Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Mẹ & bé/
  4. Mang thai

Otrivin có dùng được cho bà bầu không? Cần lưu ý gì khi sử dụng?

Ngày 24/11/2023
Kích thước chữ

Trong thời kỳ mang thai chị em phụ nữ thường đối mặt với nhiều thách thức về sức khỏe, trong đó có vấn đề nghẹt mũi. Thuốc nhỏ mũi Otrivin nổi tiếng với khả năng giảm triệu chứng nghẹt mũi. Tuy nhiên, nhiều bà bầu đặt câu hỏi liệu Otrivin có dùng được cho bà bầu không?

Otrivin là một sản phẩm y tế được nghiên cứu để điều trị làm giảm các triệu chứng liên quan đến đường hô hấp trên, bao gồm nghẹt mũi, viêm xoang và viêm mũi do cảm lạnh. Việc sử dụng thuốc nhỏ mũi Otrivin cho trường hợp phụ nữ mang thai là vấn đề được rất nhiều người quan tâm được đặt ra bởi nhiều người. Để hiểu rõ hơn thắc mắc Otrivin có dùng được cho bà bầu không thì chúng ta cùng theo dõi bài viết dưới đây của Nhà thuốc Long Châu.

Tác dụng của thuốc Otrivin là gì?

Trước khi đi vào phân tích Otrivin có dùng được cho bà bầu không thì chúng ta cùng tìm hiểu qua về công dụng chính của thuốc Otrivin nhé.

Otrivin là chứa hoạt chất Xylometazoline hydrochloride nên có khả năng giảm sưng và phù nề niêm mạc, đồng thời hỗ trợ tăng cường lưu thông xoang để giúp chất nhầy dễ dàng thoát ra, làm giảm đau ở các hốc xoang do viêm nhiễm.

Otrivin có hai dạng bào chế đó là dạng nhỏ và dạng xịt, đều hỗ trợ giảm triệu chứng nghẹt mũi do cảm lạnh, viêm xoang hoặc dị ứng. Đặc biệt, trước quá trình nội soi mũi, bác sĩ có thể sử dụng thuốc này để làm cho quá trình nội soi trở nên thuận tiện hơn.

Otrivin có dùng được cho bà bầu không? Cần lưu ý gì khi sử  dụng? 1
Thuốc Otrivin có công dụng làm giảm triệu chứng nghẹt mũi hiệu quả

Thuốc Otrivin có dùng được cho bà bầu không?

Rất nhiều người có thắc mắc Otrivin có dùng được cho bà bầu không? Thuốc nhỏ mũi Otrivin thường được áp dụng hàng ngày trong điều trị viêm mũi với liều lượng là 2 - 3 giọt mỗi lần và có thể sử dụng từ 3 - 4 lần mỗi ngày. Tuy nhiên, Otrivin không nên sử dụng trong các trường hợp sau đây:

  • Người bị hoặc đã từng phản ứng dị ứng với Xylometazoline hoặc bất kỳ thành phần nào khác của thuốc.
  • Người đang dùng các loại thuốc chứa chất ức chế MAO như tranylcypromine, phenelzine.
  • Bệnh nhân mắc bệnh về tăng nhãn áp góc hẹp.
  • Người có tình trạng nhạy cảm với các loại thuốc tương tự như phenylephrine, epinephrine, pseudoephedrine, có thể biểu hiện qua các triệu chứng như chóng mặt, khó ngủ, suy nhược, choáng váng, nhịp tim bất thường hoặc run rẩy.
  • Ngoài ra, thuốc nhỏ mũi Otrivin thích hợp sử dụng cho trẻ sơ sinh từ 0 - 6 tuổi với liều lượng là 1 - 2 giọt mỗi lần và có thể thực hiện 1 - 2 lần mỗi ngày. Tuy nhiên, việc sử dụng cho trẻ nhỏ cũng cần tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên nghiệp, không tự ý mua thuốc và sử dụng cho trẻ.

Đối với vấn đề Otrivin có dùng được cho bà bầu không thì hiện nay vẫn chưa có thông tin rõ ràng về tác động của thuốc Otrivin đối với phụ nữ mang thai. Tuy nhiên, vì thai kỳ là giai đoạn nhạy cảm nên việc tham khảo ý kiến của bác sĩ và tìm kiếm tư vấn chính xác xem Otrivin có dùng được cho bà bầu không là quan trọng để tránh các rủi ro có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và thai nhi.

Otrivin có dùng được cho bà bầu không? Cần lưu ý gì khi sử  dụng? 2
Nhiều chị em thắc mắc Otrivin có dùng được cho bà bầu không?

Thuốc Otrivin gây ra những tác dụng phụ gì?

