Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Trào ngược dạ dày là tình trạng khá phổ biến, nó có thể là biểu hiện sinh lý, cũng có thể là bệnh lý. Trào ngược dạ dày gây viêm lưỡi là một trong các triệu chứng không điển hình của bệnh GERD. Bài viết này sẽ trình bày một số triệu chứng, nguyên nhân gây viêm lưỡi do trào ngược và cách khắc phục.
Bệnh trào ngược dạ dày - thực quản (GERD) là một tình trạng mãn tính, tái phát với tỷ lệ mắc bệnh ngày càng tăng và ảnh hưởng xấu đến chất lượng cuộc sống. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ một số thông tin về triệu chứng, nguyên nhân gây trào ngược dạ dày và phương pháp điều trị trào ngược dạ dày gây viêm lưỡi.
Trào ngược dạ dày là tình trạng sinh lý thường gặp sau bữa ăn khi chất dịch trong dạ dày trào ngược lên thực quản một cách không chủ ý, có khi trào lên tới khoang miệng. Chúng thường không gây ra triệu chứng. Trào ngược chỉ được coi là một “bệnh” khi gây ra triệu chứng khó chịu hoặc gây hậu quả bệnh lý như tổn thương niêm mạc dạ dày - thực quản, viêm lưỡi, trắng lưỡi, mòn răng do axit dạ dày,...
Bệnh trào ngược dạ dày hay có tên gọi khác là trào ngược dạ dày - thực quản (GERD). Đây là một trong những bệnh lý phổ biến nhất của đường tiêu hóa, có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi. Theo thống kê thì tỷ lệ lưu hành GERD ngày càng tăng ở nhiều nước đang phát triển.
Hai triệu chứng điển hình nhất của bệnh trào ngược dạ dày - thực quản là ợ nóng và trào ngược. Chứng ợ nóng được mô tả là cảm giác đau vùng thượng vị, nóng, rát ở phía sau xương ức trong thời gian khá ngắn (vài phút).
Mặc dù trào ngược và ợ nóng xảy ra chủ yếu vào ban ngày, đặc biệt là sau bữa ăn, ở một số bệnh nhân có thể xảy ra trong khi ngủ và điều này dẫn đến dịch dạ dày chảy ngược lên miệng. Hậu quả là để lại các tổn thương như viêm lưỡi, loét miệng, ăn mòn răng, tổn thương nướu,...
Người bị viêm lưỡi do trào ngược thường có triệu chứng đau, rát, lưỡi có bợn trắng, hôi miệng, cảm thấy đắng miệng, thậm chí nặng hơn là bong tróc, bong vảy,... Những triệu chứng này dễ nhầm lẫn với bệnh nấm miệng. Ngoài ra, trào ngược dạ dày - thực quản có thể gây ho, khàn giọng, tăng nguy cơ khởi phát hen suyễn.
Trước khi biết “Tại sao trào ngược lại gây viêm lưỡi?”, chúng ta sẽ tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến trào ngược. Dưới đây là một số nguyên nhân gây ra tình trạng trào ngược:
Các yếu tố nguy cơ góp phần tăng trào ngược dạ dày bao gồm:
Dịch tiết và thức ăn chứa trong dạ dày có độ pH thấp hơn môi trường thực quản và hầu họng bình thường. Nếu những chất có tính axit này trào lên khoang miệng sẽ gây tổn thương cho các bộ phận trong miệng. Viêm lưỡi là một trong những hậu quả của việc trào ngược axit. Thời gian axit đọng trên lưỡi càng lâu thì tình trạng viêm lưỡi càng nặng. Nguyên nhân trào ngược dạ dày gây viêm lưỡi là do niêm mạc lưỡi hay hầu họng không giống như niêm mạc dạ dày có lớp chất nhầy bảo vệ. Axit dạ dày có độ pH 1,6 - 2,4, tính axit rất cao, có khả năng ăn mòn mạnh. Một khi tiếp xúc với mô không có chất bảo vệ sẽ làm tổn thương lớp niêm mạc gây viêm. Viêm là tình trạng báo hiệu cho chúng ta biết vị trí đó đang gặp vấn đề bất thường với biểu hiện như sưng, nóng, đỏ, đau, rát,...
Điều đầu tiên sau khi bị trào ngược axit lên khoang miệng mà bạn cần làm là súc miệng lại với nước nhiều lần, hoặc uống nước để loại bỏ axit dịch vị ra khỏi khoang miệng ngay lập tức. Sau đó tìm ra nguyên nhân gây trào ngược. Khi trị khỏi nguyên nhân gây trào ngược thì viêm lưỡi tự động sẽ hết theo.
Chế độ ăn uống và lối sống không lành mạnh là nguyên nhân góp phần là tăng tần suất trào ngược dạ dày.
Ngoài việc điều chỉnh lối sống, những bệnh nhân có triệu chứng nhẹ thường cần sử dụng thuốc để giảm triệu chứng trào ngược. Hầu hết các triệu chứng khó chịu của bệnh nhân mắc bệnh trào ngược dạ dày - thực quản giảm đáng kể bằng cách dùng thuốc kháng axit hay thuốc chẹn thụ thể histamine H2 không kê đơn (OTC).
Ngoài ra, với tình trạng viêm lưỡi, nếu thấy đau rát nhiều thì có thể uống thêm thuốc giảm đau khi cần và vệ sinh răng miệng sạch sẽ để tránh bội nhiễm vi khuẩn, vi rút, nấm. Bạn có thể sử dụng bàn chải có mặt chà lưỡi để vệ sinh lưỡi một cách nhẹ nhàng.
Nếu bệnh trào ngược dạ dày - thực quản do một bệnh lý khác gây ra như viêm loét dạ dày - thực quản do vi khuẩn, bất thường cấu trúc cơ thắt thực quản dưới, thoái vị gián đoạn, rối loạn tiêu hóa,..., bạn nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám tốt hơn và có hướng điều trị chính xác. Không nên tự phán đoán và chữa tại nhà nếu việc thay đổi lối sống và dùng thuốc không kê đơn không khiến bạn khá hơn.
Trào ngược dạ dày gây viêm lưỡi có thể được khắc phục bằng phương pháp thay đổi lối sống và dùng thuốc không kê đơn. Tuy nhiên, đây chỉ điều trị triệu chứng tạm thời, bạn nên tìm ra nguyên nhân để kiểm soát chứng trào ngược axit dạ dày. Khi trào ngược dạ dày được kiểm soát thì viêm lưỡi sẽ hết.
Xem thêm:
Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền
Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.