Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Dinh dưỡng

Nuốt hạt nhãn có sao không? Nuốt phải hạt nhãn phải làm sao?

Ngày 04/05/2024
Kích thước chữ

Nuốt hạt nhãn là tình trạng mà nhiều người gặp phải. Vậy nuốt hạt nhãn có sao không? Nuốt phải hạt nhãn thì cần giải quyết như thế nào? Cùng tìm hiểu thông tin xoay quanh chủ đề này trong bài viết dưới đây của Nhà thuốc Long Châu nhé!

Trong quá trình ăn uống, mắc phải trường hợp nuốt hạt nhãn không phải hiếm có. Tình trạng này khiến nhiều người không khỏi lo lắng. Vậy nuốt hạt nhãn có sao không? Phải xử trí như thế nào khi nuốt phải dị vật? Nếu vẫn còn thắc mắc về vấn đề này, hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Nuốt hạt nhãn có sao không?

“Nuốt hạt nhãn có sao không?” là thắc mắc của rất nhiều người. Trên thực tế, nuốt hạt nhãn là dị vật ít nguy hiểm. Nó có hình dạng tròn bờ tù, nhỏ, thường ít hoặc không gây ra bất cứ triệu chứng nào nên không cần nội soi để gắp ra. Hơn nữa, kích thước của hạt nhãn cũng khá nhỏ, trơn láng, vỏ cứng nên rất khó bị phân hủy bởi dịch tiêu hóa. Bởi vậy, nó cũng không bị vỡ do sự co bóp của dạ dày.

Trong trường hợp này, bạn có thể chờ hạt nhãn ra ngoài theo phân. Theo đó, để thức ăn có thể đi qua hết đường tiêu hóa thì sẽ mất từ 24 - 72 tiếng đồng hồ. Thời gian tiêu hóa thức ăn còn phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe, giới tính và kích thước của hạt nhãn. Nếu nuốt nguyên hạt nhãn vào trong bụng, bạn có thể yên tâm rằng nó thường sẽ được đào thải nguyên vẹn theo đường phân.

Bên cạnh đó, muốn dị vật ra nhanh hơn, bạn có thể ăn các thực phẩm kích thích nhuận tràng, uống nhiều nước hoặc thậm chí là uống thêm thuốc nhuận tràng theo hướng dẫn từ bác sĩ.

Nuốt hạt nhãn có sao không? Nuốt phải hạt nhãn phải làm sao? 1
Nuốt hạt nhãn có sao không là thắc mắc của nhiều người

Biểu hiện khi bị hóc hạt nhãn

Nếu hạt nhãn có kích thước quá to, hoặc trẻ nhỏ bị hóc hạt nhãn, người bệnh sẽ xuất hiện những dấu hiệu bất thường như sau:

  • Bệnh nhân ho khan liên tục, tiết nước bọt nhiều.
  • Cảm thấy đau mỗi khi nuốt, nghẹn, khó thở.
  • Buồn nôn và nôn.
  • Nôn ra máu hoặc đại tiện ra máu.
  • Gặp khó khăn khi ăn, uống, không thể ăn uống được.
  • Cảm thấy đau, tức ngực, khó thở, nóng rát vùng xương ức.

Mức độ nghiêm trọng của tình trạng này còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó có vị trí, hình dáng, kích thước của hạt nhãn. Nếu hạt nhãn có kích thước quá lớn hoặc bị nứt, vỡ, tạo thành các cạnh sắc nhọn thì khi đi vào đường tiêu hóa sẽ gây ra những biến chứng nặng nề như: Xuất huyết, tạo ổ áp xe, gây tổn thương hoặc rách động mạch xung quanh thực quản,... Trong trường hợp nghiêm trọng hơn, hạt nhãn tồn tại quá lâu trong đường hô hấp có thể gây viêm phế quản, viêm phổi, suy hô hấp thậm chí là tử vong do ngạt.

Nuốt hạt nhãn có sao không? Nuốt phải hạt nhãn phải làm sao? 2
Hạt nhãn có kích thước không quá lớn nên thường rất khó gây nghẹn 

Nuốt hạt nhãn cần xử lý như thế nào?

