Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Hiện nay, các bệnh lý về tuyến tụy và túi mật đang dần trở nên phổ biến. Việc chẩn đoán và điều trị sớm có vai trò rất lớn trong việc cứu sống và giảm chi phí điều trị. Trong một số trường hợp, phẫu thuật ERCP được chỉ định để điều bệnh lý này.
Phẫu thuật nội soi mật tụy ngược dòng (ERCP) là một thủ thuật chuyên biệt thường được áp dụng để chẩn đoán và điều trị các bệnh lý về túi mật, tuyến tụy, gan và hệ thống dẫn mật. Vậy cụ thể phẫu thuật ERCP là gì và quy trình thực hiện ra sao? Tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây nhé!
Nội soi mật tụy ngược dòng có tên tiếng Anh là endoscopic retrograde cholangiopancreatography (ERCP) là một thủ thuật sử dụng nội soi tá tràng kết hợp với X-quang để chẩn đoán và điều trị các bệnh lý liên quan đến đường mật và tụy.
Kỹ thuật ERCP được thực hiện bởi các bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa hoặc phẫu thuật viên có chuyên môn sâu về lĩnh vực này. Ống soi sử dụng trong thủ thuật là một ống dài, mềm với đèn và camera gắn ở đầu. Do quá trình này thường được thực hiện dưới an thần hoặc gây mê toàn thân, bệnh nhân sẽ được bác sĩ gây mê tư vấn trước khi tiến hành thủ thuật.
Phẫu thuật ERCP thường được thực hiện bởi bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa hoặc phẫu thuật viên có chuyên môn về kỹ thuật này. Công cụ sử dụng là một ống soi dài, mềm, có gắn đèn và camera ở đầu. Vì thủ thuật này thường được thực hiện sau khi sử dụng an thần hoặc gây mê toàn thân, bệnh nhân sẽ được bác sĩ gây mê tư vấn trước khi tiến hành.
Ống soi sẽ được đưa qua miệng, đi dọc theo thực quản, qua dạ dày và đến nhú tá tràng, nơi ống mật đổ vào ruột non. Một ống thông nhựa nhỏ sẽ được luồn qua ống soi đến nhú tá tràng và vào ống dẫn mật. Sau đó, bác sĩ sẽ tiến hành tiêm chất cản quang vào ống dẫn mật và chụp X-quang để khảo sát. Thông qua hình ảnh này, các vấn đề như tắc nghẽn, sỏi mật, khối u hoặc những bất thường khác trong ống dẫn mật có thể được phát hiện.
Trong trường hợp có xuất hiện bất thường, bác sĩ sẽ thực hiện các kỹ thuật để can thiệp điều trị kịp thời. Chẳng hạn như nếu thấy có sỏi hình thành thì bác sĩ có thể mở rộng nhú tá tràng bằng cách cắt cơ vòng qua dao đốt điện để dễ dàng lấy sỏi ra ngoài. Trường hợp ống mật bị hẹp, bác sĩ có thể đặt một ống stent bằng kim loại hoặc nhựa tại vị trí hẹp để dẫn lưu dịch mật hiệu quả hơn.
Phương pháp nội soi tụy ngược dòng ERCP được áp dụng để chẩn đoán các bệnh lý liên quan đến đường mật và tụy, bao gồm:
Phẫu thuật nội soi mật tụy ngược dòng được sử dụng để điều trị các tình trạng sau:
Trước khi thực hiện phẫu thuật ERCP, bệnh nhân sẽ được yêu cầu nhịn ăn uống để đảm bảo dạ dày sạch sẽ, giúp quan sát rõ ràng hơn và giảm thiểu nguy cơ nôn ói hoặc hít phải dịch.
Bệnh nhân cần thông báo cho bác sĩ điều trị và bác sĩ gây mê về tất cả các loại thuốc đang sử dụng, vì một số thuốc cần được điều chỉnh hoặc tạm ngừng trước khi tiến hành thủ thuật. Điều này đặc biệt quan trọng đối với những người đang dùng thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDs), insulin, aspirin, thuốc chống đông máu (warfarin hoặc heparin), clopidogrel hoặc các loại thuốc điều trị tiểu đường khác. Trong đó, NSAIDs là các loại thuốc thường được sử dụng để điều trị viêm khớp, đau hoặc viêm như ibuprofen, naproxen và diclofenac. Trước khi thực hiện thủ thuật vài ngày, bệnh nhân cũng cần ngừng sử dụng các thuốc làm loãng máu, aspirin hoặc clopidogrel. Đồng thời, cần phải thông báo về tình trạng dị ứng thuốc, bao gồm cả dị ứng với iốt hoặc chất cản quang.
Ngoài ra, nếu bệnh nhân mắc chứng ngưng thở tắc nghẽn khi ngủ hoặc các bệnh phổi khác, cần thông báo cho bác sĩ. Nếu sử dụng máy thở áp lực dương liên tục (CPAP) vào ban đêm, bệnh nhân nên hỏi bác sĩ liệu có cần mang theo máy vào ngày thủ thuật hay không.
Đối với những bệnh nhân có bệnh lý tim mạch, cũng cần trao đổi với bác sĩ để xem xét có cần thực hiện thêm khảo sát nào trước khi tiến hành thủ thuật không. Cuối cùng, bệnh nhân nên có người thân hoặc bạn bè đi cùng để hỗ trợ và đưa về nhà sau khi sử dụng thuốc an thần vào ngày thực hiện thủ thuật.
Biến chứng phổ biến nhất của thủ thuật ERCP là viêm tụy, xảy ra ở khoảng 5 - 10% trường hợp. Ngoài ra, người bệnh còn có nguy cơ bị chảy máu (<5%), nhiễm trùng đường mật (<5%) và thủng ruột (1 - 2%). Việc gây mê có thể gây suy giảm chức năng hô hấp và tim mạch. Trong một số ít trường hợp, phẫu thuật hoặc nhập viện có thể cần thiết để xử lý biến chứng.
Các biến chứng khác bao gồm phản ứng dị ứng, chấn thương thanh quản và tổn thương răng do răng đã bị khiếm khuyết từ trước. Sau phẫu thuật ERCP, bệnh nhân có thể gặp phải một số triệu chứng tạm thời như khó nuốt, khàn tiếng hoặc cảm giác đầy hơi khó chịu do không khí còn tồn đọng trong dạ dày và ruột.
Trong khoảng 72 giờ sau khi nội soi mật tụy ngược dòng ERCP, bệnh nhân cần đến bệnh viện ngay lập tức để được bác sĩ kiểm tra và xử lý kịp thời khi thấy xuất hiện các triệu chứng như sốt, đau bụng nhiều, đi ngoài ra phân đen như bã cà phê hoặc phân có lẫn máu,...
Hy vọng với những chia sẻ trên đây đã giúp bạn hiểu rõ hơn về quy trình và cách chăm sóc sau khi thực hiện phẫu thuật ERCP. Từ đó có sự chuẩn bị kỹ lưỡng hơn nhé!
Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền
Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.