Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Phẫu thuật cắt 2/3 dạ dày nội soi được chỉ định khi nào?

Ngày 24/05/2024
Kích thước chữ

Phẫu thuật cắt 2/3 dạ dày nội soi là phương pháp nhằm loại bỏ đi một phần của dạ dày giúp điều trị các bệnh có liên quan. Vậy, khi nào thì người bệnh sẽ được chỉ định thực hiện phương pháp này?

Ngày nay, nhờ sự tiến bộ của y học mà phương pháp phẫu thuật cắt 2/3 dạ dày nội soi ngày càng trở nên phổ biến, thay thế hoàn toàn cho những phương pháp phẫu thuật truyền thống. Nếu còn chưa biết rõ về phương pháp cắt 2/3 dạ dày nội soi là như thế nào? Mời bạn đọc hãy theo dõi bài viết dưới đây để biết thêm chi tiết.

Phương pháp phẫu thuật cắt 2/3 dạ dày nội soi là gì?

Dạ dày là cơ quan tiêu hóa, nằm ở vị trí nối giữa thực quản và ruột non. Thức ăn sau khi đi qua thực quản sẽ xuống đến dạ dày và được nghiền nhỏ, tiếp theo là xuống ruột non để hấp thu các chất dinh dưỡng. Các bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật cắt dạ dày cho bệnh nhân trong một vài trường hợp dạ dày có vấn đề nghiêm trọng cần được can thiệp. Có 3 loại cắt dạ dày, bao gồm cắt dạ dày bán phần, cắt dạ dày toàn phần và cắt dạ dày hình ống.

Phẫu thuật cắt 2/3 dạ dày (cắt dạ dày bán phần) là một phương pháp can thiệp ngoại khoa đường tiêu hóa. Phương pháp này thường được sử dụng để điều trị một số bệnh lý của dạ dày, bao gồm cả những bệnh lành tính, các u dạ dày và bệnh ác tính như ung thư dạ dày.

Phẫu thuật cắt 2/3 dạ dày sẽ chỉ cắt phần thấp của dạ dày, chính vì thế mà các chức năng chứa đựng của dạ dày vẫn được bảo tồn một cách tối đa. Cụ thể là phần hang vị và phần thấp của thân vị bị lấy đi, những phần này có chức năng chế tiết và giúp nghiền nhỏ thức ăn.

Phẫu thuật cắt ⅔ dạ dày nội soi được chỉ định khi nào?1
Cắt dạ dày nội soi được chỉ định để điều trị các loại bệnh lý về dạ dày

Cắt 2/3 dạ dày nội soi được chỉ định khi nào?

Nếu thuộc một trong những trường hợp sau đây, bác sĩ có thể sẽ chỉ định cho người bệnh thực hiện phẫu thuật cắt 2/3 dạ dày nội soi. Bao gồm:

  • Người bị loét dạ dày - tá tràng cấp tính và mạn tính.
  • Môn vị bị hẹp do loét hành tá tràng mạn tính.
  • Xuất huyết ổ loét dạ dày tá tràng.
  • Vùng thấp của dạ dày xuất hiện các u lành tính, u có độ nguy cơ thấp.

Người bệnh được chỉ định phương pháp này sẽ cần đảm bảo có đủ điều kiện chỉ định mổ, gây mê, hồi sức để mổ nội soi cũng như cắt 2/3 dạ dày. Ngược lại, cắt 2/3 dạ dày nội soi chống chỉ định với các trường hợp:

  • Dạ dày xuất hiện các khối u ác tính có độ ác tính khác nhau, người bệnh mắc ung thư biểu mô tuyến.
  • Thể trạng của người bệnh không đáp ứng được điều kiện để thực hiện phẫu thuật, bệnh nhân có chống chỉ định khác đối với phẫu thuật nội soi.
  • Bệnh nhân không muốn điều trị bằng phương pháp phẫu thuật.

