Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Bệnh dại là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây tử vong nhanh chóng. Mỗi người chúng ta nên có ý thức và hành động cụ thể để góp phần phòng chống bệnh dại. Cùng tham khảo những kinh nghiệm phòng bệnh dại dưới đây bạn nhé!
Theo thống kê, chỉ trong 8 tháng đầu năm 2022, cả nước đã có 40 trường hợp bệnh nhân tử vong vì bệnh dại. Con số này cho thấy sự cần thiết trong công tác phòng chống bệnh dại và sự nhập cuộc của tất cả mọi người trong xã hội. Nếu bạn quan tâm đến cách phòng chống bệnh dại an toàn, hiệu quả, đừng bỏ qua bài viết này nhé!
Bệnh dại là căn bệnh viêm não tủy cấp tính vô cùng nguy hiểm được gây ra bởi virus dại có tên Rabies virus. Các nhà nghiên cứu tìm thấy 2 chủng virus dại gồm: Virus dại đường phố tồn tại trong cơ thể động vật bị bệnh dại và virus dại cố định tồn tại trên thỏ.
Một trong những đặc điểm của virus dại rất quan trọng đối với công tác phòng chống bệnh dại chính là khả năng tồn tại từ 1 - 2 tuần trong điều kiện môi trường sống bình thường. Và chúng sẽ bị bất hoạt bởi tia cực tím, xà phòng, cồn iod, cloramin 5% hay formol 0,05%.
Căn bệnh này không chỉ nguy hiểm với động vật mà còn có thể lây truyền từ dễ dàng từ động vật sang người. Ở nước ta, bệnh dại ở động vật lưu hành ở nhiều tỉnh thành khác nhau và trở thành bệnh từ chó mèo lây sang người đáng sợ nhất. Bệnh dại lây truyền từ động vật sang người qua vết cắn, cào, liếm lên vùng da tổn thương. Theo thống kê của WHO, mỗi năm trên thế giới có đến 70.000 người tử vong vì căn bệnh này. Có đến hơn 10 triệu người phải tiêm vắc xin phòng dại để điều trị dự phòng.
Tại nước ta, mỗi năm có khoảng gần 100 người chết vì bệnh dại. Có đến hơn 400.000 người phải tiêm vắc xin phòng dại sau khi bị chó, mèo cắn. Tính riêng trong 8 tháng đầu năm 2022, đã có đến 40 ca tử vong do bệnh dại gây nên. Bệnh dại ở vật nuôi hay bệnh dại ở người đều có tỷ lệ tử vong cao. Đây là căn bệnh chưa có thuốc đặc trị và cực kỳ nguy hiểm. Nếu bệnh khởi phát, nguy cơ tử vong gần như là 100%. Vì vậy, áp dụng biện pháp phòng chống bệnh dại là việc làm mang tính bức thiết.
Để hạn chế thương vong do bệnh dại gây ra, chúng ta cần áp dụng triệt để mọi biện pháp phòng chống bệnh dại đối với cả con người và vật nuôi.
Việc tiêm phòng dại được chứng minh là hoàn toàn an toàn. Những đối tượng có nguy cơ tiếp xúc nhiều với virus gây bệnh dại dưới đây nên tiêm vắc xin phòng dại dự phòng trước phơi nhiễm:
Phòng chống bệnh dại không chỉ là tiêm chủng dự phòng trước phơi nhiễm mà còn là tiêm dự phòng sau phơi nhiễm. Bất cứ ai sau khi bị động vật tiềm ẩn nguy cơ mang bệnh dại hoặc đã xác định mắc bệnh dại cào, cắn cần được tiêm vắc xin phòng dại sớm nhất có thể. Phác đồ điều trị như thế nào sẽ được các bác sĩ tư vấn sau khi thăm khám trực tiếp.
Có trường hợp, người bị chó mèo cắn chỉ cần tiêm vắc xin phòng dại. Nhưng cũng có những trường hợp cần tiêm vắc xin phòng dại kết hợp huyết thanh kháng dại. Cần nhắc lại, việc tiêm phòng không gây nguy hiểm vì vắc xin phòng dại được bào chế từ virus bất hoạt không có khả năng gây bệnh dại.
Hầu hết trường hợp sau tiêm phòng chỉ gặp tác dụng phụ nhẹ và tự khỏi mà không cần điều trị. Phụ nữ mang thai và cho con bú cũng có thể tiêm vắc xin phòng dại mà không có bất kỳ ảnh hưởng nào đến thai nhi và đứa trẻ sau khi ra đời.
Biết cách sơ cứu khi bị chó cắn vô cùng quan trọng để hạn chế sự xâm nhập của virus gây bệnh dại vào trong cơ thể. Các chuyên gia y tế hướng dẫn cách sơ cứu đúng cách như sau:
Ngoài ra, chúng ta cần luôn chú ý:
Bộ Y tế khuyến cáo người dân nên chủ động phòng bệnh dại cho vật nuôi bằng cách tiêm phòng. Chó, mèo nhà chính là nguồn lây bệnh chủ yếu mà chúng ta ít khi ngờ tới. Vì vậy, các gia đình cần tiêm phòng vắc xin bệnh dại đầy đủ cho vật nuôi và tiêm nhắc lại hằng năm theo đúng khuyến cáo.
Gia đình có nuôi chó, mèo cần quản lý vật nuôi cẩn thận:
Với căn bệnh lây từ chó sang người vô cùng nguy hiểm này, chúng ta cần biết cách phòng tránh càng sớm càng tốt. Với những kinh nghiệm phòng chống bệnh dại trên đây, hy vọng bạn có thể bảo vệ đàn vật nuôi cũng như sức khỏe gia đình khỏi virus dại nguy hiểm.
Thanh Hương
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thanh Hải
Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...