Điều đầu tiên khi bản thân hoặc người thân nuốt phải hạt nhãn là cố gắng giữ bình tĩnh và nhanh chóng tìm cách loại bỏ hạt nhãn ra ngoài. Tùy vào từng trường hợp mà cha mẹ hãy cân nhắc xử lý sao cho phù hợp nhất. Đó là:

  • Nếu nuốt phải hạt nhãn gây khó thở, ngứa họng và ho, bạn hãy khuyến khích bệnh nhân dùng sức ho, khạc mạnh hơn để giải phóng hạt gây nghẹn cổ họng.
  • Nếu phương pháp ho không có tác dụng, bạn hãy để người bệnh ngồi, hoặc đứng quay mặt về một phía và vỗ nhẹ từ phía sau lưng.
  • Bạn hoàn toàn có thể đẩy bụng người bệnh bằng cách xoay lưng họ lại với bạn, vòng tay ra trước ngực người bệnh rồi nắm chặt tay, đặt ở vị trí giữa rốn và xương sườn. Tiếp đó, dùng lực kéo mạnh vào bụng và vuốt lên trên. Tuy nhiên, bạn lưu ý không nên dùng lực quá mạnh vì có thể gây tổn thương phần bụng của bệnh nhân.
  • Lập tức đưa người bệnh đến cơ sở y tế nếu có những dấu hiệu sức khỏe bất thường.
Nuốt hạt nhãn có sao không? Nuốt phải hạt nhãn phải làm sao? 3
Bạn cần ghi nhớ cách sơ cứu khi có người bị hóc dị vật 

Cần lưu ý gì khi nuốt phải hạt nhãn?

Bên cạnh thắc mắc: “Nuốt hạt nhãn có sao không?”, bạn cũng cần nắm được những lưu ý quan trọng khi nuốt phải hạt nhãn. Bao gồm:

  • Tuyệt đối không dùng ngón tay chọc vào miệng bệnh nhân để móc dị vật ra. Cách này khiến hạt nhãn chui sâu vào trong cổ họng và khó lấy ra hơn.
  • Không nuốt cơm, chuối hoặc ăn uống bất cứ thứ gì để cố đẩy hạt nhãn xuống dưới.
  • Khi phát hiện người nuốt hạt nhãn có tình trạng ngạt, bạn cần quan sát kỹ các biểu hiện bất thường để xử lý kịp thời.
  • Nếu trong trường hợp sử dụng nhiều biện pháp vẫn không thể đẩy hạt nhãn ra ngoài, bạn cần đến ngay cơ sở y tế để cấp cứu. Từ đó, tránh để hạt nhãn mắc lại quá lâu có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm.
  • Ngay cả khi lấy được hạt nhãn ra ngoài, bạn vẫn nên đi kiểm tra để biết có bất kỳ tổn thương hay còn vật gì khác nữa hay không.

Làm sao để phòng ngừa tình trạng nuốt phải dị vật?

Mặc dù không thể tránh được hoàn toàn tình trạng vô tình bị hóc dị vật. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể giảm thiểu được tối đa nguy cơ mắc, nghẹn các loại hạt, thức ăn trong lúc ăn, uống bằng cách:

  • Cắn thức ăn thành từng miếng nhỏ, tránh ăn các loại quả có hạt lớn như: Nhãn, vải,... trong một miếng to.
  • Tập thói quen ăn chậm, nhai kỹ, không nói cười, đùa giỡn trong lúc ăn.
  • Không cho quá nhiều thức ăn vào miệng cùng một lúc.
Nuốt hạt nhãn có sao không? Nuốt phải hạt nhãn phải làm sao? 4
Bạn nên tập cho trẻ thói quen nhai chậm khi ăn

Hy vọng qua bài viết này, bạn đã biết được “Nuốt hạt nhãn có sao không?”, cũng như cách xử lý khi nuốt phải hạt nhãn. Hãy ghi nhớ để áp dụng vào cuộc sống hàng ngày nếu xảy ra tình trạng nguy hiểm, bạn nhé! 

Xem thêm:

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh

Đã kiểm duyệt nội dung

Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.

Xem thêm thông tin