Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Van tim giống như là những cánh cửa mở và đóng nhịp nhàng theo nhịp co bóp của tim, đảm bảo sự lưu thông máu qua các buồng tim theo hướng cụ thể nhất định. Ở nước ta, các bệnh lý tim mạch vẫn có số lượng trường hợp mắc phải khá đáng kể. Trong đó, tình trạng phổ biến nhất là hở và hẹp van tim, xuất hiện cả ở người lớn và trẻ em. Vậy làm thế nào để phân biệt hai dạng bệnh này?
Quả tim bình thường bao gồm 4 cấu trúc van tim, bao gồm van động mạch chủ, van động mạch phổi, van 2 lá và van 3 lá. Những cấu trúc này đảm bảo sự dòng chảy của máu qua các buồng tim.
Hiểu được thế nào là hở và hẹp van tim có ý nghĩa rất lớn trong việc chăm sóc sức khỏe hằng ngày.
Đây là tình trạng xảy ra khi lá van tim không thể mở hoàn toàn, sự thu hẹp của khe hở gây ra khó khăn cho quá trình bơm máu của tim, dẫn đến suy tim và các biến chứng nghiêm trọng khác theo thời gian. Cả bốn van tim đều có khả năng bị hẹp van, với các dạng sau: Hẹp van 2 lá, hẹp van 3 lá, hẹp van động mạch phổi và hẹp van động mạch chủ.
Còn được gọi là "trào ngược van tim", đây là tình trạng một van không thể đóng kín, dẫn đến việc một lượng máu rỉ ngược qua van. Khi hiện tượng này trở nên nghiêm trọng hơn, tim buộc phải làm việc càng nhiều hơn để bù đắp cho sự rỉ máu qua van, đồng thời lượng máu có thể lưu thông đến các phần khác của cơ thể bị giảm. Tùy thuộc vào van nào bị tác động, tình trạng này được gọi là: Hở van 2 lá, hở van 3 lá, hở van động mạch phổi hoặc hở van động mạch chủ.
Hở và hẹp van tim có thể nhận biết qua điểm đặc biệt sau: Không phải các trường hợp hở van tim đều là bệnh lý, ngược lại, tất cả các trường hợp hẹp van tim đều liên quan đến bệnh lý.
Các nguyên nhân phổ biến gây hẹp van tim bao gồm: Nhiễm khuẩn liên cầu, vôi hoá van, viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn, và các tác nhân khác. Ngoài ra, còn có những trường hợp hẹp van tim do bẩm sinh, xạ trị vùng ngực, hay liên quan đến một số bệnh tự miễn như: Lupus ban đỏ.
Hở van tim có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân, bao gồm: Tình trạng bẩm sinh, các vấn đề liên quan đến bệnh lý, tác động từ quá trình thoái hóa, hay liên quan đến các tình trạng nhồi máu cơ tim, giãn cơ tim, phình hoặc tách động mạch chủ, và cả viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn.
Trong giai đoạn đầu của bệnh, các triệu chứng thường không rõ ràng. Khi các dấu hiệu trở nên đáng chú ý, tương ứng với việc bệnh đã tiến triển sang mức nặng. Những dấu hiệu để nhận biết bệnh hở van tim bao gồm:
Trong một thời gian dài, bệnh hẹp van tim có thể không gây ra bất kỳ triệu chứng nào do quá trình tiến triển chậm. Khi triệu chứng xuất hiện, phổ biến nhất là các biểu hiện sau:
Các vấn đề này đặc biệt trở nên nghiêm trọng hơn khi người bệnh đối mặt với căng thẳng, nhiễm trùng, hoặc trong giai đoạn mang thai của phụ nữ.
Trong trường hợp bệnh nặng, các triệu chứng nghiêm trọng hơn có thể xuất hiện bao gồm: Ho ra máu, sưng bụng, ngất ngưởng, tăng trọng lượng cơ thể đáng ngờ. Sưng phù ở bàn chân hoặc mắt cá chân cũng có thể xảy ra. Thậm chí cả trong thời gian nghỉ ngơi, việc thở có thể trở nên khó khăn. Hở và hẹp van tim đều tác động không nhỏ đến sức khỏe do đó bạn cần chủ động thăm khám càng sớm càng tốt để được can thiệp y tế điều trị.
Trong giai đoạn bệnh nhẹ, khi chưa có dấu hiệu rõ ràng, bệnh nhân cần thực hiện theo dõi định kỳ và kiểm tra sức khỏe. Trong trường hợp cần phải thực hiện các thủ thuật y tế như: Phẫu thuật, việc tiêm phòng bệnh viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn trước khi thực hiện là điều cần thiết.
Khi tình trạng bệnh trở nên nặng hơn với các biểu hiện: Đau ngực, khó thở, rối loạn nhịp tim, cách điều trị sẽ phụ thuộc vào tình trạng cụ thể. Có thể áp dụng phương pháp điều trị thuốc hoặc can thiệp phẫu thuật nếu cần. Việc chú ý xác định hở và hẹp van tim và đưa ra cách điều trị phù hợp là điều cần thiết và rất quan trọng.
Giai đoạn nhẹ: Điều trị tập trung vào việc sử dụng các loại thuốc nội khoa như: Thuốc chống đông máu, thuốc lợi tiểu, thuốc chẹn beta giao cảm và thuốc giãn mạch thuộc nhóm nitrate. Việc sử dụng thuốc cần phải tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa tim mạch. Không nên tự ý chọn thuốc, điều chỉnh liều lượng hoặc thời gian sử dụng thuốc. Việc chuyển đổi thuốc cũng không nên tự thực hiện do có thể làm mất hiệu quả hoặc gây sai lệch trong kế hoạch điều trị. Trong trường hợp có bất thường, cần tham khảo ý kiến bác sĩ ngay để được can thiệp tốt nhất.
Trường hợp bệnh nặng: Khi van tim bị tổn thương nghiêm trọng và bệnh nhân có nguy cơ suy tim, bác sĩ có thể đề xuất điều trị phẫu thuật. Các phẫu thuật có thể bao gồm: Cắt hoặc khâu nhằm khép kín các lá van. Nếu phẫu thuật sửa van không hiệu quả, có thể tiến hành phẫu thuật thay van tim bằng van nhân tạo.
Hy vọng những thông tin trên đã giúp bạn phân biệt được hở và hẹp van tim, để có được cái nhìn tổng quan về hai dạng bệnh tim này. Hãy thường xuyên kiểm tra định kỳ sức khỏe nhằm đề phòng và phát hiện sớm các bệnh tim mạch, đồng thời tập cho mình có thói quen sinh hoạt và ăn uống khoa học.
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Hồng Nhung
Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.