Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Gout và giả gout là hai loại bệnh lý viêm khớp có các triệu chứng rất giống nhau, đôi khi làm cho việc phân biệt giữa chúng trở nên khó khăn. Tuy nhiên, nguyên nhân, phương pháp chẩn đoán, cách điều trị và phòng ngừa cho hai bệnh lý này là hoàn toàn khác biệt. Để phân biệt bệnh gout và giả gout, cần hiểu về định nghĩa bệnh và các xét nghiệm chẩn đoán chính xác là cần thiết.
Bệnh gout và giả gout đều là dạng viêm khớp, có cơ chế bệnh sinh khác nhau, nhưng những biểu hiện giống nhau. Quá trình phân biệt bệnh gout và giả gout giúp người bệnh xác định nguyên nhân và triệu chứng cụ thể, từ đó áp dụng phương pháp điều trị phù hợp và hiệu quả. Hãy tìm hiểu cụ thể hơn về hai bệnh lý này thông qua bài viết dưới đây.
Gout và giả gout đều là các bệnh viêm khớp gây sưng và đau, xuất phát từ sự tích tụ của các tinh thể sắc nhọn gây tổn thương cho khớp. Bệnh gout xuất phát từ vấn đề chuyển hóa nhân purin trong thận, khiến acid uric tích tụ thành tinh thể trong các khớp. Trong khi đó, giả gout là do lắng đọng canxi pyrophosphate, tạo thành các tinh thể khác nhau với nguyên nhân và vị trí khớp bị đau khác với gout.
Bệnh gout thường gây viêm sưng nhiều nhất ở ngón chân cái và ảnh hưởng đến các khớp khác như đầu gối, cổ tay, khớp ngón tay, mắt cá. Trong khi đó, giả gout thường xuất hiện nhiều nhất ở đầu gối và cũng gây sưng đau ở các khớp khác như mắt cá chân, cổ tay, vai, khuỷu tay, hông, tay.
Triệu chứng của gout và giả gout không chỉ giống nhau mà còn tương tự với các bệnh viêm khớp khác như viêm khớp truyền nhiễm, hội chứng ống cổ tay, viêm cột sống dính khớp, viêm xương khớp và viêm khớp dạng thấp, điều này có thể gây nhầm lẫn trong quá trình chẩn đoán.
Triệu chứng của bệnh gout và giả gout rất tương đồng, đều có khả năng gây ra đau đột ngột tại các khớp, đặc biệt là khi có chấn thương nhỏ như va đập vào khuỷu tay, ngón chân hoặc đầu gối. Cả hai bệnh lý này thường xuất hiện với các triệu chứng chung như sưng và đau khớp, bao gồm:
Đau khớp do gout thường xuất hiện đột ngột, cường độ cao và kéo dài từ vài giờ đến 12 giờ. Sau một vài ngày, triệu chứng có thể giảm dần và hoàn toàn biến mất trong khoảng 1 tuần đến 10 ngày. Trong trường hợp gout mãn tính, cơn đau có thể tái phát thường xuyên hơn với khả năng xuất hiện ít nhất một lần trong vòng một năm.
Bệnh giả gout cũng bắt đầu đột ngột và theo đợt, nhưng đau không thay đổi hoặc trở nên nặng hơn theo thời gian. Cơn đau có thể kéo dài từ vài ngày đến nhiều tuần. Triệu chứng đau của giả gout đôi khi có sự tương đồng với viêm khớp dạng thấp hoặc viêm xương khớp.
Điều quan trọng khác nhau giữa hai bệnh lý viêm khớp có thể gây nhầm lẫn này là nguyên nhân gây ra chúng. Bệnh gout xuất phát khi cơ thể tích tụ quá nhiều acid uric trong máu, có thể do thận hoạt động kém, không đào thải acid uric đúng mức hoặc cơ thể sản xuất quá nhiều acid uric. Ngoài ra, thói quen ăn uống như ăn quá nhiều đậu khô, thịt, rượu và hải sản, cũng góp phần làm phát triển của bệnh gout. Người có huyết áp cao, tiểu đường, bệnh tim mạch hoặc cholesterol cao trong máu có nguy cơ cao mắc bệnh gout.
Trong khi đó, bệnh giả gout cũng là do sự lắng đọng tinh thể trong khớp, nhưng tinh thể này là canxi pyrophosphate dihydrate. Các tinh thể này cứng và sắc nhọn, có thể xâm nhập vào dịch lỏng bên trong khớp và gây tổn thương. Nguyên nhân cụ thể gây hình thành các tinh thể giả gout vẫn chưa được xác nhận rõ ràng, tuy nhiên, yếu tố tuổi tác và các vấn đề chức năng tuyến giáp thường liên quan đến bệnh giả gout.
