Long Châu

Bệnh giả gút: Bệnh lắng đọng canxi pyrophosphate

Ngày 07/04/2023
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Giả gout (Pseudogout) là một dạng viêm khớp đặc trưng bởi những cơn sưng đau đột ngột ở một hoặc nhiều khớp xương của bạn. Các cơn đau có thể kéo dài nhiều ngày hoặc nhiều tuần. Tình trạng này thường ảnh hưởng đến đầu gối, nhưng nó cũng có thể ảnh hưởng đến các khớp khác và phổ biến hơn ở người lớn trên 60 tuổi.

Nội dung chính

Tìm hiểu chung

Giả gout là gì? 

Giả gout là một loại viêm khớp đặc trưng bởi sự đột ngột, đau sưng tại một hoặc nhiều khớp xương, gây ra bởi sự lắng đọng của các tinh thể, được gọi là canxi pyrophosphate, trong và xung quanh khớp.

Do sự tương đồng về triệu chứng với bệnh gout nhưng không cùng nguyên nhân, nên được gọi là bệnh giả gout. Bệnh giả gout và bệnh gout xảy ra khi tinh thể hình thành trong các dịch khớp gây đau và viêm. Giả gout ảnh hưởng đến đầu gối và có thể phát triển trong mắt cá chân, cổ tay và khuỷu tay, trong khi bệnh gout có xu hướng ảnh hưởng đến ngón chân cái.

Giả gout đã được báo cáo là đôi khi cùng tồn tại với bệnh gout. Điều này có nghĩa là hai loại tinh thể đôi khi có thể được tìm thấy trong cùng một dịch khớp. 

Sự khác biệt giữa giả gout và gout

Giả gout và bệnh gout đều là hai loại viêm khớp và chúng đều do sự tích tụ của các tinh thể trong khớp gây ra.

Trong khi bệnh giả gout là do các tinh thể canxi pyrophosphate (vôi sụn hóa) gây ra, thì bệnh gout là do các tinh thể urat (axit uric – hình kim nhọn) gây ra.

Ngoài ra, giả gout tác động ở những khớp lớn ( đầu gối…) còn bệnh gout lại tác động ở những khớp nhỏ (50% trường hợp ở ngón chân cái…).

Triệu chứng

Những dấu hiệu và triệu chứng của giả gout

Giả gout thường ảnh hưởng đến đầu gối, nhưng nó cũng ảnh hưởng đến mắt cá chân, cổ tay và khuỷu tay. Các triệu chứng giả gout bao gồm:

  • Đau khớp;

  • Sưng khớp;

  • Tích tụ chất lỏng xung quanh khớp;

  • Viêm mãn tính.

Do những triệu chứng không rõ ràng, người bệnh hoặc bác sĩ có thể nhầm lẫn bệnh giả gout với một số bệnh lý khác như:

  • Bệnh Gout: Gây viêm đau ngón chân, bàn chân hoặc khu vực khớp khác như mắt cá chân, đầu gối, ngón tay,…

  • Bệnh viêm xương khớp: Bệnh thoái hóa khớp do mất sụn;

  • Bệnh thấp khớp: Một loại viêm mãn tính có thể ảnh hưởng đến một số cơ quan và mô.

Biến chứng có thể gặp khi mắc bệnh giả gout

Nếu không được chữa trị kịp thời, giả gout kéo dài có thể gây 1 số biến chứng cho xương và khớp, điển hình là tình trạng thoái hóa khớp. Các khớp xương bị bệnh có thể phát triển cựa xương, u nang gây mất sụn, nguy hiểm hơn còn dẫn đến gãy xương.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Nếu khớp bạn bị đau đột ngột và sưng bạn cần đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt. Nếu không, bệnh của bạn sẽ càng tệ và có thể gây đau đớn dài hạn. Khi có bất kỳ câu hỏi hoặc thắc mắc nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa và tình trạng bệnh lý có thể khác nhau ở nhiều người. Hãy luôn thảo luận với bác sĩ để được chỉ định phương pháp chẩn đoán, điều trị và xử lý tốt nhất dành cho bạn.

Nguyên nhân

Nguyên nhân dẫn đến giả gout

Giả gout xảy ra khi các tinh thể canxi pyrophosphate hình thành dịch khớp. Các tinh thể cũng có thể lắng đọng trong sụn gây ra tổn thương. Tinh thể tích tụ trong dịch khớp dẫn đến sưng khớp và đau cấp tính. Tuy nhiên, không rõ nguyên nhân hình thành tinh thể, chúng xuất hiện do sự liên quan đến quá trình lão hóa.

Giả gout thường có thể xảy ra trong gia đình, vì vậy nhiều chuyên gia y tế cho rằng giả gout có tính di truyền. Một số nguyên nhân khác, bao gồm:

  • Chấn thương, chẳng hạn như tổn thương hoặc phẫu thuật khớp bị ảnh hưởng;

  • Suy giáp;

  • Cường cận giáp;

  • Thừa sắt trong máu;

  • Tăng canxi huyết;

  • Thiếu magiê.

Nguy cơ

Những ai có nguy cơ mắc phải (bị) giả gout?

  • Người lớn sau 60 tuổi;

  • Phụ nữ có nguy cơ mắc phải cao hơn nam.

Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc (bị) giả gout

Các yếu tố làm tăng nguy cơ giả gout: 

  • Tuổi tác: Những tinh thể calcium pyrophosphate này hình thành nhiều hơn khi con người già đi.

  • Chấn thương khớp: Tình trạng chấn thương khớp nghiêm trọng hoặc trải qua phẫu thuật khớp làm tăng khả năng mắc bệnh giả gout.

  • Rối loạn di truyền: Giả gout có khuynh hướng di truyền trong gia đình.Những người đó có nguy cơ bị bệnh ngay cả khi còn trẻ.

  • Mất cân bằng dinh dưỡng: Nguy cơ mắc bệnh giả gout cao hơn nếu người bệnh bị quá thừa hoặc thiếu canxi, sắt trong máu.

  • Các yếu tố nguy cơ khác: Bệnh cũng dễ xuất hiện nếu bạn có tuyến giáp yếu hoặc tuyến cận giáp hoạt động quá mức.

Phương Pháp Chẩn Đoán & Điều Trị

Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán Giả gout

Nếu bạn thấy một số dấu hiệu chứng tỏ bạn đang bị bệnh giả gout. Bác sĩ sẽ hỏi bạn về những triệu chứng đang gặp phải, kiểm tra thăm khám lâm sàng và yêu cầu thực hiện một số xét nghiệm. Những xét nghiệm thường thấy như:

  • Chọc dịch khớp ở khớp bị đau và tìm các tinh thể canxi pyrophosphate có thể gây bệnh dưới kính hiển vi.

  • Chụp X - quang khớp để tìm ra sự lắng đọng những tinh thể canxi và tổn thương xương do viêm khớp nhiều lần.

  • MRI hoặc CT giúp quan sát sự lắng đọng canxi trong khớp;

  • Siêu âm cũng để tìm kiếm các khu vực tích tụ canxi;

  • Xét nghiệm máu để kiểm tra các vấn đề ở tuyến giáp, tuyến cận giáp cũng như sự mất cân bằng khoáng chất có thể liên quan đến bệnh giả gout.

Điều này rất quan trọng để có thể tìm ra nguyên nhân gây bệnh để giúp bác sĩ điều trị càng sớm càng tốt.

Phương pháp điều trị Giả gout hiệu quả

Hiên nay, vẫn chưa có cách loại bỏ các tinh thể canxi pyrophosphate trong khớp gây bệnh giả gout. Mục đích của phương pháp điều trị hiện tại là giảm đau và cải thiện chức năng của khớp. 

Thuốc:

Bác sĩ có thể chỉ định một trong những loại thuốc dưới đây để giúp người bệnh giảm đau:

  • Thuốc chống viêm không steroid (NSAID): Ibuprofen, naproxen hay indomethacin được dùng để giảm sung và giảm đau. Tuy nhiên. NSAID có thể gây chảy máu dạ dày và giảm chức năng thận đặc biệt là ở người cao tuổi.

  • Colchicine liều thấp: Nếu những cơn đau, sưng, viêm của bệnh giả gout xuất hiện thường xuyên, bác sĩ có thể chỉ định sử dụng colchicine hàng ngày như một phương pháp phòng ngừa.

  • Corticosteroid: Được chỉ định trong trường hợp người bệnh không thể dùng NSAID hoặc colchicine. Nhưng không nên sử dụng corticosteroid lâu ngày vì nó có thể gây ra các tác dụng phụ nghiêm trọng như suy yếu xương, gây đục thủy tinh thể,...

Dẫn lưu dịch:

Để giảm đau và áp lực ở khớp bị tổn thương, bác sĩ sẽ chèn kim giúp loại bỏ dịch khớp cùng các tinh thể khỏi khớp. Đây là liệu pháp giảm đau nhanh nhất và bạn sẽ khỏi hoàn toàn sau phẫu thuật.

Chế Độ Sinh Hoạt & Phòng Ngừa

Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của Giả gout

Chế độ dinh dưỡng:

  • Uống nhiều nước.

  • Bổ sung rau xanh, trái cây giàu vitamin C, A, E như bơ, cam, xoài, rau ngót, bắp cải…

  • Tránh thực phẩm chế biến sẵn và những thực phẩm giàu chất béo bão hòa.

Chế độ sinh hoạt:

  • Tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ trong việc điều trị.

  • Duy trì lối sống tích cực, hạn chế sự căng thẳng.

  • Liên hệ ngay với bác sĩ khi cơ thể có những bất thường trong quá trình điều trị.

  • Thăm khám định kỳ để được theo dõi tình trạng sức khỏe, diễn tiến của bệnh và để bác sĩ tìm hướng điều trị phù hợp trong thời gian tiếp theo nếu bệnh chưa có dấu hiệu thuyên giảm.

Phương pháp phòng ngừa Giả gout hiệu quả

Để phòng ngừa bệnh hiệu quả, bạn có thể tham khảo một số gợi ý dưới đây:

  • Thường xuyên tập thể dục, đặc biệt là các hoạt động tăng cường cơ bắp xung quanh các khớp bị ảnh hưởng.

  • Giữ cân nặng hợp lý, giảm cân nếu cần thiết.

  • Hạn chế sử dụng những chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá.

  • Ăn nhiều rau xanh, trái cây bổ sung vitamin, khoáng chất.

Nguồn tham khảo
  1. https://www.medicinenet.com/pseudogout/article.htm

  2. https://www.heathline.com/health/pseudogout#prevention

  3. https://www.medicalnewstoday.com/articles/pseudogout#medical-treatment

Các bệnh liên quan

  1. Đau mắt cá chân

  2. Bệnh Freiberg

  3. Viêm khớp cổ tay

  4. Viêm khớp ngón chân cái

  5. Teo cơ do đái tháo đường

  6. Huyết khối tĩnh mạch sâu

  7. Thoái hóa khớp gối

  8. Hẹp khe khớp háng

  9. Thoái hóa khớp khuỷu tay

  10. Liệt tứ chi