Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Phình vị dạ dày là một bộ phận của dạ dày, giống như bao bộ phận khác, bộ phận này cũng rất nhạy cảm và có thể gặp phải nhiều tổn thương khác nhau. Vậy, bạn đã biết cụ thể phình vị dạ dày nằm ở đâu và những bệnh lý nào có thể gặp phải ở bộ phận này hay chưa?
Phình vị dạ dày là gì? Các bệnh lý thường gặp ở phình vị dạ dày là những bệnh lý nào? Chắc hẳn, có không ít người cũng tò mò về những vấn đề này. Để tìm hiểu thêm về phình vị dạ dày cũng như một số thông tin bổ ích khác có liên quan, mời bạn đọc hãy theo dõi bài viết dưới đây.
Dạ dày là cơ quan nắm giữ nhiều vai trò quan trọng của hệ tiêu hóa cũng như cả cơ thể, nằm ở vị trí phần đầu ruột non và nằm giữa 2 bộ phận khác là thực quản, tá tràng. Nhìn chung, dạ dày có hình dáng giống như một chiếc móc câu và được chia thành 5 phần khác nhau bao gồm tâm vị, thượng vị (đáy vị), thân vị, môn vị, bờ cong nhỏ và bờ cong lớn.
Phình vị dạ dày hay còn được gọi với cái tên gọi khác là đáy vị dạ dày, là phần cao nhất của dạ dày, nằm ngay bên cạnh tâm vị và phía dưới cơ hoành.
Phình vị dạ dày không có chức năng chứa thức ăn mà chỉ có thể chứa không khí được tạo ra trong quá trình tiêu hóa thức ăn.
Nếu không chăm sóc sức khỏe cẩn thận, phình vị dạ dày có thể gặp phải nhiều các bệnh lý phức tạp khác nhau, cụ thể:
Bệnh polyp phình vị dạ dày được hình thành từ các tế bào tuyến trên các lớp lót bên trong dạ dày. Phần lớn, các polyp tuyến phình vị không có khả năng phát triển thành ung thư dạ dày, ngoại trừ số ít trường hợp hiếm xảy ra ở những người bị FAP- đa polyp gia đình, đây là một trong những bệnh di truyền hiếm gặp.
Polyp phình vị dạ dày sẽ gây ra một số dấu hiệu như đau bụng, bụng đau khi ấn vào, buồn nôn, nôn mửa, rối loạn tiêu hóa, xuất huyết tiêu hóa,...
Phình vị dạ dày bị tổn thương lâu ngày sẽ gây ra viêm phình vị dạ dày. Khi bị viêm phình vị dạ dày, cơ thể người bệnh sẽ xuất hiện một số triệu chứng như bụng đau âm ỉ, có cảm giác cồn cào ở vùng thượng vị, đầy bụng, khó tiêu, ợ hơi, ợ chua,...
Tuy nhiên, người bệnh không cần quá lo lắng do việc điều trị viêm phình vị khá đơn giản, nếu tuân thủ tuyệt đối theo chỉ định của bác sĩ, người bệnh có thể khỏi bệnh hoàn toàn. Ngược lại, nếu bệnh tái đi tái lại nhiều lần thì có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm đối với sức khỏe như loét dạ dày, xuất huyết dạ dày hoặc thậm chí là thủng, ung thư dạ dày.
Viêm phình vị dạ dày tái đi tái lại nhiều lần, kéo dài không khỏi sẽ gây ra biến chứng loét phình vị dạ dày. Khi mắc bệnh, niêm mạc ở phình vị dạ dày bị loét sẽ khiến cho lượng axit dạ dày bị mất cân bằng, tăng cao hơn nhiều so với lượng chất nhầy có trong dạ dày. Từ đó, làm xuất hiện một số biểu hiện bất thường ở hệ tiêu hóa như ợ hơi, ợ nóng, buồn nôn, chướng bụng đầy hơi, đau vùng thượng vị, khó tiêu, đi ngoài phân lỏng, mất ngủ,...
U phình vị dạ dày là các khối u xuất phát từ lớp cơ-niêm hay còn gọi là lớp dưới niêm, lớp cơ của phình vị dạ dày. Phần lớn, các trường hợp u phình vị dạ dày đều là lành tính, tuy nhiên, người bệnh không nên chủ quan mà cần tuyệt đối cẩn trọng, thăm khám sớm để được điều trị đúng cách.
Niêm mạc phình vị dạ dày bị tổn thương, viêm loét dạ dày lâu ngày sẽ khiến cho mạch máu bị giãn nở, dẫn đến tình trạng ứ máu hay còn gọi là xung huyết phình vị dạ dày.
Dù tình trạng bệnh nặng hay nhẹ thì những dấu hiệu cũng như biến chứng bệnh lý ở vị trí phình vị dạ dày đều gây ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh. Do đó, một khi nhận thấy cơ thể xuất hiện những biểu hiện bất thường, người bệnh cần thăm khám càng sớm càng tốt, tránh để những biểu hiện kéo dài, gây nguy hiểm đến sức khỏe.
Bạn hoàn toàn có thể chủ động phòng ngừa và bảo vệ phình vị dạ dày khỏi các bệnh lý nguy hiểm bằng cách thay đổi thói quen ăn uống, sinh hoạt sao cho thật khoa học và lành mạnh như:
Như vậy, trên đây là một số thông tin về phình vị dạ dày và các bệnh lý có liên quan. Bạn có thể thấy, phình vị dạ dày rất dễ gặp phải các tổn thương nếu như không được chăm sóc và bảo vệ đúng cách. Chính vì thế, bạn hãy hình thành cho mình những thói quen sinh hoạt, ăn uống thật khoa học, lành mạnh. Thăm khám sức khỏe thường xuyên để có thể tầm soát các bệnh lý nguy hiểm về đường tiêu hóa khác không chỉ riêng phình vị dạ dày.
Xem thêm:
Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền
Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.