Triệu chứng giống nhau giữa gout và giả gout làm cho việc chẩn đoán qua thông tin không đủ chính xác. Xét nghiệm máu là phương pháp chủ yếu để kiểm tra nồng độ acid uric trong máu và xác định bệnh gout hoặc loại trừ.
Đối với giả gout, xét nghiệm máu còn kiểm tra nồng độ hormone tuyến giáp, sắt và khoáng chất như photpho, magie, canxi và phosphatase. Chụp X-quang là phương pháp hình ảnh được sử dụng để đánh giá mức độ tổn thương và vị trí của khớp. Nếu nghi ngờ giả gout, việc lấy mẫu dịch khớp từ khớp đau để kiểm tra có thể được thực hiện để phát hiện nhiễm trùng hoặc tinh thể gây bệnh. Kính hiển vi sẽ giúp xác định hình dạng của tinh thể với tinh thể gout thường có hình kim, trong khi tinh thể giả gout có hình chữ nhật giống như viên gạch nhỏ.
Cả bệnh gout và bệnh giả gout không thể được chữa khỏi hoàn toàn, chỉ có thể kiểm soát mức độ acid uric trong máu. Chăm sóc tập trung vào điều trị triệu chứng và quản lý bệnh để mang lại kết quả tích cực hơn là cố gắng loại bỏ bệnh gout hoặc giả gout một cách toàn diện.
Ban đầu, bác sĩ sẽ tùy thuộc vào triệu chứng lâm sàng và mức độ đau của từng bệnh nhân để đề xuất các phương pháp điều trị phù hợp. Các phương pháp có thể bao gồm việc sử dụng thuốc uống hoặc tiêm vào khớp, nhằm mục đích chung của việc kiểm soát viêm khớp và cải thiện các triệu chứng.
Sau đó, người bệnh cần tiếp tục thực hiện điều trị duy trì bằng cách thay đổi lối sống và chế độ dinh dưỡng. Việc duy trì lâu dài nhằm kiểm soát mức độ acid uric trong máu hoặc hạn chế khả năng lắng đọng canxi trong sụn khớp. Điều này nhằm giảm nguy cơ tái phát cơn đau cấp tính hoặc giảm mức độ nghiêm trọng của cơn đau cấp, từ đó giúp duy trì chất lượng cuộc sống và sức khỏe tổng thể của người bệnh.
Trong việc điều trị gout và giả gout, mục tiêu chính là ngăn ngừa tổn thương khớp và giảm triệu chứng, đồng thời hạn chế tái phát để bảo vệ hệ xương khớp.
Phương pháp chính là làm giảm nồng độ acid uric trong máu, từ đó giảm hình thành tinh thể kim loại trong khớp. Các thuốc thường được sử dụng bao gồm chất ức chế xanthine oxidase (Uloric, Aloprim, Zyloprim, Lopurin) và Uricosurics (Zurampic, probalan).
Hút dịch khớp là biện pháp duy nhất để loại bỏ tinh thể canxi, tuy nhiên vẫn có khả năng tái phát.
Thuốc kiểm soát triệu chứng bao gồm thuốc chống viêm và giảm đau, có thể được sử dụng sau phẫu thuật.
Các thuốc điều trị triệu chứng giả gout bao gồm thuốc chống viêm corticosteroid, thuốc giảm đau colchicine, methotrexate, thuốc chống viêm không steroid và anakinra.
Vật lý trị liệu có thể giúp duy trì sức khỏe và linh hoạt cho các khớp giả gout.
Các biện pháp này nhằm đảm bảo điều trị hiệu quả và ngăn chặn các tác động tiêu cực đối với hệ xương khớp.
Vì vậy, để phân biệt bệnh gout và giả gout, người ta có thể dựa vào nguyên nhân, cách điều trị và một số đặc điểm triệu chứng. Tuy nhiên, để có chẩn đoán chính xác, việc thực hiện các xét nghiệm kiểm tra là cần thiết. Nếu có bất kỳ triệu chứng sưng đau ở khớp nào đó và có nghi ngờ về bệnh gout hoặc giả gout, việc đầu tiên cần thực hiện là đến bệnh viện để kiểm tra và nhận điều trị phù hợp dựa trên nguyên nhân cụ thể.
Xem thêm:
Bệnh giả gút: Bệnh lắng đọng canxi pyrophosphate
Xét nghiệm gout là gì? Khi nào cần thực hiện xét nghiệm gout?
Dược sĩ Đại họcNguyễn Chí Chương
Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.