Trước khi mổ vài ngày, bệnh nhân sẽ thực hiện khám tiền mê, thực hiện các xét nghiệm máu cũng như các loại bệnh lý kèm theo. Trước ngày mổ, bệnh nhân sẽ phải nhịn ăn uống và chỉ được sử dụng các loại thuốc theo sự hướng dẫn của bác sĩ.

Trong một số các trường hợp khác, cắt dạ dày cũng sẽ được chỉ định để điều trị bệnh béo phì. Phẫu thuật này sẽ lấy đi khoảng 70 - 80% dạ dày, dạ dày nhỏ đi đồng nghĩa với việc người bệnh sẽ ăn ít hơn. Tuy nhiên, người bệnh cần lưu ý, phương pháp này chỉ được thực hiện khi các phương pháp giảm cân khác không mang lại hiệu quả. 

Phẫu thuật cắt ⅔ dạ dày nội soi được chỉ định khi nào?2
Cắt 2/3 dạ dày nội soi được chỉ định cho bệnh nhân có các u lành tính hay bị viêm loét dạ dày - tá tràng

Tác dụng phụ có thể gặp khi thực hiện phẫu thuật

Trước khi thực hiện phẫu thuật cắt dạ dày bạn cần biết, không phải ai cũng sẽ trải qua thủ thuật này một cách an toàn. Tuy nhiên để đảm bảo an toàn tối đa cho sức khỏe bạn, các bác sĩ sẽ phân loại, đánh giá tình trạng sức khỏe cũng như bệnh lý mà bạn đang mắc phải. Cơ thể thiếu máu hoặc chỉ số protein máu thấp có thể gặp phải các biến chứng nghiêm trọng sau khi thực hiện loại phẫu thuật này.

Cắt dạ dày cũng sẽ tiềm ẩn rất nhiều các nguy cơ biến chứng khác nhau giống như các loại phẫu thuật khác. Những trường hợp phải cắt dạ dày do ung thư sẽ có nguy cơ phải đối mặt với các biến chứng cao hơn do thể trạng của bệnh nhân kém. Các tác dụng phụ người bệnh có thể gặp sau khi cắt dạ dày:

  • Trào ngược axit dạ dày.
  • Tiêu chảy.
  • Nhiễm trùng vết mổ.
  • Hội chứng dạ dày rỗng nhanh.
  • Chảy máu nội tạng.
  • Buồn nôn, nôn mửa.
  • Rò rỉ dịch axit vào thực quản.
  • Viêm phổi.
  • Sụt cân nhanh.
  • Khó thở.
  • Tổn thương các mô lân cận.

Việc phục hồi sau khi thực hiện cắt dạ dày có thể sẽ mất rất nhiều thời gian. Điều quan trọng là người bệnh cần tuân thủ tuyệt đối theo phác đồ điều trị của bác sĩ cũng như điều chỉnh lại chế độ ăn uống để tránh gặp phải những tình trạng sức khỏe không mong muốn. Ngoài ra, nếu cơ thể xuất hiện bất cứ triệu chứng mới nào hoặc không đáp ứng thuốc giảm đau, hãy thăm khám ngay để được các bác sĩ chẩn đoán cũng như can thiệp kịp thời khi cần thiết.

Phẫu thuật cắt ⅔ dạ dày nội soi được chỉ định khi nào?3
Tuân thủ tuyệt đối theo hướng dẫn của bác sĩ để tránh gặp phải các biến chứng nguy hiểm

Chắc hẳn, qua bài viết này bạn đọc đã phần nào hiểu về phẫu thuật cắt 2/3 dạ dày nội soi. Bất kỳ loại phẫu thuật nào cũng đều có nguy cơ gây ra các tác dụng phụ, biến chứng không mong muốn. Để tránh gặp phải các vấn đề về sức khỏe, bạn đọc hãy tìm hiểu thật kỹ về thông tin cũng như quy trình phẫu thuật trước khi thực hiện, đồng thời hãy tuân thủ tuyệt đối theo sự hướng dẫn của bác sĩ, nếu còn thắc mắc, hãy liên hệ với các chuyên gia, bác sĩ để được giải đáp một cách chi tiết.

Xem thêm:

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin