Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Phẫu thuật TAPP là gì? Những ai được chỉ định thực hiện?

Ngày 31/07/2024
Kích thước chữ

Phẫu thuật TAPP là một phương pháp điều trị ngoại khoa khá phổ biến và thường được ưu tiên chỉ định cho những bệnh nhân thoát vị bẹn. Để hiểu rõ hơn về phẫu thuật TAPP thì hãy cùng đọc ngay bài viết sau nhé!

Phẫu thuật TAPP là phương pháp phẫu thuật được thực hiện phổ biến, ưu tiên chỉ định cho những người bị thoát vị bẹn. Đối với kỹ thuật này, bác sĩ sẽ tiếp cận khối thoát vị bẹn bằng đường mổ xuyên thành bụng và tiến hành gia cố cấu trúc bụng bằng tấm lưới nhân tạo.

Phẫu thuật TAPP là gì?

Phẫu thuật TAPP là ca phẫu thuật nội soi đặt tấm lưới nhân tạo giúp gia cố vùng bẹn cho người bệnh. Tấm lưới này sẽ được thiết kế bằng chất liệu đảm bảo an toàn cho cơ thể. Ưu điểm của kỹ thuật phẫu thuật này là phẫu trường nội soi rộng và tỉ lệ tái phát chỉ khoảng 1%.

Phẫu thuật TAPP là gì? Những ai được chỉ định thực hiện? 1
Phẫu thuật TAPP là ca phẫu thuật nội soi đặt tấm lưới nhân tạo giúp gia cố vùng bẹn cho người bệnh

Tấm lưới nhân tạo này sẽ được làm bằng chất liệu rất an toàn cho cơ thể và không gây ra kích ứng. Bề mặt của tấm lưới sẽ có những móc nhỏ, qua đó giúp cố định vào mô và giữ cho nội tạng không bị sa ra ngoài.

Phẫu thuật TAPP là kỹ thuật mổ nội soi với đường mổ đi qua xuyên màng bụng, chính vì vậy mà việc đặt lưới có thể thực hiện chỉ với đường mổ nhỏ, giúp thời gian phục hồi ngắn hơn. Nhờ vậy mà đảm bảo sức khỏe cho người bệnh trong và sau phẫu thuật. Bên cạnh đó, phương pháp phẫu thuật này có tỉ lệ tái phát chỉ khoảng 1% và với những trường hợp có kèm theo bệnh lý trong ổ bụng thì bác sĩ cũng có thể xử lý luôn trong lúc thực hiện phẫu thuật.

Thoát vị bẹn là một tình trạng khiếm khuyết cấu trúc của cơ thể mà không thể điều trị triệt để bằng những phương pháp nội khoa. Do đó, phẫu thuật nội soi đặt tấm lưới nhân tạo là một cách điều trị tối ưu cho tình trạng này với thời gian ngắn và hạn chế được tối đa các biến chứng tiềm ẩn của bệnh.

Đối tượng chỉ định và chống chỉ định thực hiện phẫu thuật TAPP

Đối tượng chỉ định thực hiện phẫu thuật này gồm có:

  • Người bị thoát vị bẹn nguyên phát;
  • Người thoát vị bẹn tái phát sau mổ mở ngả trước;
  • Bị thoát vị bẹn trượt;
  • Bị thoát vị bẹn nghẹt;
  • Những ai không thể thực hiện phẫu thuật đặt lưới theo đường mổ ngoài phúc mạc.
Phẫu thuật TAPP là gì? Những ai được chỉ định thực hiện? 2
Người bị thoát vị bẹn có thể được chỉ định thực hiện phẫu thuật TAPP

Tuy nhiên, đây chỉ là những trường hợp tham khảo thông thường, để biết rõ có được chỉ định thực hiện không thì khi thăm khám, người bệnh sẽ được bác sĩ đánh giá lâm sàng để kiểm tra sinh hiệu, thu thập thông tin bệnh sử, các loại thuốc đang sử dụng,... Từ đó mới có kết quả chỉ định chính xác nhất.

Những trường hợp chống chỉ định thực hiện phương pháp phẫu thuật TAPP đó là:

  • Những ai đã từng phẫu thuật bụng nhiều lần;
  • Người đang bị viêm phúc mạc hoặc đã từng phẫu thuật vùng tiền phúc mạc;
  • Người có bệnh lý rối loạn đông máu.

Đối với các trường hợp trên đây, bạn cần hỏi ý kiến từ bác sĩ chuyên khoa để được chỉ định phác đồ điều trị phù hợp.

Ưu điểm của phương pháp phẫu thuật TAPP

Phương pháp phẫu thuật TAPP là phương pháp mổ nội soi nên đảm bảo được sức khỏe cho người bệnh với các yếu tố như đường mổ ngắn, thời gian phẫu thuật rút ngắn so với các phương pháp khác, hạn chế đau đớn cho bệnh nhân. Bên cạnh đó còn giảm thiểu tình trạng nhiễm trùng vết thương.

Phẫu thuật TAPP là gì? Những ai được chỉ định thực hiện? 3
Phẫu thuật TAPP có thời gian thực hiện được rút ngắn và ít đau hơn so với các phương pháp mổ truyền thống

Ngoài ra, phẫu trường nội soi rộng và các mốc giải phẫu rõ ràng, từ đó giúp bác sĩ dễ dàng tiếp cận khối thoát vị. Đồng thời còn có thể xử lý những bệnh lý kèm theo trong ổ bụng người bệnh.

Sau khi gia cố khối thoát vị bằng lưới thành công, bác sĩ sẽ tiến hành đóng phúc mạc của người bệnh bằng chỉ chuyên dụng, do đó không gây ảnh hưởng đến chức năng hoạt động của phúc mạc. Tuy nhiên, bạn cũng nên lưu ý là vẫn có thể xảy ra một số rủi ro nhất định tùy theo từng bệnh nhân.

Một số biến chứng có thể xảy ra sau phẫu thuật TAPP

Tuy đây là phương pháp hiện đại, được thực hiện phổ biến hiện nay và cho tỉ lệ tái phát bệnh cũng như biến chứng rất thấp nhưng vẫn có khả năng xảy ra biến chứng. Chính vì vậy bạn nên nắm thêm các biến chứng có thể xảy đến này để đảm bảo sức khỏe của bản thân sau phẫu thuật tốt nhất, gồm có:

Bên cạnh đó, bệnh nhân cũng có thể sẽ bị bí tiểu sau khi thực hiện phẫu thuật TAPP (trường hợp này chiếm khoảng 3%) và tổn thương bàng quang (thường chiếm ít hơn 1%). Khi thấy những dấu hiệu bất thường xuất hiện tại các vết mổ thì bệnh nhân cần đến thăm khám để được bác sĩ chẩn đoán chính xác và có phương pháp can thiệp điều trị kịp thời.

Phẫu thuật TAPP là phương pháp phẫu thuật nội soi đặt lưới nhân tạo giúp gia cố vùng bẹn cho người bệnh hiện đại và có tỉ lệ an toàn cao, đồng thời còn có tỉ lệ tái phát thấp chỉ khoảng 1%. Do đó phương pháp này đang được sử dụng khá phổ biến hiện nay. Hy vọng qua bài viết trên sẽ giúp bạn có thêm những thông tin hữu ích về phương pháp phẫu thuật này.

Xem thêm: Phẫu thuật TOT là gì? Ưu điểm và lưu ý sau phẫu thuật TOT

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin