Tốt nghiệp Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có nhiều năm trong lĩnh vực dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Thanh Hương
Mặc định
Lớn hơn
Phát ban là triệu chứng thường gặp trong sốt xuất huyết. Nhiều người thắc mắc phát ban sốt xuất huyết có ngứa không? Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về hiện tượng phát ban trong sốt xuất huyết và cách xử lý.
Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm do virus Dengue gây ra, với triệu chứng điển hình là sốt cao, xuất huyết và phát ban. Nhiều người thắc mắc liệu phát ban sốt xuất huyết có ngứa không. Dưới đây là thông tin chi tiết giúp bạn giải đáp thắc mắc này và biết cách kiểm soát triệu chứng ngứa khi phát ban hiệu quả.
Phát ban sốt xuất huyết là biểu hiện đặc trưng do vỡ mao mạch dưới da, tạo thành các đốm đỏ hoặc chấm xuất huyết. Đây là hậu quả của tổn thương thành mạch máu do virus Dengue gây ra, khiến hồng cầu thoát ra ngoài mô dưới da. Ngoài ra, phản ứng miễn dịch của cơ thể với virus cũng làm giãn mạch, tăng thẩm thấu, khiến máu và dịch thấm ra ngoài mao mạch, càng làm ban dễ xuất hiện hơn.
Phát ban thường không nổi gồ lên bề mặt và không mất đi khi ấn vào. Tình trạng này thường xuất hiện sau 2 - 5 ngày sốt cao, khi bệnh bước vào giai đoạn toàn phát. Ban có thể lan rộng từ vùng ngực, bụng đến mặt, tay và chân. Theo nghiên cứu của Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương (2023), khoảng 70 - 80% bệnh nhân sốt xuất huyết có biểu hiện phát ban trong các giai đoạn khác nhau.
Phát ban trong sốt xuất huyết có ba dạng phổ biến:
Phát ban trong sốt xuất huyết không giống với phát ban dị ứng, do đó thường không gây ngứa nhiều. Ở một số bệnh nhân, da có thể ngứa nhẹ, đặc biệt trong giai đoạn hồi phục. Theo nghiên cứu của Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM (2023), khoảng 20 - 30% bệnh nhân sốt xuất huyết có cảm giác ngứa nhẹ khi phát ban bắt đầu lặn. Cơ địa từng người quyết định mức độ ngứa. Tuy nhiên, tình trạng ngứa này thường sẽ giảm dần sau vài ngày.
Người bị phát ban sốt xuất huyết thường bị ngứa da do nhiều nguyên nhân khác nhau như:
Tuy nhiên, nhiều bệnh nhân không gặp tình trạng ngứa khi phát ban. Như vậy, với thắc mắc phát ban sốt xuất huyết có ngứa không, câu trả lời là có thể nhưng cảm giác ngứa thường không nghiêm trọng.
Phát ban trong sốt xuất huyết thường xuất hiện vào giai đoạn toàn phát hoặc hồi phục. Việc chăm sóc đúng cách giúp giảm khó chịu và ngăn ngừa biến chứng. Dưới đây là những việc người bệnh nên làm nếu phát ban sốt xuất huyết gây ngứa:
Phát ban có thể khiến da nhạy cảm hơn nên bạn cần áp dụng cách giảm ngứa khi bị sốt xuất huyết an toàn. Vì vậy, bạn nên mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát giúp hạn chế ma sát gây kích ứng. Việc lau người bằng nước ấm giúp duy trì độ ẩm và giảm khó chịu trên da. Người bệnh không nên tắm nước lạnh, vì dễ gây co mạch đột ngột.
Khi bị ngứa do phát ban sốt xuất huyết, bạn nên bôi kem dưỡng dịu nhẹ chứa calamine hoặc gel nha đam theo hướng dẫn của bác sĩ. Những sản phẩm này giúp làm mát da, giảm ngứa và hạn chế tổn thương do gãi. Bạn cần tránh viẹc tự ý dùng thuốc bôi không rõ nguồn gốc.
Uống đủ nước giúp cơ thể thải độc và cải thiện lưu thông máu, từ đó hỗ trợ phục hồi làn da bị tổn thương. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo người mắc sốt xuất huyết nên uống tối thiểu 2 - 2,5 lít nước mỗi ngày, bao gồm nước lọc, nước ép trái cây và dung dịch điện giải.
Vitamin C, E, kẽm là những vi chất quan trọng giúp tăng cường miễn dịch và tái tạo da. Các thực phẩm như: Cam, bưởi, ổi, súp lơ, rau cải xoăn, hạnh nhân, óc chó, măng tây, bơ, trứng, thịt nạc,… giúp da phục hồi nhanh hơn sau giai đoạn phát ban.
Người chăm sóc bệnh nhân nên tìm hiểu sốt xuất huyết nên ăn gì và tránh ăn gì để xây dựng thực đơn phù hợp. Một số thức ăn dễ gây ngứa ở người nhạy cảm hoặc đang có vấn đề về da như: Đồ ăn nhiều gia vị, cay nóng, đồ ăn nhiều dầu mỡ, nước ngọt có gas, hải sản vỏ cứng,… Bạn nên cân nhắc tiêu thụ những thực phẩm này khi bị phát ban kèm ngứa.
Sốt xuất huyết gây ngứa, người bệnh không nên gãi vì lúc này da đang yếu, dễ trầy xước, từ đó làm tăng nguy cơ nhiễm trùng. Gãi mạnh cũng có thể làm vỡ các mao mạch dưới da, dẫn đến bầm tím, chảy máu. Điều này đặc biệt nguy hiểm khi tiểu cầu vẫn đang thấp. Ngoài ra, việc gãi còn dễ để lại sẹo, vết thâm hoặc sạm da kéo dài sau khi khỏi bệnh.
Phát ban sốt xuất huyết gây ngứa, bạn có thể uống thuốc. Nhưng bạn chỉ nên dùng thuốc khi thật sự cần thiết và phải theo chỉ định của bác sĩ. Lúc này cơ thể đang nhạy cảm, tiểu cầu có thể còn thấp. Vì vậy, bạn nên tránh dùng thuốc bừa bãi gây tác dụng phụ hoặc ảnh hưởng đến quá trình đông máu.
Khi bị phát ban sốt xuất huyết kèm triệu chứng ngứa nặng, người bệnh cũng cần xem xét đến tác nhân bên ngoài hoặc biến chứng khác. Họ cũng có thể bị ngứa do mỹ phẩm, thuốc uống, thực phẩm, nhiễm trùng da hoặc bội nhiễm. Nếu quan sát thấy da có mủ, nổi mẩn lan rộng, chảy dịch hoặc kèm sốt trở lại, bạn cần đi khám ngay.
Phát ban sốt xuất huyết có ngứa không? Phát ban trong sốt xuất huyết có thể gây ngứa nhẹ hoặc không ngứa, tùy vào cơ địa và giai đoạn bệnh. Việc giữ gìn vệ sinh da và uống đủ nước giúp giảm cảm giác khó chịu. Nếu có dấu hiệu bất thường như xuất huyết nặng hoặc sốc sốt xuất huyết, cần đi khám ngay. Hiểu rõ về phát ban giúp người bệnh yên tâm và có biện pháp chăm sóc phù hợp.
Dược sĩ Đại họcNguyễn Vũ Kiều Ngân
Tốt nghiệp Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có nhiều năm trong lĩnh vực dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.