Trong quá trình sử dụng Otrivin, người dùng có thể trải qua một số tác dụng phụ phổ biến như: Khô mũi, mũi có cảm giác cay và rát, đau đầu, khó chịu khi ngủ, nôn mửa, tăng cường hắt hơi và tình trạng nghẽn xoang mũi trở nên nghiêm trọng hơn.

Bên cạnh đó một số người còn gặp các dụng phụ nặng hơn bao gồm: Buồn nôn, chóng mặt, cảm giác chói lọi, huyết áp tăng và các vấn đề về nhịp tim như tim đập nhanh, mạnh hoặc không đều.

Tác dụng phụ nghiêm trọng khi sử dụng Otrivin mà người bệnh cũng có thể gặp là: Sưng mặt, khó thở và sưng viêm cổ họng.

Khi xuất hiện các dấu hiệu bất thường này, việc quan trọng nhất là người bệnh ngừng sử dụng thuốc ngay lập tức và tham khảo ý kiến của bác sĩ để nhận được tư vấn cụ thể về liệu pháp điều trị phù hợp.

Otrivin có dùng được cho bà bầu không? Cần lưu ý gì khi sử  dụng? 3
Otrivin có thể gây ra tác dung phụ nếu dùng không đúng cách

Những lưu ý khi sử dụng thuốc nhỏ mũi Otrivin

Để đảm bảo an toàn và giảm thiểu rủi ro của tác dụng phụ khi sử dụng Otrivin thì người dùng cần lưu ý một số vấn đề quan trọng sau:

  • Trước khi bắt đầu điều trị, người dùng nên cung cấp thông tin chi tiết về tình trạng sức khỏe của mình cho bác sĩ. Điều này bao gồm thông tin về dị ứng, bất kỳ bệnh lý nào đang gặp phải và cả tình trạng mang thai hoặc đang cho con bú. Thông tin này quan trọng để bác sĩ xác định xem Otrivin có dùng được cho bà bầu không và lựa chọn loại thuốc phù hợp nhất, tránh tình trạng tương tác không mong muốn với sức khỏe của người dùng.
  • Đối với những trường hợp như huyết áp cao, bệnh tim, tiểu đường hay các vấn đề khác, việc thông báo chi tiết sẽ giúp bác sĩ đưa ra quyết định đúng đắn về loại thuốc và liều lượng thích hợp, từ đó tránh được những tác động tiêu cực không mong muốn.
  • Khi sử dụng Otrivin đồng thời với các thuốc chứa thành phần ức chế MAO có thể xảy ra tương tác thuốc nghiêm trọng dẫn đến các biến chứng nguy hiểm. Các loại thuốc thuộc nhóm ức chế MAO bao gồm linezolid, moclobemide, xanh methylen, isocarboxazid, procarbazine, phenelzine, safinamide, rasagiline, tranylcypromine, selegiline. Nếu người bệnh đang dùng các loại thuốc này để điều trị một bệnh lý nào đó thì cần ngừng sử dụng ít nhất 2 tuần trước khi bắt đầu sử dụng Otrivin.
  • Ngoài ra, trước khi bắt đầu điều trị bằng Otrivin thì người bệnh cũng cần cung cấp mọi thông tin đầy đủ về các loại thuốc và thảo dược mà mình đang sử dụng cho bác sĩ, chẳng hạn như thuốc chống trầm cảm ba vòng (amitriptyline), thuốc huyết áp (guanethidine).
  • Để bảo quản Otrivin đảm bảo chất lượng bạn nên lưu trữ thuốc ở môi trường khô ráo, thoáng mát, tránh ánh sáng trực tiếp của mặt trời, nhiệt độ dưới 30 độ C. Đặc biệt, sau khi mở nắp lọ thuốc, việc sử dụng chỉ nên kéo dài trong khoảng 14 ngày. Tuy nhiên, theo khuyến cáo, nếu sử dụng liên tục, thời hạn tối đa cho việc nhỏ thuốc nên được giới hạn trong vòng 1 tuần. Việc này quan trọng vì sử dụng thuốc quá thời gian này có thể gây ra viêm mũi, tổn thương niêm mạc mũi, cùng với những biến chứng do tác dụng phụ khác xuất phát từ việc lạm dụng thuốc.
Otrivin có dùng được cho bà bầu không? Cần lưu ý gì khi sử  dụng? 4
Cần sử dụng Otrivin theo đúng chỉ định của bác sĩ để ngăn ngừa tác dụng phụ

Hy vọng rằng những thông tin mà Nhà thuốc Long Châu chia sẻ trong bài viết này đã giúp bạn giải đáp thắc mắc về việc thuốc Otrivin có dùng được cho bà bầu không, đồng thời cung cấp kiến thức chi tiết về các tác dụng của sản phẩm này. Nếu bạn có nhu cầu tư vấn và tìm hiểu thêm về thuốc nhỏ mũi Otrivin, vui lòng liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ cụ thể nhất. Chúc bạn luôn khỏe mạnh!

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Chí Chương

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.