Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Tin tức sức khỏe

Liệu sử dụng thuốc Panadol có gây nghiện không?

Ngày 02/02/2023
Kích thước chữ

Panadol là một trong những loại thuốc có tác dụng giảm đau nhanh chóng nên được nhiều người tin dùng. Tuy nhiên, mọi người cũng nên tìm hiểu kỹ về chức năng, liều dùng và tác dụng phụ có thể gặp phải trước khi sử dụng loại thuốc này. Vậy thành phần của thuốc là gì? Dùng panadol có gây nghiện không?

Panadol là loại thuốc không thể thiếu trong tủ thuốc của mỗi gia đình. Vậy sử dụng thuốc panadol có gây nghiện không? Tất cả các vấn đề này sẽ được Nhà thuốc Long Châu giải đáp trong bài viết dưới đây. 

Panadol là thuốc gì? Sử dụng thuốc panadol có gây nghiện không? 1 Thuốc panadol có gây nghiện không?

Tìm hiểu về thuốc

Panadol là một loại thuốc được xếp vào nhóm thuốc giảm đau - hạ sốt có chứa hoạt chất là paracetamol. Ngoài paracetamol, một số dạng bào chế khác của panadol còn chứa thêm hoạt chất caffeine.

Thuốc chống chỉ định với các trường hợp sau:

  • Người mẫn cảm, dị ứng với paracetamol hoặc bất kỳ thành phần nào khác của thuốc.
  • Phụ nữ mang thai và cho con bú.
  • Đối tượng nghiện rượu hoặc có tiền sử bệnh gan, thận.

Panadol là thuốc gì? Sử dụng thuốc panadol có gây nghiện không? 2 Thuốc có hiệu quả cao trong điều trị chứng đau đầu

Cách sử dụng thuốc

Hiện nay, trên thị trường tiêu thụ đang bày bán nhiều dạng bào chế với hàm lượng hoạt chất khác nhau của thuốc như:

  • Dạng viên nén: Panadol 500mg Chứa hoạt chất paracetamol 500mg. Ngoài ra, có dạng viên nén kết hợp giữa paracetamol 500mg và caffeine 65mg để hạn chế tình trạng buồn ngủ khi sử dụng.
  • Dạng viên sủi: Panadol sủi chứa hoạt chất paracetamol 500mg.
  • Dạng viên nhai cho trẻ em: Panadol trẻ em chứa hoạt chất paracetamol 120mg.

Chính vì thế, bạn cần phải đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và liều dùng cho từng đối tượng để hạn chế những tác dụng phụ và biến chứng nguy hiểm khi sử dụng quá liều. Liều dùng của thuốc được khuyến nghị an toàn cho từng đối tượng cụ thể như sau:

  • Người lớn (người cao tuổi) và trẻ em trên 12 tuổi: Sử dụng 500 - 1000mg paracetamol/lần, thời gian khoảng 4 - 6 giờ/lần và không dùng quá 4000mg/ngày.
  • Trẻ em từ 6 - 11 tuổi: Sử dụng 250 - 500mg paracetamol/lần trong 4 - 6 tiếng. Liều tối đa là 60mg/ngày/kg cân nặng và chia thành nhiều lần, mỗi lần khoảng 10 - 15mg/kg cân nặng.
  • Trẻ nhỏ dưới 6 tuổi: Khuyến khích không nên dùng thuốc.

Bên cạnh đó, bạn không nên dùng loại thuốc giảm đau này chung với các loại biệt dược khác cũng chứa thành phần paracetamol và khoảng cách tối thiểu giữ 2 lần sử dụng thuốc là 4 tiếng. Đối với nhóm từ 6 - 11 tuổi, khi dùng thuốc không có chỉ định của bác sĩ thì thời gian tối đa được sử dụng thuốc là 3 ngày. Bởi nếu dùng quá liều hoạt chất paracetamol có thể dẫn đến ngộ độc thuốc và gây tổn thương cho gan. Vậy dùng panadol có gây nghiện không?

Panadol là thuốc gì? Sử dụng thuốc panadol có gây nghiện không? 3 Cần sử dụng thuốc đúng theo đúng chỉ định của bác sĩ để hạn chế những biến chứng có thể xảy ra

Sử dụng thuốc panadol có gây nghiện không?

Dùng panadol có gây nghiện không? Bởi có một số dạng thuốc này có chứa caffeine là một hoạt chất có thể gây nghiện nên khiến nhiều người lo lắng khi sử dụng loại thuốc này.

Trước khi trả lời câu hỏi này, hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu về các tác dụng phụ có thể gặp phải khi sử dụng loại thuốc này. Theo kết quả nghiên cứu trên lâm sàng, thuốc khá an toàn và ít gây tác dụng phụ không mong muốn. Tuy nhiên, một số trường hợp vẫn gặp phải một số tác dụng phụ rất hiếm xảy ra như:

  • Gây giảm tiểu cầu.
  • Rối loạn máu và hệ bạch huyết.
  • Các phản ứng quá mẫn trên da như phù mạch, cơ thể phát ban, hội chứng Stevens - Johnson (một hội chứng thường gặp do dị ứng với thuốc).
  • Gây co thắt phế quản, khó thở đối với những bệnh nhân mẫn cảm với aspirin và một số thuốc NSAID khác.
  • Gây bất thường ở gan.

Đây không phải là danh mục đầy đủ về tất cả các tác dụng phụ không mong muốn của thuốc và có thể xảy ra bất kỳ tác dụng phụ khác. Do đó, nếu bạn có thắc mắc nào về tác dụng phụ của thuốc, hãy tham khảo ý kiến của các bác sĩ hoặc dược sĩ. 

Như vậy, cho tới hiện tại vẫn chưa ghi nhận tác dụng phụ gây nghiện khi sử dụng thuốc. Mặt khác, hàm lượng thành phần caffeine có trong một số dạng bào chế của panadol rất thấp nên bạn có thể yên tâm sử dụng loại thuốc này theo đúng liều lượng khuyến nghị để giảm đau và hạ sốt mà không cần phải lo sẽ bị nghiện.

Tuy nhiên, để thuốc đạt hiệu quả tốt nhất và đảm bảo an toàn, bạn cũng cần lưu ý một số vấn đề khi sử dụng thuốc, cụ thể là:

  • Trên đây chỉ là một số tác dụng phụ được ghi nhận có thể gặp phải trên lâm sàng ở những bệnh nhân dùng thuốc. Do đó, trong quá trình dùng thuốc nếu bạn gặp phải bất kỳ triệu chứng bất thường nào, hãy ngừng thuốc và liên hệ với bác sĩ để được thăm khám và điều trị kịp thời.
  • Một số đối tượng thường chủ quan và không quan tâm đến tác dụng phụ của thuốc có thể gây ra. Mặc dù, với mức độ nhẹ thì các triệu chứng này có thể tự khỏi. Tuy nhiên, cũng gặp nhiều trường hợp có phản ứng mạnh với thuốc (rất hiếm) và thường là do cơ thể đã mẫn cảm với thành phần của thuốc từ trước. Vì thế, khi thăm khám hoặc mua thuốc điều trị, nên thông báo cho bác sĩ hoặc dược sĩ về các vấn đề về dị ứng với thuốc, thực phẩm… của bản thân để được tư vấn và có những lựa chọn thuốc phù hợp.
  • Thuốc có tương tác với một số loại thuốc chống đông máu của warfarin và những loại coumarin khác. Từ đó làm giảm công dụng của các loại thuốc hoặc làm tăng nguy cơ xảy ra các tác dụng phụ không mong muốn, các phản ứng quá mẫn khi sử dụng chung với nhau. Do đó, bệnh nhân cần thông báo với bác sĩ về những loại thuốc mà bản thân đang dùng để được tư vấn và hướng dẫn sử dụng thuốc phù hợp với tình trạng của người bệnh. 

Panadol là thuốc gì? Sử dụng thuốc panadol có gây nghiện không? 3 Phát ban là một trong các tác dụng phụ ít gặp của thuốc

>> Xem ngay: Có nên uống Panadol sau khi tiêm vaccine không? Uống thế nào cho đúng cách?

Tóm lại, đây là loại thuốc khá an toàn trong điều trị các chứng đau và sốt ở mức độ nhẹ và vừa. Hy vọng thông qua những chia sẻ trong bài viết trên, bạn đọc đã có thêm những thông tin về tác dụng, liều dùng, tác dụng phụ cũng như cách sử dụng thuốc sao cho an toàn và đạt hiệu quả tốt nhất. Đồng thời, Nhà thuốc Long Châu cùng đã giải đáp thắc mắc sử dụng panadol có gây nghiện không mà nhiều người đang quan tâm. Cuối cùng, chúng thôi cũng xin khuyến cáo mọi người nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng thuốc.

Ánh Vũ

Nguồn tham khảo: Medlatec, Hellobacsi

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcTừ Vĩnh Khánh Tường

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Võ Trường Toản. Có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành Dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin