻ nhé!

Quỳnh Trang

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm